Hãy tìm các thẻ được đánh dấu Class A1 hoặc Class A2. Các con dấu này thể hiện rằng thẻ đó được thiết kế để sử dụng và lưu trữ ứng dụng. Đây là các phân loại chỉ định được dùng trong tiêu chuẩn Thông số kĩ thuật cấp hiệu năng ứng dụng khá mới. Tiêu chuẩn này do Hiệp hội SD lập ra dành riêng cho thẻ SD và microSD để sử dụng cho những tình huống ứng dụng yêu cầu cao như thiết bị Android. Các thẻ này có tốc độ phù hợp để dùng cho thiết bị di động, vừa để lưu trữ dữ liệu phương tiện vừa để chạy ứng dụng.
Bạn có thể sẽ thắc mắc là vậy có gì khác biệt giữa việc lưu trữ video, âm thanh, hình ảnh so với việc chạy ứng dụng. Việc lưu trữ được thực hiện ở tốc độ ghi tuần tự liên tục. Dữ liệu được tiếp nhận ở một tốc độ nhanh không đổi và được lưu trữ theo cách trực tiếp và có thứ tự. Khi chạy ứng dụng, các bit dữ liệu được ghi ngẫu nhiên và đặt vào bất kỳ không gian nào đang khả dụng. Vậy nên, người ta gọi thao tác này là đọc/ghi ngẫu nhiên.
Cả Class A1 và Class A2 đều thích hợp cho người dùng Android vì chúng được trang bị tốc độ ngẫu nhiên phù hợp để sử dụng ứng dụng, đồng thời mang đến tốc độ ghi tuần tự liên tục ở mức tối thiểu là 10MB/giây.
Để chọn thẻ nhớ microSD cho thiết bị Android, việc đầu tiên cần làm là đảm bảo thẻ đó có xếp hạng Class A1 hoặc Class A2. Nếu thẻ nằm ngoài hai cấp này thì bạn không nên chọn thẻ để dùng trong tình huống này.