Cách sử dụng các hàm tính cộng, trừ, nhân, chia trong Excel

Trong công việc tính toán nói chung và trong quá trình sử dụng Excel nói riêng thì các phép tính cộng, trừ, nhân, chia là những phép tính cơ bản mà bất kỳ ai cũng đều phải nắm được và sử dụng thành thạo trước khi kết hợp chúng để thực hiện những phép tính cao cấp hơn. Trong Excel thì cách thực hiện những phép tính cộng, trừ, nhân, chia đều khá giống so với cách tính toán thông thường nên người dùng không cần thiết phải sử dụng hàm tính nào để thực hiện phép tính, ngoại trừ khi thực hiện những phép tính phức tạp có nhiều dữ liệu đầu vào.

Advertisement

Ngoài ra cách thực hiện phép tính cộng, trừ, nhân, chia trong những phiên bản mọi Microsoft Excel đều giống nhau nên người dùng có thể áp dụng cho tất cả mọi phiên bản. Trong bài viết ngày hôm nay chúng tôi sẽ gửi tới các bạn hướng dẫn cách tính các hàm cộng, trừ, nhân, chia trong Excel dành cho những người mới làm quen với phần mềm để biết được cách thức hoạt động của nó. Xin mời các bạn cùng theo dõi!

1. Những lưu ý cơ bản về công thức tính trong Excel

Trong Microsoft Excel công thức là những phương trình có công dụng dùng để thực hiện những phép tính khác nhau trong bảng tính. Tất cả những công thức của Excel đều được bắt đầu bằng dấu bằng (=). Sau dấu = là phép tính hoặc cú pháp hàm cụ thể. Ví dụ như để tính tổng giá trị các ô tính từ D5 tới D10 thì chúng ta có thể nhập vào công thức tính sau:

– Thực hiện phép cộng thủ công bằng công thức: =D5+D6+D7+D8+D9+D10

– Sử dụng hàm tính SUM với công thức =SUM(D5:D10)

Cuối cùng các bạn nhấn phím Enter để thực hiện phép tính.

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

Xem thêm: Hàm tính SUMIF trong Excel

2. Cách tính hàm phép cộng trong Excel

Như đã giới thiệu ở phần trên, cách thực hiện phép tính cộng trong Excel là chúng ta sẽ cộng địa chỉ từng ô chứa dữ liệu lại theo cú pháp: =A+B+C+,…+n, trong đó A là địa chỉ của ô tính 1, B là địa chỉ của ô tính 2,… n là địa chỉ của ô tính n.

Giả sử trong ví dụ dưới đấy chúng ta muốn tính giá trị tổng tại ô tính G3 thì các bạn hãy nhấp con trỏ vào ô tính G3 và nhập vào công thức =G4+G5+G6+G7+G8+G9, trong đó các ô G4 tới G9 chứa dữ liệu cần tính. Sau đó các bạn nhấn Enter để nhận được kết quả. Ngoài ra các bạn có thể nhập trực tiếp công thức trên vào dòng thanh công thức fx nằm ở phía trên bảng tính.

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

Advertisement

Các bạn cũng có thể sử dụng hàm tính SUM với công thức =SUM(A:B), trong đó A là địa chỉ của ô tính đầu tiên, B là địa chỉ ô tính cuối cùng trong dãy dữ liệu. Áp dụng vào ví dụ trên ta sẽ có công thức =SUM(G4:G9).

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

3. Cách tính hàm phép trừ trong Excel

Để thực hiện phép tính trừ trong Excel thì chúng ta sẽ trừ địa chỉ từng ô chứa dữ liệu lại theo cú pháp: =A-B-C,…-n, trong đó A là địa chỉ của ô tính 1, B là địa chỉ của ô tính 2,… n là địa chỉ của ô tính n.

Ngoài cách tính ở trên chúng ta có thể sử dụng hàm SUM để thực hiện phép trừ bằng cách thêm dấu – vào trước các đối số để chuyển chúng thành giá trị âm. Ví dụ để tính hiệu số của biểu thức 150-40-21-35-12 = 42 trong ví dụ dưới đây thì chúng ta có thể sử dụng hàm SUM theo cú pháp: =SUM(A1-A2-A3-A4-A5), sau đó các bạn nhấn Enter để thực hiện phép tính.

