Đại Việt Works | Nguyên tắc 7C – Checklist để hoàn thiện kỹ năng giao tiếp

17/11/2020 7:00 CH

Nguyên tắc 7C được sinh ra như một công cụ giúp bạn lần lượt kiểm tra các thông điệp của mình và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp.

Có thể nói, trong thời đại hiện nay hầu như chúng ta phải thực
hành giao tiếp suốt cả một ngày dài. Vì thế, dù bạn đang làm công việc gì, là nhân viên kinh doanh đòi hỏi kỹ năng giao tiếp đỉnh cao hay một
người Freelancer làm việc độc lập, thì trao đổi thông qua ngôn ngữ cũng là một
kỹ năng cần được hoàn thiện. Và nguyên tắc 7C được sinh ra như một công cụ giúp
bạn phát
triển kỹ năng giao tiếp trong
tất cả một tình huống.

Nguyên
tắc 7C trong kỹ năng giao tiếp là gì?

Việc dành một ngày dài để trao đổi thông tin có thể dẫn đến
giảm chất lượng những thông điệp bạn truyền tải đến người khác, vì thế để luôn
bật trạng thái giao tiếp hiệu quả, nguyên tắc 7C đóng vai trò giúp bạn kiểm tra
lại lần lượt các yếu ảnh hưởng đến một cuộc trò chuyện như:

  • Clear (Rõ ràng)
  • Concise (Súc tích)
  • Concrete (Cụ thể)
  • Correct (Chính xác)
  • Coherent (Dễ hiểu)
  • Complete (Hoàn chỉnh)
  • Courteous (Lịch sự)

Nhờ vào danh sách 7 yếu tố ảnh hưởng đến kỹ
năng giao tiếp như trên, bạn có thể lần theo thứ tự mà xác nhận lại các
thông điệp của mình. Hoàn chỉnh từng mảnh nhỏ ấy và ghép chúng lại với nhau chính là bí quyết giúp cuộc hội thoại, thư từ của bạn trở nên mạch lạc
hơn và hoàn thiện kỹ năng giao tiếp.

Nguyên tắc 7C giúp hình thành kỹ năng giao tiếp

7 yếu tố trên giúp bạn hình thành kỹ năng giao tiếp hiệu
quả hơn.

Kỹ
năng giao tiếp rõ ràng (Clear)

Giao tiếp là một hình thức chuyển tải thông tin dưới nhiều dạng
khác nhau như hội họp, trò chuyện, thư từ, phỏng vấn, thuyết trình hay báo cáo.
Nhưng mục đích cuối cùng của tất cả các hình thức trên đều nhắm đến làm người
nghe hiểu thông điệp bạn gửi gắm.
Vì thế, lỗi cần tránh trong phần này chính là những câu nói
không có mục đích nhất định hoặc mơ hồ làm người nghe phải suy đoán các ẩn ý mà bạn
gửi gắm. Kỹ năng giao tiếp chỉ có thể thật sự phát huy hiệu quả khi các
bên đều hiểu được đối phương muốn nhắn gửi điều gì.

Kỹ
năng giao tiếp ngắn gọn (Concise)

Trong các cuộc họp, bạn có thể nhìn thấy phương pháp “nói
dài, nói dai” là chưa bao giờ phát huy hiệu quả. Do đó, kỹ năng giao tiếp còn có thể thể hiện thông qua việc đảm bảo được tính súc tích lẫn nội
dung câu nói.

Đặc biệt, bạn có thể giản lược bớt những từ ngữ mang tính mơ
hồ hoặc “vô thưởng vô phạt” như: hình như, ý tôi là, như bạn thấy đấy, có vẻ
như là,… Rút gọn một số cụm từ không đem đến ý nghĩa nhất định sẽ giúp bạn đơn giản hóa câu
nói, mang lại giá trị cho cuộc hội thoại.

Kỹ
năng giao tiếp cụ thể (Concrete)

Bất kỳ một cuộc hội thoại nào cũng cần có đối tượng cụ thể,
nó giúp cho các bên hình dung được những điều cần phải nói để tiếp tục theo đuổi
câu chuyện. Vì thế, tính cụ thể đóng vai trò bổ trợ tăng thêm phần rõ ràng
trong giao tiếp. Tốt nhất, hãy đưa ra những chân lý được thừa nhận hoặc các số
liệu có tính chính xác cao, nó sẽ trở thành điểm nhấn thu hút và thuyết phục được
người đối diện.

