C là gì trong hóa học?

C là gì trong hóa học?

Câu hỏi: C là gì trong hóa học?

Trả lời:

Trong hóa học, C là kí hiệu của nồng độ phần trăm của dung dịch

Ngoài ra, C còn là ký hiệu của nguyên tố Cacbon, có số nguyên tử bằng 6, nguyên tử khối bằng 12. Cacbon là một nguyên tố phi kim có hóa trị 4 phổ biến, có nhiều dạng thù hình khác nhau, phổ biến nhất là 4 dạng thù hình gồm cacbon vô định hình, graphit, kim cương và Q-carbon.

C là gì trong hóa học?

Cùng Top lời giải tìm hiểu thêm một số kiến thức về nồng độ phần trăm và các dạng bài tập liên quan nhé!

Nồng độ là gì?

Nồng độ là khái niệm cho ta biết về lượng hóa chất có trong một hỗn hợp, thường là dung dịch. Dung dịch bao gồm chất tan và dung môi. Nếu chất tan càng nhiều trong một lượng dung môi cố định, thì nồng độ càng cao. Nồng độ sẽ đạt giá trị cao nhất ở những điều kiện môi trường nhất định khi dung dịch bão hòa, có nghĩa là khi đó chất tan không thể hòa tan thêm vào dung dịch được nữa.

Nồng độc phần trăm là gì?

Nồng độ phần trăm của 1 dung dịch là 1 đại lượng cho biết trong 100 gam dung dịch sẽ có bao nhiêu gam chất tan

Nó được kí hiệu là C%

Công thức tính nồng độ phần trăm:

C là gì trong hóa học? (ảnh 2)

Trong đó:

+ C%: Nồng độ phần trăm

+ mct: Khối lượng chất tan

+ mdd: Khối lượng dung dịch

Mặt khác: mdd = mct + mdm (mdm là khối lượng của dung môi)

Mối quan hệ giữa nồng độ phần trăm với các nồng độ dung dịch khác.

a. Giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol

Ta có công thức:

CM = (10 x d x C%) / M

Trong đó:

+ CM: nồng độ mol của dung dịch

+ d: khối lượng riêng của dung dịch

+ C%: nồng độ phần trăm của dung dịch

+ M: khối lượng phân tử chất tan

b. Nồng độ phần trăm và nồng độ đương lượng

CN = (10 x d x C%) / D

Trong đó:

+ CN: nồng độ đương lượng

+ D: đương lượng gam

+ d: khối lượng riêng của dung dịch

+ C%: nồng độ phần trăm của dung dịch

Các bước cơ bản để giải bài toán tính nồng độ phần trăm

Để giải một bài toán về nồng độ phần trăm, ta cần thực hiện theo các bước như sau:

+ Bước 1: Xác định rõ số chất có trong dung dịch, nhất là các số dư của chất tham gia phản ứng. Việc xác định sai số dư có thể làm cho kết quả sai lệch rất nhiều.

+ Bước 2: Tính khối lượng dung dịch sau khi tham gia phản ứng theo phương pháp bảo toàn khối lượng (tổng khối lượng chất tham gia = tổng khối lượng chất sản phẩm)

+ Bước 3: Tính khối lượng chất tan bằng công thức: m = M x n

+ Bước 4: Áp dụng công thức tính nồng độ phần trăm để giải bàI

* Lưu ý:

+ Cần đọc kỹ đề bài để xác lập vừa đủ những thành phần đã cho và những thành phần cần phải thực thi thống kê giám sát

+ Nhớ rõ những công thức để vận dụng đúng

+ Tính toán kỹ lưỡng để có hiệu quả đúng nhất, tránh phải làm lại nhiều lần .

Bài tập

Bài 1 : Hòa tan hết 20 gam NaCl vào trong 40 gam nước. Hãy tính nồng độ phần trăm của dung dịch này.

Lời giải:

Ta có khối lượng dung dịch là: mdd = mct + mdm =  20 + 40 = 60 gam

Vậy nồng độ phần trăm dung dịch là: C%= x 100% =  x 100%= 33,3 %.

Kết luận: Vậy nồng độ dung dịch của NaCl là 33,3%.

Bài 2: Hoà tan 20 gam muối vào nước được dd có nồng độ 10%

a) Tính khối lượng dd nước muối thu được

b) Tính khối lượng nước cần dựng cho sự pha chế

Lời giải: 

a) Từ công thức tính C% ta có:

Mdd = (mmuối x 100%)/C% = (20×100%)/10% = 200 (g)

Vậy khối lượng dung dịch nước muối thu được là 200g

b) Ta có công thức: mnước = mdd – mmuối = 200 – 20 = 180 (g)

Vậy cần 180g nước để pha chế

Bài 3: Tiến hành hòa tan 3,9 gam Kali vào 36,2 gam nước chúng ta thu được dung dịch B có nồng độ bao nhiêu?

Lời giải: 

Ta có phương trình phản ứng hóa học sau

2K + 2H2O →  2KOH + H2 

Số mol của K = 3,9/ 39 = 0,1 => mol KOH = 0,1 => mol H2O = 0,05

Theo cân bằng phương trình ta tính được:

mdd = mk + mH2O – mH2 = 3,9 + 36,2 – (0,05.2) = 40 gam

=> Áp dụng công thức C% = (mct/mdd).100% ta có C% = [(0,1.56)/40].100% = 14%

Kết luận: Khi tiến hành hòa tan 3,9 gam Kali vào 36,2 gam nước ra sẽ thu được dung dịch có nồng độ 14%.