Các sử dụng hàm lookup trong excel đơn giản

Hướng dẫn sử dụng hàm LOOKUP tìm kiếm trong Excel đơn giản

Hàm LOOKUP được sử dụng khá nhiều trong các hàm cơ bản của Excel. Là một hàm nâng cao của HLOOKUPVLOOKUP. Khi bạn muốn tìm xem một hàng hoặc cột giá trị nào đó và tìm một giá trị trong hàng hoặc cột thứ hai thì hãy dùng hàm này.

  • Bạn đang cần tra cứu dữ liệu theo cột, hàng với hàm LOOKUP trong Excel

  • Bạn đang cần tìm giá trị của ô cuối cùng chứa dữ liệu?

  • Không biết phải áp dụng thế nào khi thấy công thức khó hiểu?

Bài viết này Mega sẽ giải thích, hướng dẫn cho bạn chi tiết cách dùng hàm LOOKUP một cách dễ hiểu nhất.

 

Sử dụng hàm LOOKUP tìm kiếm trong Excel

 

I.

Hàm LOOKUP là gì?

Hàm LOOKUP là gì là một trong các hàm sử dụng để tra cứu và tham chiếu giá trị. Người  dùng sử dụng nó để xem một hàng hay cột rồi tìm giá trị từ cùng một vị trí đó trong cột hay hàng thứ hai, thứ ba,…. Hàm LOOKUP được cải tiến từ hàm HLOOKUP và VLOOKUP, hàm này được tích hợp thêm chức năng phân biệt khu vực tìm kiếm là dạng cột hay hàng.

Lưu ý:

  • Bạn có thể dùng hàm LOOKUP để thay thế cho hàm IF.

  • Phải sắp xếp dữ  liệu theo thứ tự tăng dần thì hàm LOOKUP mới hoạt động được.

Hàm này có 2 dạng đó là dạng Vector và dạng Mảng. Sau đây Mega sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn cách sử dụng hàm LOOKUP theo từng dạng.

 

 

II.

Hàm LOOKUP dạng vector

Dạng vector sẽ tìm giá trị trong phạm vi nào đó gồm một hàng hoặc một cột rồi trả về giá trị từ cùng vị trí đó gồm một hàng hoặc một cột trong phạm vi thứ hai.

=LOOKUP(lookup_value, lookup_vector, [result_vector])

Cụ thể:

  • Lookup_value: chính là giá trị mà hàm LOOKUP tìm kiếm trong vector thứ nhất. Lookup_value có thể là số,  giá trị logic, tên hoặc văn bản tham chiếu tới một giá trị.

  • Lookup_vector: Phạm vi chỉ chứa một hàng hoặc một cột. Giá trị trong lookup_vector có thể là văn bản, số hoặc giá trị logic.

  • Result_vector:  Phạm vi chỉ chứa một hàng hay một cột. Tham đối result_vector phải có cùng kích cỡ với hàng hoặc cột của Lookup_vector.

Chú ý:

  • Nếu không tìm thấy giá trị cần tìm thì hàm sẽ lấy giá trị nhỏ hơn gần nhất trong vùng chứa giá trị cần tìm

  • Hàm Lookup sẽ trả lỗi #N/A khi giá trị cần tìm nhỏ hơn giá trị bé nhất trong vùng chứa dữ liệu cần tìm

 

Ví dụ và hướng dẫn chi tiết cách dùng Hàm Lookup dạng vector trong bảng tham chiếu danh sách điểm số của học sinh.

 

 

Tìm  điểm của học sinh bằng Hàm Lookup dạng vector

 

Để tìm kiếm giá trị điểm số của Ngọc trong cột học sinh ta có công thức như sau:

=LOOKUP(F1,A2:A6,B2:B6)

 

 

 

 

Trong đó F1 ( Lookup_value) là giá trị bạn muốn hàm Lookup tìm kiếm

A2:A6 ( lookup_vector ) là phạm vi của cột học sinh

B2:B6 (result_vector ) là phạm vi của cột điểm số bằng với kích cỡ của A2:A6

 

 

III.

Hàm LOOKUP dạng Mảng

Bạn nên sử dụng hàm này khi trong bảng có ít giá trị và giá trị đó không thay đổi. Ham sẽ tìm giá trị được xác định có thể là trong cột hoặc hàng nào đó, rồi trả về giá trị ở cùng vị trí cột hoặc hàng cuối cùng của mảng.

Cú pháp LOOKUP dạng Mảng

=LOOKUP(lookup_value, array)

Cụ thể

  • Lookup_value( Giá trị cần tìm kiếm): là giá trị đang muốn tìm kiếm trong mảng nào đó, ở đây có thể là dữ liệu số, giá trị, tên, văn bản,…

  • Array( mảng dùng để tìm kiếm): là vùng tìm kiếm có chưa các dữ liệu như ô số, giá trị logic, văn bản,… mà các bạn đang muốn tìm lookup_value

Chú ý:

  • Nếu bạn không chọn đúng  array cho Lookup_value , hàm sẽ tự thực hiện qua giá trị lớn nhất với điều kiện giá trị đó nhỏ hơn hoặc bằng Lookup_value.

  • Hàm LOOKUP sẽ tự động tìm giá trị lookup_value trong hàng thứ nhất nếu vùng array có số cột vượt quá số hàng.

  • Hàm sẽ trả lỗi #N/A khi Lookup_value nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất ở cột hoặc hàng thứ nhất của array

Ví dụ: Sau đây chúng ta sẽ cùng tra hàm LOOKUP dạng mảng

Muốn tìm tiền thưởng của từng nhân viên ta dùng công thức LOOKUP dạng mảng như hình ảnh dưới

 

 

Công thức tìm tiền thưởng của nhân viên bán hàng  

 

Khác với dạng vector, phần array ta sẽ kéo chọn hết 2 cột của số sản phẩn bán và thưởng

 

Kết quả tiền thưởng của nhân viên bán hàng  bằng hàm Lookup dạng mảng 

 

IV.

Tổng kết 

Bài viết trên Mega đã hướng dẫn cho bạn những thông tin và cách dùng hàm LOOKUP trong Excel  đơn giản nhất, hi vọng đọc xong bài viết này bạn sẽ sử dụng được thành thạo hàm LOOKUP.

 

Xem thêm >>>

Cách sử dụng hàm ISERROR trong Excel vô cùng dễ dàng

Hàm IFERROR trong Excel – Hàm xử lý các giá trị bị lỗi từ công thức

Hướng dẫn sử dụng hàm ISBLANK trong Excel hiệu quả và nhanh nhất 

copyright © mega.com.vn