Kỹ năng giao tiếp cụ thể giúp người nghe hiểu rõ vấn đề

Trong bất kỳ cuộc trò chuyện nào thì kỹ năng giao tiếp cụ
thể cũng đóng vai trò quan trọng.

Kỹ
năng giao tiếp chính xác (Correct)

Tính chính xác của kỹ năng giao tiếp có thể được thể hiện
qua hai yếu tố: người nhận hiểu đúng thông điệp và thông điệp của bạn không sai
sự thật. Để sở hữu kỹ năng giao tiếp hiệu quả, bạn bắt buộc phải kiểm tra lại tính
chính xác của thông tin trước khi truyền tải. Bên cạnh đó, có thể đối phương sẽ không hiểu một số thuật ngữ
chuyên ngành mà bạn sử dụng, trong trường hợp này hãy ứng biến linh hoạt và
thay thế bằng những từ ngữ mang tính đại chúng hơn.

Kỹ năng giao tiếp dễ hiểu (Coherent)

Mặc dù nghe có vẻ
đơn giản, nhưng không phải ai cũng có khả năng giao tiếp mạch lạc và dễ hiểu.
Điều này thường yêu cầu người nói phải biết cách sắp xếp các dữ kiện một cách
logic hoặc lập kế hoạch diễn đạt trước khi thực hiện
giao tiếp. Cùng một nội dung, luận
điểm nhưng nếu không thể gắn kết chúng lại với nhau một cách hợp lý, sẽ cho ra
kết quả khác nhau. Tuy rằng, trong một vài trường hợp người nghe có thể miễn cưỡng
hiểu được nội dung khi tự kết nối chúng, nhưng điều này cũng đồng nghĩa kỹ
năng giao tiếp cơ bản của bạn vẫn chưa đủ để phục vụ bản thân.

Sắp xếp dữ kiện mạch lạc giúp hình thành kỹ năng giao tiếp hiệu quả

Sắp xếp dữ kiện một cách logic giúp gia tăng hiệu quả
giao tiếp.

Kỹ
năng giao tiếp hoàn chỉnh (Complete)

Các thông tin không chỉ cần phải chính xác và logic mà còn
phải đảm bảo đầy đủ các chi tiết cốt lõi để hoàn chỉnh thông điệp. Nếu đó là một chiếc Email Marketing, chắc rằng sẽ không thể thiếu lời
kêu gọi hành động khách hàng mua hàng, chương trình cụ thể, thời gian và địa điểm
diễn ra phiên bán. Có như thế, bạn mới đảm bảo được tính phản hồi khi người
nghe/ đọc đã nắm được toàn bộ thông tin cần thiết.

Kỹ năng
giao tiếp lịch sự (Courteous)

Tình huống thường xuyên gặp phải ở môi trường làm việc chính là đôi bên giữ chặt ý kiến của mình và gây ra tranh cãi.
Đây là một ví dụ điển hình cho việc thiếu đi kỹ năng giao tiếp lịch sự,
bởi yếu tố hàng đầu của nguyên tắc này chính là tôn trọng quan điểm của đối
phương. Trong cuộc sống sẽ khó tránh khỏi những ý kiến trái ngược nhau, nhưng để
giữ hiệu quả giao tiếp hãy luôn nhắc nhở bản thân tránh sử dụng các từ ngữ thiếu
tinh tế, mang sắc thái tiêu cực và công kích cá nhân đối với người khác.

Không chỉ hỗ trợ bạn trong các cuộc gặp gỡ hằng ngày, phát
triển kỹ năng giao tiếp còn giúp bạn gia tăng trí tuệ cảm xúc,
xây dựng những mối quan hệ lành mạnh
và tiến tới các cấp độ cao hơn như diễn thuyết, thuyết trình. Vì thế, có thể
nói nguyên tắc 7C là một công cụ nhưng cũng là một người bạn luôn nhắc nhở bạn
kiểm tra cẩn thận những thông tin trước khi nó được chuyển tải đến người khác.
Để xem thêm các bài viết hữu ích khác, đừng quên truy cập Website Daivietworks.com và cập nhật
các thông tin mới nhất.

Daivietworks.com