Đánh giá Cyberpunk 2077: Đồ họa của tương lai, còn lối chơi thì thuộc về quá khứ

Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.14 - 21.24.46.40.jpg

Về mặt bản chất, chúng ta hoàn toàn có thể hiểu diễn ngôn cyberpunk như một xã hội giả tưởng, phê phán chủ nghĩa tiêu dùng bằng cách thậm xưng chính cái cách con người mua sắm, trang bị cho bản thân, để rồi giúp những tập đoàn giả tưởng trở nên quyền lực vô cùng, lũng đoạn cả thế giới. Cái xã hội không luật lệ, không tôn ti trật tự ấy là nơi có thể được mô tả bằng đúng cụm từ “chó gặm xương chó”, khi con người trang bị cho bản thân những nâng cấp máy móc, vì cái đẹp, vì sức mạnh, tất cả chung quy đều chỉ để đạt mục tiêu kiếm được nhiều tiền, trở thành “kẻ mạnh” trong cái xã hội chỉ làm lợi cho những tập đoàn.

Và ở một chừng mực nhất định,

Về mặt thực chất, tất cả chúng ta trọn vẹn hoàn toàn có thể hiểu diễn ngôn cyberpunk như một xã hội giả tưởng, phê phán chủ nghĩa tiêu dùng bằng cách thậm xưng chính cái cách con người shopping, trang bị cho bản thân, để rồi giúp những tập đoàn lớn giả tưởng trở nên quyền lực tối cao vô cùng, lũng đoạn cả quốc tế. Cái xã hội không luật lệ, không tôn ti trật tự ấy là nơi hoàn toàn có thể được diễn đạt bằng đúng cụm từ “ chó gặm xương chó ”, khi con người trang bị cho bản thân những tăng cấp máy móc, vì cái đẹp, vì sức mạnh, tổng thể chung quy đều chỉ để đạt tiềm năng kiếm được nhiều tiền, trở thành “ kẻ mạnh ” trong cái xã hội chỉ làm lợi cho những tập đoàn lớn. Và ở một chừng mực nhất định, Cyberpunk 2077 của những nhà tăng trưởng game Ba Lan tại CD Projekt RED đã khắc họa được một cách xuất sắc cái quốc tế này, chí ít là ở thưởng thức diễn biến và đồ họa. Nếu mấy ngày vừa qua đồng đội thấy mình lên ít bài viết mới, hoặc toàn thấy những bài viết đã được mình làm gần 1 tuần trước, thì đồng đội biết nguyên do vì sao rồi đó. Cũng lâu rồi chưa có một game nhập vai nào có mạng lưới hệ thống diễn biến, cả chính tuyến lẫn trách nhiệm phụ được chế biến tốt như thế này, tới mức dù nhiều bug ( đúng, game nhiều bug lắm, đồng đội chưa chơi không cần hoài nghi gì hết ), Cyberpunk 2077 vẫn là một thưởng thức ở tầm siêu phẩm, sánh ngang với những cái tên như Fallout 4 hay The Witcher 3. Ấy thế là mấy ngày vừa qua, mình chơi ngấu nghiến, không riêng gì để theo dõi diễn biến chính, mà còn cố mày mò hết toàn bộ những điều được hãng game cố gắng nỗ lực ẩn giấu trong từng trách nhiệm phụ .Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.14 - 21.26.58.74.jpg

Nhưng không thể bỏ qua một thực tế rằng, nếu anh em đang tìm kiếm một điều gì đó mới mẻ trong Cyberpunk 2077, anh em sẽ phải thất vọng. Nó vẫn là một game nhập vai cổ điển, và thế giới rộng lớn có chiều sâu của thành phố Night City đơn thuần chỉ là một sân chơi ảo để CD Projekt RED khắc họa nên những nhiệm vụ khai thác hoàn hảo nhiều khía cạnh của cái xã hội mình mô tả ở đầu bài viết.
Xoay quanh câu chuyện chính của Cyberpunk 2077 là nhân vật tên V, cho anh em tự sáng tạo bề ngoài, giới tính, thậm chí cả xuất thân, với ước mơ trở thành “tay chơi lớn” của thành phố Night City. Nhưng thay vì triển khai một cốt truyện nhạt nhẽo xoay quanh sự tham lam của những tập đoàn khổng lồ, tham vọng làm bá chủ, thì câu chuyện chính của game, với sự hiện diện của nam tài tử Keanu Reeves trong vai rocker Johnny Silverhand lại là một khía cạnh rất riêng tư, rất nhân bản và rất gần gũi, dù rằng sự vĩ cuồng của những kẻ mà V cùng Silverhand phải đối mặt vẫn là hết sức điên rồ. Nó đề cập nhiều hơn tới quyền được sống, quyền được khẳng định bản thân, tham vọng tạo nên tên tuổi của một con người, và điểm xuyết trong đó là một chút cuồng vọng trở thành bất tử của vài cá nhân giàu có.

Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.14 - 02.08.53.28.jpg

Nếu so sánh với những tác phẩm khác lấy bối cảnh cyberpunk, chí ít là ở làng game, Cyberpunk 2077 có được cốt truyện với chiều sâu ấn tượng hơn nhiều. Và, ngang hàng với những tác phẩm điện ảnh xuất sắc lấy bối cảnh cyberpunk, như Blade Runner, RoboCop hay Ghost in the Shell, Cyberpunk 2077 lột tả được rõ ràng sự thối rữa của cái xã hội giả tưởng, nơi giá trị con người được thể hiện bằng tiền bạc và bề ngoài, cho dù chúng méo mó đến đâu đi chăng nữa.

