Các lệnh điều khiển dòng thực hiện và xử lý ngoại lệ trong ngôn ngữ lập trình Java – VOER

Qui tắc : Câu lệnh else luôn sánh với câu lệnh if gần nhất nếu câu lệnh đó chưa có lệnh else tương ứng.

Các câu lệnh if- else có thể lồng nhau, nhưng khi đó chúng phải lồng nhau thực sự và không được cắt nhau. Chúng phải tuân theo qui tắc sau:

Câu lệnh if đơn giản (lệnh if) có dạng cú pháp qui định:

Java cung cấp các lệnh rẽ nhánh (tuyển chọn) để có thể chọn các phương án khác nhau trong quá trình thực hiện của chương trình. Có ba loại lệnh rẽ nhánh để thực hiện: lệnh if đơn giản, if – else và switch.

Các câu lệnh lặp

Câu lệnh lặp (chu trình) cho phép một khối các câu lệnh thực hiện một số lần lặp lại. Biểu thức boolean được sử dụng để kiểm tra xem khi nào chu trình lặp kết thúc, được gọi là điều kiện kết thúc chu trình. Trong Java có ba cấu trúc điều khiển lặp:

  • Câu lệnh while,
  • Câu lệnh do-while,
  • Câu lệnh for.

Câu lệnh while (chu trình while)

  • Câu lệnh while có dạng:

  • while (<Điều kiện kết thúc chu trình>)

    <Thân chu trình>

    Câu lệnh do-while (chu trình do-while)

    Câu lệnh do-while có dạng:

    do

    <Thân chu trình>

    while (<Điều kiện kết thúc chu trình>)

  • (Thân chu trình) phải thực hiện ít nhất một lần.

    Câu lệnh for (chu trình for)

  • Chu trình for là dạng tổng quát nhất của các câu lệnh lặp. Nó thường được sử dụng để điều khiển quá trình lặp khi số các lần lặp được biết trước. Chu trình for có dạng:

  • for (<Biểu thức bắt đầu>; <Điều kiện lặp>; <Biểu thức gia tăng>)

    <Thân chu trình>

  • for
    chỉ thực hiện đúng một lần ngay khi câu lệnh for bắt đầu thực hiện. Hoạt động của chu trình for được mô tả như sau:

    • Tất cả các biến được khai báo trong <Biểu thức bắt đầu> đều là cục bộ trong khối thân của chu trình for.
    • Các thành phần của chu trình for là tùy chọn. Một trong <Biểu thức bắt đầu>, <Biểu thức gia tăng>, <Điều kiện kết thúc> có thể trống.
    • Trường hợp <Điều kiện kết thúc> là trống thì điều kiện lặp của chu trình được xem là true.
    • for (; ; ) được sử dụng để xây dựng chu trình lặp vô điều kiện.