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

Advertisement

Xem thêm: Cách sử dụng hàm nhân trong Excel

4. Cách tính hàm phép nhân trong Excel

Để thực hiện phép tính nhân trong Excel thì chúng ta sẽ thực hiện nhân địa chỉ của từng ô chứa dữ liệu lại theo cú pháp: =A*B*C,…*n, trong đó A là địa chỉ của ô tính 1, B là địa chỉ của ô tính 2,… n là địa chỉ của ô tính n.

Giả sử chúng ta muốn đặt phép tính nhân của biểu thức 5*10*20*9*15 = 135000 ở ví dụ dưới đây thì các bạn hãy đặt phép tính nhân theo cú pháp: =A1*A2*A3*A4*A5, sau đó nhấn Enter để nhận được kết quả.

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

Ngoài ra với những bảng dữ liệu có phạm vi rộng thì các bạn có thể sử dụng hàm PRODUCT với công thức: = PRODUCT(A:B), trong đó A là địa chỉ của ô tính đầu tiên, B là địa chỉ ô tính cuối cùng trong dãy dữ liệu. Áp dụng vào ví dụ trên ta sẽ có công thức =PRODUCT(A1:A5).

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

5. Cách tính hàm phép chia trong Excel

Để thực hiện phép tính chia trong Excel thì chúng ta sẽ thực hiện chia địa chỉ của từng ô chứa dữ liệu lại theo cú pháp: =A/B/C,…/n, trong đó A là địa chỉ của ô tính 1, B là địa chỉ của ô tính 2,… n là địa chỉ của ô tính n.

Giả sử trong ví dụ dưới đây chúng ta thực hiện phép tính chia lần lượt của 5 ô tính A1 tới A5 thì biểu thức sẽ là (100/2)/5/10 = 1, khi đặt vào công thức phép tính chia sẽ có cú pháp là =A1/A2/A3/A4/A5. Sau khi viết xong công thức các bạn hãy nhấn Enter để hiển thị kết quả.

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

Chúng ta có thể sử dụng hàm tính QUOTIENT để thực hiện phép chia lấy số nguyên bằng công thức như sau: =QUOTIENT(numerator, denominator), trong đó Numerator là số bị chia (Tử số) còn Denominator là số chia (Mẫu số). Về nguyên tắc của phép chia thì mẫu số phải khác 0 nên nếu như Divisor bằng 0 thì sẽ xuất hiện lỗi #DIV/0.

Ở trong ví dụ dưới đây khi chúng ta thực hiện phép tính chia 100/2 = 50 thì chúng ta có thể sử dụng hàm QUOTIENT theo cú pháp =QUOTIENT(A1,A2). Do hàm QUOTIENT là hàm chia lấy số nguyên nên ở phép tính này kết quả trả về sẽ bằng 50.

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

Ngoài ra các bạn có thể sử dụng hàm tính MOD để thực hiện phép chia lấy phần số dư của biểu thức. Cú pháp tính của hàm MOD như sau: =MOD(number, divisor), trong đó Number là số bị chia (tử số) còn Divisor là số chia (mẫu số).

Ở trong ví dụ dưới đây khi chúng ta thực hiện phép tính chia 100/2 = 50 thì chúng ta có thể sử dụng hàm MOD theo cú pháp =MOD(A1,A2). Do hàm MOD là hàm chia lấy số dư nên ở phép tính này kết quả trả về sẽ bằng 0 do đây là phép chia hết.

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

ham-tinh-cong-tru-nhan-chia-trong-excel

Như vậy trong bài viết ngày hôn nay chúng tôi đã gửi tới các bạn hướng dẫn cách tính các hàm cộng, trừ, nhân, chia trong Excel một cách chi tiết nhất. Hy vọng rằng bài viết đã mang tới nhiều kinh nghiệm bổ ích dành cho các bạn. Chúc các bạn thao tác thành công!

4.9/5 – (7 bình chọn)

Advertisement