Chủ đề: Phong cách nghệ thuật thơ của Hàn Mặc Tử

(Thuỵ Khuê)

Ở những giây phút khắc nghiệt nhất, hoang loạn nhất, vẫn có hai Hàn và có hai thơ : một Hàn của mộng đẹp khi cơn đau lắng xuống và một Hàn của mộng dữ khi cơn đau dấy lên cực điểm. Một Hàn thổ huyết trong vũng máu và một Hàn trở lại bình an sau mỗi phong ba sóng bão. Hiền mộng và ác mộng, trong sáng đắm say và đau thương kinh hoàng gắn bó với nhau như hai mặt của một cuộc đời.

Đường thơ bất tận và đường đời ngắn ngủi của Hàn chập nhau trong khoảng thời gian chưa đầy mười năm và đã để lại những tiếng thơ bất hủ cho hậu thế.

Thơ Hàn Mặc Tử đi từ trong sáng đến đau thương, bay lên thượng tầng của đớn đau chết chóc, cầu đấng linh thiêng cứu nạn, rồi sau cùng, trở lại trạng thái trong sáng nguyên sơ ban đầu như chưa bao giờ bợn gợn bởi những nỗi đau rã rời bệnh hoạn trần thế.

Trong hành trình ấy, Hàn đưa thi ca đi từ tuổi thơ đến tuổi dậy thì, thành niên với những say mê đắm đuối, rồi thơ mắc bạo bệnh và đi về cõi chết cùng Hàn. Nhưng ở những giây phút khắc nghiệt nhất, hoang loạn nhất, vẫn có hai Hàn, có hai thơ: một Hàn của mộng đẹp khi cơn đau lắng xuống và một Hàn của mộng dữ khi cơn đau dấy lên cực điểm. Một Hàn thổ huyết trong vũng máu và một Hàn trở lại bình an sau mỗi phong ba sóng bão. Hiền mộng và ác mộng, trong sáng đắm say và đau thương kinh hoàng gắn bó với nhau như hai mặt của một cuộc đời. Cũng là trăng, cùng trong khoảnh khắc, trăng của Hàn có những tâm độ cực kỳ khác nhau : trăng vừa là người yêu, là cõi mộng mà thoắt đấy, trăng đã trở thành yêu ma, thần chết.

Tập Gái quê với những bài như Nụ cười, Gái quê, Tiếng vang, Nắng tươi, Tình quê, Bẽn lẽn, Uống trăng,… phản ánh những trong sáng thơ của chàng trai hai mươi đầy sinh lực. Gái quê ra đời cuối năm 1936, bệnh phong đã phát, nhưng những bài thơ trong Gái quê, làm lúc Hàn chưa bị bệnh hoặc chưa thấy mình bị bệnh, chưa thấy đớn đau. Thơ Hàn Mặc Tử buổi đầu bay lên trong mối giao cảm giữa thiên nhiên và con người trong suốt như pha lê.

Đến tập Đau thương, tình thế đã khác. Thơ trong Đau thương được Hàn gọi là thơ điên. Đau thương là tập thơ hay nhất của Hàn và đã chịu nhiều cay đắng, bất hạnh, không thể in được lúc Hàn còn sống. Phải chăng vì chính những người được giao phó nhiệm vụ in thơ, đã nhìn thấy thiên tài của Hàn và không muốn thơ Hàn ra đời, để có thể cạnh tranh ngôi vị với thơ của họ trên thi đàn?

Sau những mê sảng tột đỉnh của đớn đau bệnh tật, sau những hấp hối của linh hồn trong Đau thương, Hàn trở về với yên tịnh băng trinh thủa đầu, nguyện cầu đức Mẹ Maria hằng cứu giúp, trong tập Xuân như ý. Tiếp đến Thượng thanh khí và Cẩm châu duyên, Hàn đã thoát khỏi nỗi đau thể xác, để đi đến một cõi khác, mà hạnh phúc trở lại, như chưa hề biết đớn đau, chưa biết thế nào là nhục thể bệnh hoạn.

