Các bộ phận bên ngoài của laptop

Bạn đã bao giờ tự hỏi rằng laptop được cấu tạo bởi những linh kiện chính nào hay không? Và chức năng cũng như vai trò của những linh kiện này là gì?

Nội dung chính

Show

  • Cấu tạo bên ngoài Laptop
  • Vỏ Laptop
  • Cổng kết nối
  • Cấu tạo bên trong Laptop
  • Nhóm điều khiển hoạt động
  • Video liên quan

sẽ giải đáp tất cả các câu hỏi trên qua bài viết dưới đây.

Các bộ phận bên ngoài của laptop

Tìm hiểu chung về cấu tạo cơ bản laptop

Cấu tạo bên ngoài Laptop

Mặc dù Laptop được thiết kế theo nhiều kiểu dáng khác nhau nhưng chúng ta có thể tóm gọn lại cấu tạo bên ngoài Laptop thành các bộ phận chính sau:

Vỏ Laptop

Thông thường là vỏ kim loại hoặc vỏ nhựa.

Bàn phím

Bàn phím laptop là nơi người dùng sử dụng để nhập dữ liệu, thông tin để giao tiếp với máy tính. Nếu xét về hình dáng bên ngoài thì bàn phím máy tính là sự sắp xếp theo một thứ tự nhất định của các phím, mỗi phím và số lần nhấp phím sẽ tương ứng với một thông tin nhất định.

Các bộ phận bên ngoài của laptop

Bàn phím laptop

Pin

Thường được phân loại theo số lượng cell pin: 3 cell, 4 cell, 5 cell Trong đó chúng được cấu tạo từ:

  • Bo mạch: Là nơi chứa thông tin giúp máy tính nhận dạng chính xác loại pin phù hợp.
  • Cell pin: Là các viên pin lưu trữ điện cho pin laptop.
  • Vỏ pin: Là bộ phận bên ngoài nhằm gắn kết và bảo vệ chặt chẽ để tạo thành khối hoàn chỉnh cho pin laptop.

Màn hình

Đây là vị trí hiển thị các thông tin, hình ảnh là cầu kết nối giữa máy tính và con người. Trên thị trường hiện nay có các loại màn hình từ 10 inch đến 17.3 inch. Khác với cấu tạo của PC, màn hình laptop với máy tính xách tay là một thể thống nhất, không thể tách rời.

Mỗi máy tính lại có độ phận giải của màn hình khác nhau. Người ta tính độ phân giải của màn hình laptop qua công thức: số lượng điểm ảnh chiều ngang nhân với số điểm ảnh chiều dọc.

Ngoài ra, nhằm mở rộng khu vực hiển thị hay tăng không gian hiển thị cho laptop, người ta đã phát triển tính năng sử dụng cùng lúc hai hoặc nhiều màn hình cùng một lúc.

Touchpad

Touchpad là thiết bị được gắn cố định với laptop, có chức năng điều khiển và giao tiếp với người dùng. Phụ thuộc vào từng nhà sản xuất mà có cấu tạo Touchpad khác nhau.

Sạc

Sạc laptop và thiết bị cung cấp chuyển đổi và cung cấp nguồn điện cho laptop. Đây là bộ phận vô cùng quan trọng đối với laptop  không có bộ phận này thì laptop không thể hoạt động lâu dài được kể cả khi có pin laptop.

Các bộ phận bên ngoài của laptop

Sạc Laptop

Cổng kết nối

Đây là khu vực kết nối giữa laptop với các thiết bị ngoại vi như USB, chuột, tai nghe

Chuột

Là thiết bị ngoại vi nhằm bổ trợ cho Touchpad.

Cấu tạo bên trong Laptop

Khác với cấu tạo bên ngoài laptop, cấu tạo bên trong laptop phức tạp hơn và khó tìm hiểu hơn bởi bạn không thể cảm nhận trực tiếp và trải nghiệm chúng nếu không tháo laptop ra. Do đó,   sẽ chia các bộ phận bên trong laptop thành 3 nhóm chức năng chính.

Nhóm điều khiển hoạt động

MainBoard

MainBoard hay còn gọi là bo mạch chủ, motherboard, main máy tính Nó là một bản mạch chính, được lắp đặt ở trung tâm laptop. Nó có nhiệm vụ phân phối, kết nối và truyền tải cho tất cả các bộ phận phần cứng khác như chipset, cpu, socket

Các bộ phận bên ngoài của laptop

Mainboard

CPU

CPU là chữ viết tắt của Central Processing Unit hay còn gọi là bộ xử lý trung tâm. CPU đóng vai trò như não bộ của một chiếc Laptop, tại đó mọi thông tin, thao tác, dữ liệu sẽ được tính toán kỹ lưỡng và đưa ra lệnh điều khiển mọi hoạt động của Laptop.

RAM

RAM là một loại bộ nhớ có khả biến truy xuất đọc-ghi ngẫu nhiên đến bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ dựa theo địa chỉ ô nhớ. Nhưng những thông tin được lưu trên RAM chỉ là tạm thời cho nên chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.

Ổ đĩa cứng

Ổ đĩa cứng (HDD) có chức năng lưu trữ dữ liệu trên bề mặt các tấm đĩa hình tròn phủ vật liệu từ tính. Giữa ổ đĩa có một động cơ quay để đọc/ghi dữ liệu, kết hợp với những thiết bị này là những bo mạch điện tử nhằm điều khiển đầu đọc/ghi đúng vào vị trí của cái đĩa khi đang quay để giải mã thông tin.

Các bộ phận bên ngoài của laptop

HDD

Trái ngược với RAM, tất cả các dữ liệu được lưu trữ trên HDD sẽ không bị mất đi khi ngừng nguồn điện cung cấp cho chúng. Nhưng mặt trái là dữ liệu bị mất do yếu tố hư hỏng phần cứng của ổ đĩa cứng thường rất khó lấy lại được.

Card đồ họa

Là linh kiện chịu tránh nhiệu về hiển thị hình ảnh với người dùng. Hiện nay, hầu hết card đồ họa được thiết lập cố định trên CPU. Tuy nhiên, loại card đồ họa này chỉ có thể đáp ứng đủ nhu cầu của người dùng thông thường còn đối với những người đòi hỏi khả năng xử lý đồ họa cao thì bạn cần lắp thêm card đồ họa rời.

Trên đây là chia sẻ của   về cấu tạo cơ bản laptop. Chúc bạn thành công!

Nếu có bất cứ thắc mắc nào về các kiến thức liên quan đến máy tính thì bạn có thể để lại bình luận bên dưới bài viết này. Và đừng quên đón đọc các bài viết hữu ích khác của   nhé.

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ:

CÔNG TY CỔ PHẦN  
MST:  
Tổng đài hỗ trợ:    Hotline:  
Facebook: www.fb.com/

Đăng ký kênh Youtube để theo dõi các bài học của Huấn luyện viên tốt nhất: http://bit.ly/Youtube_

Tham gia cộng đồng   tại: https://www.facebook.com/groups/www. .vn/

Trụ sở Hà Nội: Số 8 ngõ 117 Thái Hà, Đống Đa, Hà Nội

Hồ Chí Minh: Số 283/45 Cách Mạng Tháng Tám, Phường 12, Quận 10,TP.HCM
Hải Phòng: Số 94 Quán Nam, Lê Chân, Hải Phòng

Thái Nguyên: Số 297 Lương Ngọc Quyến, TP. Thái Nguyên
  Truyền nghề thực tế cùng bạn đến thành công!

Bình luận

Video liên quan