BUG LÀ GÌ? TẠI SAO LẠI CÓ BUG KHI VIẾT CODE?

Thuật ngữ “bug” có lẽ đã không còn xa lạ đối với các Lập trình viên hay những nhân sự làm việc liên quan đến Lập trình. Nhưng đối với các mem mới làm quen với lĩnh vực này thì đây vẫn là dấu chấm hỏi lớn. Qua bài viết này, Fast Track sẽ cùng các bạn đi tìm lời giải, liệu bug là gì? Tại sao lại có bug? Có bao nhiêu loại bug phổ biến hiện nay nhé!

BUG LÀ GÌ?

Hiểu một cách đơn giản, bug chính là những lỗi phần mềm trong chương trình cũng như hệ thống máy tính khiến kết quả không còn chính xác hoặc hoạt động không như mong muốn. Trong quá trình viết code, việc mắc sai lầm là điều không thể tránh khỏi, những sai lầm này sẽ được thể hiện dưới dạng bug trong code. 

bug chính là những lỗi phần mềm trong chương trình cũng như hệ thống máy tính khiến kết quả không còn chính xác hoặc hoạt động không như mong muốn

Trước khi đưa sản phẩm tới tay người dùng, các Lập trình viên cần tiến hành debug để tìm kiếm và phát hiện lỗi bên trong phần mềm. Bug chỉ là lỗi phần mềm được phát hiện. Còn để sửa lỗi này thì người ta lại dùng thuật ngữ khác để chỉ. Debug là thuật ngữ chỉ quá trình tìm kiếm, phát hiện lỗi phần mềm, hệ thống. Quá trình này diễn ra ngay sau khi những dòng code đầu tiên hoàn thành. Điều này tiếp tục được thực hiện cho đến khi kết hợp với những unit khác. Các đoạn code sau khi kết nối với nhau mới trở thành phần mềm hoàn chỉnh. 

CÁC LOẠI BUG PHỔ BIẾN HIỆN NAY

Có một sự thật là mỗi một lỗi xuất hiện trong phần mềm và hệ thống đều được gọi là bug. Tuy nhiên, bug không chỉ có một loại duy nhất. Tiếp cận với kiến thức của công nghệ thông tin, chúng ta sẽ biết nhiều hơn về bug. Vậy các loại bug phổ biến hiện nay là gì?

Bug Tí hon

Ngay từ cái tên của Bug chúng ta đã có thể xác định được định nghĩa của loại bug này. Bug tí hon chính là những lỗi phần mềm hệ thống đến từ những lỗi rất nhỏ trong đoạn code. Điều này thực sự nhỏ đến nỗi khiến cho các lập trình viên phải debug rất kỹ mới có thể tìm ra. 

Bug tí hon chính là những lỗi phần mềm hệ thống đến từ những lỗi rất nhỏ trong đoạn code.

Để loại bỏ bug tí hon này, các Lập trình viên có thể mất đến 1 ngày để tìm ra đoạn code có vấn đề. Có thể vấn chỉ cần một dấu phẩy, dấu chấm trong đoạn còe cũng có thể gây ra lỗi. Đó chính là lý do mà các lập trình viên cần phải vừa viết code vừa sửa lỗi. Với một số loại ngôn ngữ kiểu lập trình như Python thì bug tí hon có thể xảy ra do lập trình thụt sai lề. Đôi khi việc tìm kiếm lỗi bug là gì cũng đủ khiến các nhà lập trình bỏ nhiều công sức. 

Đây cũng chính là lý do vì sao chỉ có dân IT, Lập trình viên chuyên nghiệp mới có thể tìm ra và fix bug. Bugcode rất khó để tìm ra và hiểu được cách fix bug. Những người không thuộc chuyên ngành này có thể sẽ không hiểu gì khi nhắc đến bug hay bugfixes. Bug là gì? vốn chỉ đề cập đến định nghĩa chung, tuy nhiên cách loại bug mới là điều khiến cho dân lập trình đau đầu. 

Xem thêm: Bí quyết để trở thành Lập trình viên chuyên nghiệp

Bug Khủng

Khác với bug tí hon, bug khủng cũng được coi là một loại lỗi phần mềm, hệ thống. Bug khủng là lỗi code liên quan đến cú pháp hoặc chính tả. Chỉ cần lập trình viên vấp phải lỗi thuật toán hoặc lỗi tài nguyên đều có thể gây ra bug khủng. Tùy theo các vấn đề khác nhau mà nhà lập trình cần phải giải quyết khác nhau. 

Bug khủng là lỗi code liên quan đến cú pháp hoặc chính tả.

