CSS là gì cách nhúng mã CSS vào HTML

Khái niệm về CSS, sử dụng các cách nhúng mã CSS vào văn bản HTML như viết CSS trực tiếp, viết CSS trong một file riêng biệt

CSS là gì?

CSS viết tắt của cụm từ Cascading Style Sheets, về ngữ nghĩa thì có thể hiểu:
Cascading là cách làm việc của CSS, các CSS tác dụng vào phần tử HTML có thể bị đè (định nghĩa lại) bởi CSS khác
hoặc kết hợp cùng với CSS khác.
Còn Style Sheets điều khiển cách hiện thị nội dung trang web.

Ví dụ, CSS định nghĩa màu chữ đỏ cho phần tử <p> đặt ở một file css, thì ở file css
khác nó có thể định nghĩa lại thành màu xanh, hoặc cho thêm thuộc tính là chữ đậm, kết quả cuối cùng là sự kết hợp của 2 định
nghĩa CSS (thuộc tính trước định nghĩa chỗ này có thể ghi đè hoặc bổ xung bởi thuộc tính định nghĩa ở chỗ khác).
Đó là ý nghĩa của từ Cascading. Khi làm việc với CSS bạn sẽ dần lĩnh hội được khái niệm này.

CSS và HTML luôn đi cùng nhau:
HTML tạo ra cấu trúc, nội dung các phần tử trong trang,
CSS quy định cách hiện thị phần tử trên trang.

Để học về CSS trước tiên phải hiểu cơ bản về HTML.

Tại sao cần dùng CSS?

CSS cho phép bạn định nghĩa kiểu, cách hiện thị cho các phần tử HTML.
Giúp bạn phân tách giữa nội dung trang và cách trình bày trang.
Nếu chỉ sử dụng HTML thì định dạng phần tử, kiểu phần tử phải ở cùng một vị trí với phần tử trong văn bản,
điều này rất khó để bảo trì khi trang web phức tạp nên.
Khi sử dụng CSS thì các định đạng được loại bỏ khỏi văn bản HTML, định dạng được lưu vào một file CSS.

Nhúng CSS vào HTML

Để áp dụng CSS tác dụng vào các phần HTML có ba cách nhúng CSS:
, InternalExternal

  • Inline: mã CSS viết tại thuộc tính style của phần tử HTML
  • Internal: mã CSS trong chính văn bản HTML,
    nằm trong khối thẻ <style>
  • External: mã CSS ở một file riêng biệt sau đó nạp vào HTML bằng
    phần tử <link>

Nhúng CSS dạng inline – thuộc tính style

Cách này là đặt mã CSS vào thẳng thuộc tính style của phần tử. Mã CSS chỉ tác động nên chính phần tử đó.

Ví dụ đoạn mã CSS sau đặt màu chữ phần tử là trắng, màu nền phần tử là đỏ

color:white; background-color:red;

Giờ gán CSS đó cho một phần tử (ví dụ p) trong HTML, ở dạng inline thì thực hiện như sau:

Bạn có thể thử thay các màu khác để kiểm tra như: blue, green, navy, orange …

Nhúng CSS dạng Internal – thẻ style

Cách này bạn sẽ dùng thẻ <style>, tạo ra khu vực để viết CSS, bạn có thể để bất kỳ đâu trong HTML,
nhưng nên đặt trong thẻ <head>.

Ví dụ sau, trong khối <style> nó sẽ định nghĩa kiểu cho mọi phần tử
<p>, đều có màu trắng, nền đỏ.

Nhúng CSS dạng External – thẻ link tải file CSS

Cách này các mã CSS bạn viết tập trung vào một file độc lập với file HTML
(thường đặt phần mở rộng là css) sau đó dùng thẻ
link đặt ở phần head để nạp vào theo cú pháp, ví dụ file ngoài là demo.css

<html>
   <head> 
      <link rel="stylesheet" href="demo.css">
   </head>
   <body>
      <p>Đoạn văn 1. </p>
      <p>Đoạn văn 2. </p>
   </body>
</html>

Trong file demo.css bạn viết nội dung CSS (không có thẻ style), ví dụ:

p {
   color:white;
   background-color:red;
}

Kết quả sẽ tương tự như ví dụ trên, chỉ có điều mã CSS đã đặt ra một file độc lập. Thuộc tính
href trỏ đến địa chỉ URL của file CSS, ở ví dụ trên là địa chỉ dạng tương đối vì file CSS và HTML cùng thư mục.

Ví dụ nữa, thử tích hợp các CSS định nghĩa bởi Framework Bootstrap, ở đường dẫn:
https://stackpath.bootstrapcdn.com/bootstrap/4.3.1/css/bootstrap.min.css

Sau khi tích hợp thì sẽ có các lớp CSS sử dụng ngay như display-1, text-success …

ĐĂNG KÝ KÊNH, XEM CÁC VIDEO TRÊN XUANTHULAB

Đăng ký nhận bài viết mới