Cách Tìm, Cài Đặt Driver Asus Laptop Nhanh, Chi Tiết 2022

Cập nhật và cài đặt Driver ASUS để đảm bảo máy tính của bạn luôn hoạt động trong trạng thái tốt và ngăn chặn các vấn đề sự cố hệ thống. Trong bài viết dưới đây, Bears Paw sẽ hướng dẫn cài đặt Driver cho máy Asus. Giúp cho bạn trong quá trình tải driver diễn ra nhanh chóng, dễ dàng nhất có thể và đem lại sự ổn định cho laptop của bạn

Các dòng máy tính laptop Asus

Asus hiện tại cho ra mắt với 6 dòng laptop lớn sau:

  • ZenBook
  • VivoBook
  • ASUS ROG
  • ASUSPro
  • Chromebook
  • Transformer Book

cac dong laptop

Cách kiểm tra Driver bị thiếu trên laptop

Giống với các loại lap và PC khác, để check Driver Asus bị thiếu cũng rất là đơn giản

  • Bước 1: Nhấn phím tắt Windows +R và nhập vào ô trống: devmgmt.msc, sau đó nhấn OK
  • Bước 2: Xuất hiện cửa sổ quản lý driver. Nếu driver chưa cài đặt sẽ nằm trong mục Other devices, sau đó nhấn chuột phải chọn Unknown device và nhấn Properties để xem tên Driver thiếu

Cách tìm và cài download Driver cho Asus laptop

Cách 1: Sử dụng đĩa CD/DVD

Mỗi một chiếc laptop dòng Asus mà người dùng sở hữu thông thường sẽ được tặng kèm theo 1 đĩa CD hoặc DVD. Đây chính là đĩa driver giúp người sử dụng cập nhật thành công cho máy tính sau khi cài đặt hệ điều hành mới

Ưu điểm

  • Tiết kiệm thời gian vì không cần tìm kiếm và tải driver trên mạng và cài đặt
  • Không mất chi phí

Nhược điểm

  • Phụ thuộc vào CD/DVD của nhà sản xuất

Cách 2: Tìm kiếm Driver trên internet

Bước 1: Truy cập vào trang chủ của Asus vài tải Driver cho máy tại đây. Sau đó nhập tên dòng Laptop cần tìm Driver và nhấn vào kính lúp. Nếu như không nhớ được số hiệu thì có thể lật phía sau máy để xem

so hieu may model

Bước 2: Nhấn vào thẻ Driver Tool (Trình điều khiển thiết bị, các công cụ)

nhan vao the driver tool

Bước 3: Lựa chọn hệ điều hành đang sử dụng để cài đặt

lua chon he dieu hanh

Bước 4: Tùy vào nhu cầu sử dụng của mỗi người dùng mà chọn Driver phù hợp. Sau đó nhấn vào biểu tượng dấu – để xem thêm chi tiết của từng loại Driver

nhan vao de xem chi tiet

Bước 5: Khi chọn được Driver phù hợp cho máy bạn, nhấn vào Global để tiến hành tải về máy tính của bạn.

hien thi driver phu hop

Ưu điểm

  • Có thể tìm được các driver phù hợp với các hệ điều hành
  • Không tính phí

Nhược điểm

  • Phải tìm được số hiệu Model hoặc phải nhớ các loại máy, dòng máy đang sử dụng
  • Máy tính phải được cài đặt Driver card mạng đầu tiên, mới có thể kết nối internet để tìm Driver

Cách 3: Sử dụng phần mềm cài đặt Driver offline

Ngày nay có rất nhiều phần mềm có thể tải về và tiến hành cài đặt cho máy tính của bạn. Không quan trọng bạn đang sử dụng loại laptop nào hay PC nào. Vì các bộ cài đặt Driver Offline, đều hỗ trợ đa dạng các loại thiết bị dành riêng cho máy.

su dung driver offline

Ưu điểm

  • Tiết kiệm được kha khá thời gian vì không cần phải tìm các Driver trên internet
  • Dễ dàng sử dụng khi cài đặt
  • Hỗ trợ đa dạng các loại thiết bị, các dòng máy

Nhược điểm

  • Có dung lượng rất cao nên rất tốn thời gian để tải Driver Offline về máy

su dung driver asus

Thứ tự cài đặt Driver cho dòng laptop Asus

Dưới đây là thứ tự cài đặt Driver cho Asus. Ngoài ra, nó còn được áp dụng cho nhiều dòng máy khác như dell, Acer, Sony, Lenovo,… Trên mọi phiên bản hệ điều hành