Đau thương chia làm ba phần : Phần thứ nhất là Hương thơm gồm những bài thơ trong sáng, như Đà Lạt trăng mờ, Huyền ảo, Mùa xuân chín, … Phần thứ nhì : Mật đắng gồm những bài thơ buồn, tuyệt vọng như Những giọt lệ, Cuối thu, Hãy nhập hồn em, Muôn năm sầu thảm… và phần thứ ba: Máu cuồng và hồn điên, thể hiện những thác loạn, nguyệt huyết, chết đi sống lại của Hàn với những bài : Hồn là ai, Biển hồn ta, Sáng láng, Say trăng, Rượt trăng, Trăng tự tử, Chơi trên trăng, Rướm máu, Cô liêu, Trút linh hồn….

Đau thương là tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử, và cũng là tác phẩm quan trọng nhất của thi ca Việt nam trong thế kỷ XX.

Chúng tôi sẽ giới thiệu Đau thương làm hai phần: phần đầu (hôm nay), phân tích thơ Hàn trong Hương thơm và phần sau (kỳ tới) thơ Hàn trong Mật đắng, Máu cuồng và Hồn điên.

Trong thi ca Việt Nam, Hàn Mặc Tử là nhà thơ duy nhất có những câu thơ hay có thể vượt sự trác tuyệt của Nguyễn Du. Hàn Mặc Tử là một hồn thơ phức tạp, một hồn thơ đầy biến đổi, tương hợp và mâu thuẫn sống trong nhau, những hình thái ngôn từ, hình thái tư tưởng kết hợp giao hoà trong thơ Hàn để tạo thành một thế giới siêu hình, siêu ngôn ngữ, chưa từng có trong thơ Việt. Vì vậy, khi tìm hiểu Đau thương, chúng ta phải trở lại với những phạm trù chính đã kết nên thơ Hàn, đó là thơ và nhạc, nước và trăng.  

Lần đầu tiên trong thơ Việt, Hàn Mặc Tử tạo ra một cõi thơ nhạc giao hưởng.

Nghiã là thơ Hàn có nhạc ở trong. Nhạc dưới tất cả mọi hình thức từ những tiếng nhạc say say gió xé rách lả tả của ánh trăng đến tiếng hổn hển của nước mây, đến tiếng gió rít tầng cao trăng ngã ngửa… Âm nhạc trong thơ Hàn là âm nhạc chảy ra từ thân xác thơ, mỗi hình ảnh là một cõi hư ảo thơ, hư ảo nhạc, mỗi chữ đã tẩm nhạc, tẩm hương trong mình, đó là thứ âm nhạc và hương thơm giao hoà trong nội tại thơ, là sự thành thân giữa Hàn và trăng, giữa Hàn và trời nước.

Cần phải phân biệt rõ âm nhạc nội tại trong thơ Hàn với âm nhạc hình thức của niêm luật bằng trắc trong thơ cổ điển, và âm nhạc phát ra từ nhịp điệu trong Thơ Mới. Ví dụ, Tiếng trúc tuyệt vời của Thế Lữ là bài thơ rất hay, có nhạc, nhưng nhạc của Thế Lữ nằm trong nhịp điệu mới (khác với âm luật cổ điển) và trong sự mô tả tiếng trúc, tiếng sáo:

Tiếng địch thổi đâu đây,
Cớ sao mà réo rắt ?
Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt,
Mây bay… gió quyến mây bay…
Tiếng vi vút như khuyên van, như dìu dặt,
Như hắt hiu cùng hơi gió heo may  (Tiếng trúc tuyệt vời)

Ở đây, Thế Lữ mô tả tiếng nhạc, tiếng sáo bằng những vần thơ có âm điệu lạ, nhưng thơ Thế Lữ chưa len vào được nội tâm của tiếng trúc, tiếng địch. Bởi Thế Lữ chưa là nhạc, là thơ, Thế Lữ chưa nghe đưọc tiếng reo của đáy hồ, chưa nghe và thấy được tiếng vỡ của sao băng, chưa nghe được tiếng nước mây thầm thỉ với ai ngồi dưới trúc… như Hàn Mặc Tử.

