Cách nhận biết Mainboard laptop bị lỗi, hỏng

Mainboard của laptop (bo mạch chủ) là thiết bị quan trọng nhất trong laptop, nó kết nối các thiết bị với nhau để đồng bộ hoạt động trong một khối thống nhất. Trong bài này, HDLaptop sẽ hướng dẫn các bạn cách nhận biết lỗi bo mạch chủ.

Mainboard laptop bị lỗi

Đầu tiên các bạn có thể nhận biết qua các dấu hiệu:

Có một cách mà bạn có thể sử dụng khi thấy laptop của bạn không hoạt động như bình thường. Đó là khởi động lại máy. Khi bạn bật máy và máy tính đang khởi động bỗng dưng vụt tắt, xuất hiện các lỗi windows hoặc dừng lại ở một màn hình xanh đều là những biểu hiện của việc bo mạch chủ lỗi khi khởi động. Hoặc một số biểu hiện khác như: máy tính bị treo mà không có lý do, các thiết bị ngoài trước kia vẫn hoạt động nhưng đột nhiên không nhận nữa…

Ngoài ra bạn có thể thực hiện các bước sau:

Toubleshoot các lỗi

Trước khi bạn quyết định tháo máy để xem các phần cứng. Bạn có thể sử dụng các chương trình kiểm tra và phát hiện lỗi trên máy. Các bước tiếp theo sẽ hướng dẫn bạn cách khởi động máy và truy cập vào hệ điều hành. Nếu máy tính của bạn đang hoạt động bình thường thì đột nhiên tắt máy, hãy thử nhấn phím bất kỳ xem có dấu hiệu gì không. Nếu máy hoạt động trở lại thì vấn đề có thể đơn giản hơn nhiều. Có thể máy tính của bạn chỉ đang được cài đặt chế độ nghỉ theo khoảng thời gian nhất định. Mở Control Panel ra và kiểm tra cài đặt ở mục Power options sau đó thay đổi cài đặt là vấn đề của bạn sẽ được giải quyết.

Cách khách bạn có thể nghĩ đến đó là kiểm tra lại trí nhớ xem bạn cò cài đặt chương trình nào gần đây không. Khả năng có thể xảy ra đó là phần mềm bạn mới cài đặt không tương thích với một hay nhiều bộ phận bên trong máy. Gỡ cài đặt và kiểm tra lại máy xem lỗi còn xuất hiện hay không. Nếu vẫn xuất hiện, hãy sử dụng Windows System Restore để đặt lại chế độ trước khi bạn cài đặt chương trình đó. Virus hoặc Malware có thể tạo ra các hiện tượng làm bạn phán đoán rằng bo mạch chủ của bạn có vấn đề. Nếu bạn vừa tải một tệp nào đó từ trên mạng mà bạn nghi ngờ có virus, hãy sử dụng chương trình Windows System Restore để quay lại cài đặt trước khi tải tệp.

Kiểm tra các kết nối hoặc các thiết bị ngoại vi.

Ngay tại thời điểm máy bạn vừa tắt, hãy kiểm tra kết nối sạc, và các thiết bị ngoại vi  khác. Nếu một trong các thiết bị này đang bị lỏng, hãy cắm chung lại vị trí. Một ổ đĩa cứng ngoài, USB hoặc đĩa boot đang bị lỏng cũng có thể cản trở việc vận hành của laptop. Tháo đĩa CD, DVD ra khỏi ổ đĩa quang, Thumb drive đang kết nối với máy, ngắt kết nối các thiết bị ngoại vi khác, sau đó khởi động máy. Nếu cách này có tác dụng, có thể bạn sẽ cần điều chỉnh Boot trong BIOS của bạn. Hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng tại trang web của nhà sản xuất laptop của bạn để thực hiện các bước này.

Lắng nghe laptop của bạn

Nếu bạn không thể Boot lại hệ điều hành, hãy lắng nghe tiếng động máy phát ra khi bạn khởi động. Các tiếng bíp có thể là dấu hiện để nhận biết vấn đề của bạn. Khi bạn nghe thấy một tiếng bíp, sau đó là 3,4 hoặc 5 tiếng bíp, đó có thể là dấu hiệu của bo mạch chủ bị lỗi.

Kiểm tra phần cứng

HDLaptop khuyên bạn chỉ nên tháo máy khi bạn có kiến thức cơ bản về việc tháo lắp cũng như nắm rõ các bộ phận bên trong của laptop. Nếu không, tốt nhất bạn nên mang đến các cơ sở sửa chữa laptop chuyên nghiệp để các kỹ thuật viên tìm ra lỗi cho bạn.

Nếu bạn biết mình đang làm gì, hãy tháo máy ra để kiểm tra các bộ phận bên trong. Kiểm tra kỹ bo mạch chủ và các chi tiết đi kèm để xác định đúng lỗi và có phương án sửa chữa chính xác. Bạn có thể tham khảo các hướng dẫn của HDLaptop về sửa chữa bo mạch chủ để hiểu rõ hơn và thực hiện đúng quy trình sửa chữa. Việc này sẽ giúp bạn giảm thiểu các hư hại không mong muốn cho máy.

Lỗi bo mạch chủ không có nghĩa là bạn phải thay bo mạch chủ hoặc một chiếc laptop mới. Bộ phận này hoàn toàn có thể sửa được, trong trường hợp phải thay mới. Bạn cũng không phải chia tay với chiếc laptop mà có thể vẫn sử dụng trong một thời gian dài nữa. Chúng tôi khuyên các bạn nên kiểm tra và phát hiện sự cố khi vừa xuất hiện các bất thường trong lúc sử dụng để sửa chưa kịp thời cũng như tránh được các tổn hại nặng nề hơn trong tương lại.

Tham khảo thêm: Cách xử lý laptop bị nước vào