Điều này sẽ yêu cầu lập trình viên tìm ra bug là gì sau đó sửa lỗi. Mỗi ngôn ngữ lập trình đều có cú pháp riêng để viết code. Không có ngôn ngữ nào giống với ngôn ngữ nào cả. Chính vì thế, lập trình viên với mỗi loại code đều phải viết đúng cú pháp. 

Có một cách khắc phục nhanh chóng, tìm ra bug khủng cho các lập trình viên đó chính là trình biên dịch. Nếu lập trình viên có có một trình biên dịch tốt thì có thể phát hiện ra lỗi nhanh chóng. Từ đó cho phép người dùng sửa chữa lại được chúng. Theo sát code của phần mềm từ đầu đến cuối, cẩn thận tỉ mỉ, biên tập viên sẽ ít gặp phải lỗi này. 

Xem thêm: Phương pháp học Lập trình dành cho người mới bắt đầu

Bug không tồn tại

Tại sao bug không tồn tại nhưng vẫn báo lỗi? Bởi lẽ, điều này xảy ra có thể do trình biên dịch đã bị lỗi hoặc do lập trình viên dùng sai cách. Bug không tồn tại được thể hiện bằng các compile error sẽ nhảy lung tung, liên tục. Mặc dù Lập trình viên đã review code nhưng điều này vẫn liên tục xảy ra. 

Vậy cách xử lý bug này là gì? Trong trường hợp này lập trình viên cần phải cập nhật trình biên dịch thường xuyên. Các trình biên dịch cũ không thể hỗ trợ được các tính năng mới mang tính hiện hành. Vì vậy, khi dùng trình biên dịch cũ, bug không tồn tại sẽ xuất hiện. Dù thực thế đoạn code không hề có lỗi gì cả, lỗi này đến từ trình biên dịch. 

Bug bất ngờ

Đây là một loại bug khá khó chịu trong các đoạn lập trình. Giống như tên gọi, lỗi này không hề xuất hiện từ đầu. Có thể đoạn code của bạn đã đưa vào sử dụng rất tốt. Tuy nhiên một ngày nào đó, khi bạn biên dịch lại, tự nhiên có lỗi xuất hiện. Điều này thật sự không nằm trong dự đoán của lập trình viên. Những lỗi này xảy ra không phải do ai đó đã nghịch đoạn code. 

Hoặc chỉ đơn giản, trong thời điểm đó, đoạn code đã không còn hoàn hảo. Có những lỗi code các bạn có thể xử lý nhanh chóng trong vòng 5 giây. Tuy nhiên, có những bug bất ngờ bạn có dùng nhiều thời gian cũng không thể xử lý được. Số lượng code càng nhiều thì bạn càng dễ phải debug. Một lời khuyên dành cho các lập trình viên đó chính là không nên chạy lại, biên dịch lại code. Nếu như code đó đã hoạt động bình thường, hiệu quả. Định nghĩa về bug là gì thật sự chỉ là một phần nhỏ trong bug. 

Xem thêm: Tương lai nào dành cho Lập trình viên sau khi ra trường?

Bug ẩn thân

Bug ẩn thân là một trong số những lỗi mà Lập trình viên hay gặp phải. Loại bug này không hề xuất hiện trong quá trình viết code và biên dịch. Chỉ khi các lập trình viên hoàn thành phần mềm, hoặc hệ thống thì lỗi này mới xuất hiện. Đây là loại bug mà các lập trình viên sợ gặp phải nhất. Vì khi sửa lỗi, lập trình viên gần như phải rà lại từ đầu để debug.

Trong mọi trường hợp, bug ẩn danh thường nằm ở các lỗ hổng khiến cho các phần mềm tương tự dễ bị hack. Điều này đem đến sự cố hoạt động và hoạt động không mong muốn của hệ thống, phần mềm. 

Đây là loại bug mà các lập trình viên sợ gặp phải nhất. Vì khi sửa lỗi, lập trình viên gần như phải rà lại từ đầu để debug.

Bug là một trong những thuật ngữ quen thuộc nhất đối với các Lập trình viên. Chỉ khi hiểu rõ vấn đề, gốc rễ của bug thì các Coder mới có thể fix bug hoàn hảo được. Điều này đòi hỏi Lập trình viên đó phải có kiến thức nền vững vàng, kỹ năng xử lý bug linh hoạt mà không gây ảnh hưởng đến cả hệ thống hay đoạn code. Để làm được những điều này thì các Coder cần phải tập trung vào giai đoạn còn đi học, được trải nghiệm những dự án thực tiễn và làm quen với các dạng bug đơn giản. 

Nếu bạn vẫn đang phân vân không biết nên bắt đầu học ở đâu hay cần sự dẫn dắt, truyền dạy từ các mentor giàu kinh nghiệm thì hãy để Fast Track đồng hành cùng bạn nhé!

Xem thêm: Các khóa học Lập trình HOT nhất tại Fast Track