Vì Hàn là nhạc :

Tôi  nhập hồn tôi trong khúc hát
Để nhờ không khí đẩy lên trăng  (Chơi trên trăng)

Với một “nền” nhạc như thế, thơ Hàn gồm hai thế giới trần gian và tiên cảnh, đi đôi: là cõi không và cõi có, song song. Thơ Hàn là thiên đường và địa ngục. Ở giữa hai tình thế tương phản cực điểm ấy, thơ Hàn luôn luôn có một thực thể vật chất nối kết, bắc cầu: đó là trăng và nước, hai yếu tố cơ bản, mà từ đó trí tưởng tượng của Hàn khởi đi để tạo thơ. Trăng và nước giao nhau, hoá thân trong nhau, đã là nhau : trăng, một tinh cầu đất đá, qua thuật luyện kim kỳ dị của Hàn, trở thành tinh cầu nước:

Nước hoá thành trăng, trăng ra nước,
Lụa là ướt đẫm cả trăng thơm
Người trăng ăn vận toàn trăng cả (Say trăng)

Vì vậy khi nói đến trăng trong thơ Hàn là phải tìm đến nước, bởi vì trăng và nước trong thơ Hàn gắn bó với nhau như hồn và xác của những giấc mơ.

Thời trong sáng, những bài thơ hay nhất của Hàn thường là những giấc mơ đẹp.

Đà Lạt là một bức tranh chỉ có trong mơ :    

Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu.
Trời mơ trong cảnh thật huyền mơ!
Trăng sao đắm đuối trong sương nhạt
Như đón từ xa một ý thơ.

Ai hãy làm thinh chớ nói  nhiều,
Để nghe dưới đáy nước hồ reo,
Để nghe tơ liễu run trong gió,
Và để xem trời giải nghĩa yêu

Hàng thông lấp loáng đứng trong im
Cành lá in như đã lặng chìm.
Hư thực làm sao phân biệt được!
Sông Ngân hà nổi giữa màn đêm

Cả trời say nhuộm một màu trăng,
Và cả lòng tôi chẳng nói răng
Không một tiếng gì nghe động chạm
Dẫu là tiếng vỡ của sao băng … (Đà Lạt trăng mờ)

Đà Lạt trăng mờ, mở vào một không gian ảo. Những yếu tố: trăng, nước hồ, sương nhạt, ý thơ, tơ liễu, hàng thông, Ngân hà, sao băng… hoà nhau trong một điệu nhạc đắm say, một luân vũ thần tiên, một sự trao thân kỳ bí, vô thường, vì không một cảnh quan hiện thực nào có thể như thế. Không ai nghe được tiếng tơ liễu run trong gió, không ai thấy được sự đắm đuối của trăng sao, không ai nghe được tiếng reo của đáy hồ, không ai nghe và thấy được tiếng vỡ của sao băng : một vũ trụ mới vừa xuất hiện mà không gian trời nước cao vút của Ngân hà và không gian sâu thẳm đầy bí mật của đáy hồ trong cõi vô chung vô thỉ, giao cảm, chuyện trò với nhau, tan loãng trong nhau như một bản giao hưởng thần tiên chưa bao giờ xẩy ra trên cõi thế. Một vũ trụ luận mới đã có ở đây trong thơ Hàn Mặc Tử. Vũ trụ luận này khác hẳn với vũ trụ luận trong thơ cổ điển, trong đó cái ta thường tự xoá trước đất trời, và trăng sao là những vật thể cố định, nhà thơ chiếu cái nhìn, chiếu tâm hồn mình vào, để mô tả trăng sao, trong khi ở vũ trụ luận mới này, trăng nguyên sơ chính là Hàn Mặc Tử.

Và cả nước nữa. Nước ẩn trong thơ Hàn như nhạc. Kể cả những bài thơ không nói đến nước, như bài Mùa xuân chín, mà nước vẫn đẫm trong thơ:

Trong làn nắng ửng khói mơ tan
Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.
Sột soạt gió trêu tà áo biếc,
Trên giàn thiên lý- Bóng xuân sang.

Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời
Bao cô thôn nữ hát trên đồi.
–  Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,
Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.

Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,
Hổn hển như lời của nước mây,
Thầm thỉ với ai ngồi dưới trúc
Nghe ra ý vị và thơ ngây.

Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín,
Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:
“- Chị ấy năm nay còn gánh thóc
“Dọc bò sông trắng nắng chang chang?…” (Mùa xuân chín)

Bài thơ chiếm trọn không gian từ trời xuống đất: Trong làn nắng ửng khói mơ tan / Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Rồi lại từ đất lên trời : Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Ở giữa hai đỉnh trời và đất, Hàn treo những cô gái : Bao cô thôn nữ hát trên đồi. Nhưng tiếng hát của họ không chỉ vang trên mặt đồi mà chúng bay lên thượng tầng khí quyển, choán toàn bộ không gian, khi cao vút khi thầm thì : Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, hổn hển như lời của nước mây, thầm thỉ với ai ngồi dưới trúc.

Sự kỳ dị đến từ việc cả bài thơ không có «chủ đề» nước, nhưng nhờ ba câu : Trong làn nắng ửng khói mơ tan, sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời, hổn hển như lời của nước mây, mà bài thơ ngập nước, bởi những chữ : khói mơ, sóng cỏ, lời của nước mây, mà thơ hoà trong sóng nước lên tận đến mây xanh.

Hàn là nhà thơ của nước. Chất nguyên thủy tạo ra thơ Hàn là nước. Hàn không phải là nhà thơ của đất như Nguyễn Du, bởi Hàn không bận tâm đến những gì xẩy ra trên mặt đất, từ đời người, đến kiếp người, đến mộ phần, đến cõi âm, đến báo mộng … như Nguyễn Du.

Tất cả những gì xẩy ra trên mặt đất Hàn đều bắn lên không trung. Hàn luôn luôn nối kết hai yếu tố trăng (trên trời) và nước (dưới đất) với nhau để tạo thành một khối, trong đó tất cả di chuyển theo chiều nổi của không gian chứ không theo mặt bằng của trái đất.

Vì chúng ta thật là khác biệt
Tựa như hai giọt nước trong veo
(W. Szymborska)