1. Driver Chipset

Chipset là một phần vô cùng quan trọng vì nó bộ phận bảo đảm liên lạc giữa RAM, CPU và các phần cứng khác có trong máy. Nếu như không cài Driver Chipset đầu tiên mà để các driver khác thay thế, hệ thống máy tính của người dùng có thể bị xung đột, bị các lỗi không cài đặt được driver.

chipset

Sau khi đã hoàn thành xong bước cài ddawqtj Driver Chipset, cần khởi động lại máy tính để hệ thống lưu lại các sự thay đổi, cài đặt

Lưu ý: Đối với trường hợp máy mới cài lại Win, máy của người sử dụng không có kết nối mạng thì việc cài đặt driver mạng trước sẽ được ưu tiên. Sau đó vẫn phải cài đặt theo thứ tự như hướng dẫn.

2. Card màn hình

Việc tiếp theo cần làm là cài đặt Card màn hình. Đối với các dòng lap có 2 card màn hình thì người dùng nên ưu tiên cho Card Intel Onboard và driver Card đồ họa rồi sau

Việc cài đặt này giúp cho hệ thống tăng tốc độ xử lý hình ảnh và hiệu năng. Ngoài ra, một số trường hợp cài Card cũng tránh được các tình trạng màn hình xanh chết chóc

Lưu ý: Driver Card sẽ chứa cụm từ Graphics Driver, nên lưu ý để tránh không cài đặt nhầm. Sau khi được cài đặt xong, nên khởi động lại máy để hệ thống ghi nhận sự thay đổi trong cài đặt

3. Driver âm thanh

Đây là chức năng khá quan trọng trong việc quản lý âm thanh toàn bộ ở trên máy tính (âm thanh đa phương tiện, âm thanh của hệ thống) và cải thiện chất lượng âm thanh. Vì thế nên cài đặt Driver âm thanh được ưu tiên theo thứ tự số 3 và được khuyến cáo cài đặt sau khi cài driver card

Lưu ý: Chức năng này chứa cụm từ Autio, hãy lưu ý để không cài đặt nhầm trong Driver. Sau khi cài xong, nên khởi động lại máy để hệ thống có thể ghi nhận sự thay đổi

4. Driver Card mạng LAN, wifi, Bluetooth

Driver Card mạng bao gồm nhiều loại: LAN, Wifi, Bluetooth. Nên lưu ý cài đặt theo thứ tự như sau: LAN > Wifi > Bluetooth. Đây là chức năng quan trọng giúp cho máy có thể kết nối mạng và chia sẻ các dữ liệu

card mang

Lưu ý: Chức năng này chứa cụm từ Ethernet (LAN), Wifi, Bluetooth. Nêu lưu ý tránh cài đặt nhầm. Sau khi cài xong nên khởi động lại máy để hệ thống có thể ghi nhận

5. Driver TouchPad

Driver TouchPad giúp điều khiển, tương tác với bàn rê chuột cảm ứng ở trên Lap. Chức năng này có tên là TouchPad vì thế nên chú ý để khỏi phải cài đặt nhầm trong quá trình sử dụng

6. Driver Utilities

Là một phần mềm riêng biệt của hãng máy tính giúp cho sự trải nghiệm ở trên máy trở nên thuận tiện hơn. Nó đánh giá là không quan trọng, người sử dụng có thể lựa chọn cài đặt tùy theo mục đích và nhu cầu sử dụng

driver update

Một số lưu ý khi cài đặt Driver cho máy tính

Đối với những dòng lap hệ điều hành Win 10, sau khi cài Win hệ thống sẽ tự động nhận diện và cài đặt driver như: Card mạng, chipset, card âm thanh, card màn hình,… Vì thế các dòng máy được cài đặt trên Windows 10 sẽ đỡ phức tạp hơn.

Còn đối với những dòng Win 7, sau khi cài đặt hệ thống sẽ không có kết nối mạng (vì chưa cài Driver Card mạng). Trong trường hợp khác phải sử dụng 1 thiết bị khác để cài đặt và sau đó dùng USB để chuyển sang

Trong quá trình tải, phải lưu ý chọn đúng phiên bản của hệ điều hành. Việc lựa chọn sai sẽ dẫn đến tình trạng không cài đặt được hoặc có thể làm cho hệ thống máy bị trục trặc

Lời kết

Như vậy, Bears Paw đã gửi đến bạn những cách cài đặt và thức tự cài đặt Driver Asus chuẩn xác và an toàn nhất. Mọi vấn đề còn thắc mắc, bạn có thể để lại bình luận, Bears Paw sẽ trả lời bạn sớm nhất có thể.

 

Bình Chọn Ngay post