HÀN MẶC TỬ TRONG HƯƠNG THƠM, NGUỒN THƠ HẠNH PHÚC(Thuỵ Khuê)Ở những giây phút khắc nghiệt nhất, hoang loạn nhất, vẫn có hai Hàn và có hai thơ : một Hàn của mộng đẹp khi cơn đau lắng xuống và một Hàn của mộng dữ khi cơn đau dấy lên cực điểm. Một Hàn thổ huyết trong vũng máu và một Hàn trở lại bình an sau mỗi phong ba sóng bão. Hiền mộng và ác mộng, trong sáng đắm say và đau thương kinh hoàng gắn bó với nhau như hai mặt của một cuộc đời.Đường thơ bất tận và đường đời ngắn ngủi của Hàn chập nhau trong khoảng thời gian chưa đầy mười năm và đã để lại những tiếng thơ bất hủ cho hậu thế.Thơ Hàn Mặc Tử đi từ trong sáng đến đau thương, bay lên thượng tầng của đớn đau chết chóc, cầu đấng linh thiêng cứu nạn, rồi sau cùng, trở lại trạng thái trong sáng nguyên sơ ban đầu như chưa bao giờ bợn gợn bởi những nỗi đau rã rời bệnh hoạn trần thế.Trong hành trình ấy, Hàn đưa thi ca đi từ tuổi thơ đến tuổi dậy thì, thành niên với những say mê đắm đuối, rồi thơ mắc bạo bệnh và đi về cõi chết cùng Hàn. Nhưng ở những giây phút khắc nghiệt nhất, hoang loạn nhất, vẫn có hai Hàn, có hai thơ: một Hàn của mộng đẹp khi cơn đau lắng xuống và một Hàn của mộng dữ khi cơn đau dấy lên cực điểm. Một Hàn thổ huyết trong vũng máu và một Hàn trở lại bình an sau mỗi phong ba sóng bão. Hiền mộng và ác mộng, trong sáng đắm say và đau thương kinh hoàng gắn bó với nhau như hai mặt của một cuộc đời. Cũng là trăng, cùng trong khoảnh khắc, trăng của Hàn có những tâm độ cực kỳ khác nhau : trăng vừa là người yêu, là cõi mộng mà thoắt đấy, trăng đã trở thành yêu ma, thần chết.Tập Gái quê với những bài như Nụ cười, Gái quê, Tiếng vang, Nắng tươi, Tình quê, Bẽn lẽn, Uống trăng,… phản ánh những trong sáng thơ của chàng trai hai mươi đầy sinh lực. Gái quê ra đời cuối năm 1936, bệnh phong đã phát, nhưng những bài thơ trong Gái quê, làm lúc Hàn chưa bị bệnh hoặc chưa thấy mình bị bệnh, chưa thấy đớn đau. Thơ Hàn Mặc Tử buổi đầu bay lên trong mối giao cảm giữa thiên nhiên và con người trong suốt như pha lê.Đến tập Đau thương, tình thế đã khác. Thơ trong Đau thương được Hàn gọi là thơ điên. Đau thương là tập thơ hay nhất của Hàn và đã chịu nhiều cay đắng, bất hạnh, không thể in được lúc Hàn còn sống. Phải chăng vì chính những người được giao phó nhiệm vụ in thơ, đã nhìn thấy thiên tài của Hàn và không muốn thơ Hàn ra đời, để có thể cạnh tranh ngôi vị với thơ của họ trên thi đàn?Sau những mê sảng tột đỉnh của đớn đau bệnh tật, sau những hấp hối của linh hồn trong Đau thương, Hàn trở về với yên tịnh băng trinh thủa đầu, nguyện cầu đức Mẹ Maria hằng cứu giúp, trong tập Xuân như ý. Tiếp đến Thượng thanh khí và Cẩm châu duyên, Hàn đã thoát khỏi nỗi đau thể xác, để đi đến một cõi khác, mà hạnh phúc trở lại, như chưa hề biết đớn đau, chưa biết thế nào là nhục thể bệnh hoạn.Đau thương chia làm ba phần : Phần thứ nhất là Hương thơm gồm những bài thơ trong sáng, như Đà Lạt trăng mờ, Huyền ảo, Mùa xuân chín, … Phần thứ nhì : Mật đắng gồm những bài thơ buồn, tuyệt vọng như Những giọt lệ, Cuối thu, Hãy nhập hồn em, Muôn năm sầu thảm… và phần thứ ba: Máu cuồng và hồn điên, thể hiện những thác loạn, nguyệt huyết, chết đi sống lại của Hàn với những bài : Hồn là ai, Biển hồn ta, Sáng láng, Say trăng, Rượt trăng, Trăng tự tử, Chơi trên trăng, Rướm máu, Cô liêu, Trút linh hồn….Đau thương là tác phẩm chính của Hàn Mặc Tử, và cũng là tác phẩm quan trọng nhất của thi ca Việt nam trong thế kỷ XX.Chúng tôi sẽ giới thiệu Đau thương làm hai phần: phần đầu (hôm nay), phân tích thơ Hàn trong Hương thơm và phần sau (kỳ tới) thơ Hàn trong Mật đắng, Máu cuồng và Hồn điên.Trong thi ca Việt Nam, Hàn Mặc Tử là nhà thơ duy nhất có những câu thơ hay có thể vượt sự trác tuyệt của Nguyễn Du. Hàn Mặc Tử là một hồn thơ phức tạp, một hồn thơ đầy biến đổi, tương hợp và mâu thuẫn sống trong nhau, những hình thái ngôn từ, hình thái tư tưởng kết hợp giao hoà trong thơ Hàn để tạo thành một thế giới siêu hình, siêu ngôn ngữ, chưa từng có trong thơ Việt. Vì vậy, khi tìm hiểu Đau thương, chúng ta phải trở lại với những phạm trù chính đã kết nên thơ Hàn, đó là thơ và nhạc, nước và trăng.Lần đầu tiên trong thơ Việt, Hàn Mặc Tử tạo ra một cõi thơ nhạc giao hưởng.Nghiã là thơ Hàn có nhạc ở trong. Nhạc dưới tất cả mọi hình thức từ những tiếng nhạc say say gió xé rách lả tả của ánh trăng đến tiếng hổn hển của nước mây, đến tiếng gió rít tầng cao trăng ngã ngửa… Âm nhạc trong thơ Hàn là âm nhạc chảy ra từ thân xác thơ, mỗi hình ảnh là một cõi hư ảo thơ, hư ảo nhạc, mỗi chữ đã tẩm nhạc, tẩm hương trong mình, đó là thứ âm nhạc và hương thơm giao hoà trong nội tại thơ, là sự thành thân giữa Hàn và trăng, giữa Hàn và trời nước.Cần phải phân biệt rõ âm nhạc nội tại trong thơ Hàn với âm nhạc hình thức của niêm luật bằng trắc trong thơ cổ điển, và âm nhạc phát ra từ nhịp điệu trong Thơ Mới. Ví dụ, Tiếng trúc tuyệt vời của Thế Lữ là bài thơ rất hay, có nhạc, nhưng nhạc của Thế Lữ nằm trong nhịp điệu mới (khác với âm luật cổ điển) và trong sự mô tả tiếng trúc, tiếng sáo:Tiếng địch thổi đâu đây,Cớ sao mà réo rắt ?Lơ lửng cao đưa tận lưng trời xanh ngắt,Mây bay… gió quyến mây bay…Tiếng vi vút như khuyên van, như dìu dặt,Như hắt hiu cùng hơi gió heo may (Tiếng trúc tuyệt vời)Ở đây, Thế Lữ mô tả tiếng nhạc, tiếng sáo bằng những vần thơ có âm điệu lạ, nhưng thơ Thế Lữ chưa len vào được nội tâm của tiếng trúc, tiếng địch. Bởi Thế Lữ chưa là nhạc, là thơ, Thế Lữ chưa nghe đưọc tiếng reo của đáy hồ, chưa nghe và thấy được tiếng vỡ của sao băng, chưa nghe được tiếng nước mây thầm thỉ với ai ngồi dưới trúc… như Hàn Mặc Tử.Vì Hàn là nhạc :Tôi nhập hồn tôi trong khúc hátĐể nhờ không khí đẩy lên trăng (Chơi trên trăng)Với một “nền” nhạc như thế, thơ Hàn gồm hai thế giới trần gian và tiên cảnh, đi đôi: là cõi không và cõi có, song song. Thơ Hàn là thiên đường và địa ngục. Ở giữa hai tình thế tương phản cực điểm ấy, thơ Hàn luôn luôn có một thực thể vật chất nối kết, bắc cầu: đó là trăng và nước, hai yếu tố cơ bản, mà từ đó trí tưởng tượng của Hàn khởi đi để tạo thơ. Trăng và nước giao nhau, hoá thân trong nhau, đã là nhau : trăng, một tinh cầu đất đá, qua thuật luyện kim kỳ dị của Hàn, trở thành tinh cầu nước:Nước hoá thành trăng, trăng ra nước,Lụa là ướt đẫm cả trăng thơmNgười trăng ăn vận toàn trăng cả (Say trăng)Vì vậy khi nói đến trăng trong thơ Hàn là phải tìm đến nước, bởi vì trăng và nước trong thơ Hàn gắn bó với nhau như hồn và xác của những giấc mơ.Thời trong sáng, những bài thơ hay nhất của Hàn thường là những giấc mơ đẹp.Đà Lạt là một bức tranh chỉ có trong mơ :Đây phút thiêng liêng đã khởi đầu.Trời mơ trong cảnh thật huyền mơ!Trăng sao đắm đuối trong sương nhạtNhư đón từ xa một ý thơ.Ai hãy làm thinh chớ nói nhiều,Để nghe dưới đáy nước hồ reo,Để nghe tơ liễu run trong gió,Và để xem trời giải nghĩa yêuHàng thông lấp loáng đứng trong imCành lá in như đã lặng chìm.Hư thực làm sao phân biệt được!Sông Ngân hà nổi giữa màn đêmCả trời say nhuộm một màu trăng,Và cả lòng tôi chẳng nói răngKhông một tiếng gì nghe động chạmDẫu là tiếng vỡ của sao băng … (Đà Lạt trăng mờ)Đà Lạt trăng mờ, mở vào một không gian ảo. Những yếu tố: trăng, nước hồ, sương nhạt, ý thơ, tơ liễu, hàng thông, Ngân hà, sao băng… hoà nhau trong một điệu nhạc đắm say, một luân vũ thần tiên, một sự trao thân kỳ bí, vô thường, vì không một cảnh quan hiện thực nào có thể như thế. Không ai nghe được tiếng tơ liễu run trong gió, không ai thấy được sự đắm đuối của trăng sao, không ai nghe được tiếng reo của đáy hồ, không ai nghe và thấy được tiếng vỡ của sao băng : một vũ trụ mới vừa xuất hiện mà không gian trời nước cao vút của Ngân hà và không gian sâu thẳm đầy bí mật của đáy hồ trong cõi vô chung vô thỉ, giao cảm, chuyện trò với nhau, tan loãng trong nhau như một bản giao hưởng thần tiên chưa bao giờ xẩy ra trên cõi thế. Một vũ trụ luận mới đã có ở đây trong thơ Hàn Mặc Tử. Vũ trụ luận này khác hẳn với vũ trụ luận trong thơ cổ điển, trong đó cái ta thường tự xoá trước đất trời, và trăng sao là những vật thể cố định, nhà thơ chiếu cái nhìn, chiếu tâm hồn mình vào, để mô tả trăng sao, trong khi ở vũ trụ luận mới này, trăng nguyên sơ chính là Hàn Mặc Tử.Và cả nước nữa. Nước ẩn trong thơ Hàn như nhạc. Kể cả những bài thơ không nói đến nước, như bài Mùa xuân chín, mà nước vẫn đẫm trong thơ:Trong làn nắng ửng khói mơ tanĐôi mái nhà tranh lấm tấm vàng.Sột soạt gió trêu tà áo biếc,Trên giàn thiên lý- Bóng xuân sang.Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trờiBao cô thôn nữ hát trên đồi.- Ngày mai trong đám xuân xanh ấy,Có kẻ theo chồng bỏ cuộc chơi.Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi,Hổn hển như lời của nước mây,Thầm thỉ với ai ngồi dưới trúcNghe ra ý vị và thơ ngây.Khách xa, gặp lúc mùa xuân chín,Lòng trí bâng khuâng sực nhớ làng:“- Chị ấy năm nay còn gánh thóc“Dọc bò sông trắng nắng chang chang?…” (Mùa xuân chín)Bài thơ chiếm trọn không gian từ trời xuống đất: Trong làn nắng ửng khói mơ tan / Đôi mái nhà tranh lấm tấm vàng. Rồi lại từ đất lên trời : Sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời. Ở giữa hai đỉnh trời và đất, Hàn treo những cô gái : Bao cô thôn nữ hát trên đồi. Nhưng tiếng hát của họ không chỉ vang trên mặt đồi mà chúng bay lên thượng tầng khí quyển, choán toàn bộ không gian, khi cao vút khi thầm thì : Tiếng ca vắt vẻo lưng chừng núi, hổn hển như lời của nước mây, thầm thỉ với ai ngồi dưới trúc.Sự kỳ dị đến từ việc cả bài thơ không có «chủ đề» nước, nhưng nhờ ba câu : Trong làn nắng ửng khói mơ tan, sóng cỏ xanh tươi gợn tới trời, hổn hển như lời của nước mây, mà bài thơ ngập nước, bởi những chữ : khói mơ, sóng cỏ, lời của nước mây, mà thơ hoà trong sóng nước lên tận đến mây xanh.Hàn là nhà thơ của nước. Chất nguyên thủy tạo ra thơ Hàn là nước. Hàn không phải là nhà thơ của đất như Nguyễn Du, bởi Hàn không bận tâm đến những gì xẩy ra trên mặt đất, từ đời người, đến kiếp người, đến mộ phần, đến cõi âm, đến báo mộng … như Nguyễn Du.Tất cả những gì xẩy ra trên mặt đất Hàn đều bắn lên không trung. Hàn luôn luôn nối kết hai yếu tố trăng (trên trời) và nước (dưới đất) với nhau để tạo thành một khối, trong đó tất cả di chuyển theo chiều nổi của không gian chứ không theo mặt bằng của trái đất.