Nhưng ở một khía cạnh ngược lại, như đã đề cập, Cyberpunk 2077 là một tựa game nhập vai cổ điển trung thành với những giá trị đã được chứng minh từ thời The Witcher 3. Những nhiệm vụ đều yêu cầu anh em đến một nơi cố định đã được dựng sẵn, rồi thực hiện những điều game yêu cầu. Lời hứa tạo ra một thế giới sống động, với từng NPC đem lại khác biệt về mặt câu chuyện cho nhân vật chính là thứ CD Projekt RED không thực hiện được. Thế giới ảo của Cyberpunk 2077 dù đúng là rất đông người, vẫn tràn đầy sức sống, nhưng những nhân vật anh em gặp trên đường hầu hết đều chẳng có tác động gì. Nhưng bù lại, nhờ vào kinh nghiệm tạo ra một trong những game hay nhất thập kỷ, The Witcher 3 Wild Hunt, CD Projekt RED vẫn chưa quên khả năng tạo ra một hệ thống nhiệm vụ cổ điển, với những nhiệm vụ chính tuyến theo cốt truyện xuyên suốt trò chơi, và những nhiệm vụ phụ với mức độ quan trọng khác nhau. Có những nhiệm vụ tương đối nhỏ nhặt, nhưng cũng có nhiệm vụ anh em bắt buộc phải làm để mở khóa tất cả những kết thúc trong game.

Và, những nhiệm vụ ấy trải rộng để nêu bật lên những câu chuyện, những vấn đề mượn phong cách cyberpunk để phê phán hiện thực xã hội. Từ những kẻ tìm đến băng đảng để đổi đời, đến những con người bị kìm kẹp bởi chủ nghĩa tiêu dùng, bởi những tập đoàn khổng lồ. Có những nhiệm vụ sẽ khiến anh em cảm thấy phì cười vì sự nhảm của nó, nhưng cũng có nhiệm vụ sau khi kết thúc, dù thành công hay thất bại, cũng sẽ khiến anh em suy nghĩ về chính những vấn đề mà ngay ở ngày hôm nay, hiện thực năm 2020 chúng ta đang phải đối mặt.

Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.14 - 20.19.56.59.jpg

Cái xã hội phản địa đàng khủng khiếp được bao bọc bởi lớp cánh hào nhoáng của những tòa nhà khổng lồ, những bích chương quảng cáo sáng lòa giữa màn đêm, bởi những quảng cáo hoành tráng hấp dẫn không thể che đậy được sự thối rữa khiến con người bị lưu manh hóa, làm tất cả vì lợi ích của bản thân. Suy cho cùng, khi càng nghiên cứu nhiều về hai khái niệm chủ nghĩa tiêu thụ và chủ nghĩa cá nhân, chúng ta sẽ càng thấy cái xã hội tưởng là giả tưởng của cyberpunk, của những tác phẩm như Deus Ex, Blade Runner hay chính bản thân Cyberpunk 2077 đều lột tả được hết những gì tồn tại trong xã hội đương đại. Và cái “thối rữa” ấy được bao bọc bởi chính cái hào nhoáng trong game: Những quảng cáo đánh thẳng vào nhu cầu dục vọng, nhu cầu thể hiện bản thân của con người, tràn ngập trong game, và đến mức chúng ta thấy ngột ngạt vì đến đi vào thang máy cũng có hàng loạt màn hình TV chiếu quảng cáo. Điên rồ, nhưng không phải phi lý và tuyệt đối hư cấu.

Bổ trợ cho cái cốt truyện phê phán bằng cách thậm xưng những cái xấu ấy là hệ thống gameplay nhập vai có chiều sâu. Chỉ tiếc một điều, cơ chế vật phẩm, nâng cấp, chiến đấu và kỹ năng không mấy cân bằng. Có khía cạnh rất quan trọng, ví dụ như những kỹ năng và khía cạnh của nhân vật như sức mạnh, trí thông minh hay độ “cool ngầu”, chúng giúp ích rất nhiều cho quá trình chiến đấu và lựa chọn đối mặt với những tình huống khác nhau của anh em. Thậm chí có rất nhiều lựa chọn hội thoại hoặc hành động yêu cầu anh em phải chọn nguồn gốc nhân vật hợp lý, hoặc có đủ chỉ số nhân vật thì mới làm được. Kết hợp giữa hệ thống vũ khí với những thiết bị mod chỉ số, với nhân vật được cộng những chỉ số cần thiết, trang phục và những nâng cấp cyberware cho cơ thể, anh em sẽ có rất nhiều lợi thế trong việc chiến đấu.

Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.14 - 15.58.05.95.jpg

Nếu muốn trở thành một nhẫn giả mò mẫm và lần lượt hạ thủ từng tên địch trong yên lặng, hay trở thành một chiến binh, hoặc dùng những kỹ năng hack vào bộ phận cơ thể địch để giành lợi thế, tất cả đều khả thi, với đúng hướng nâng cấp nhân vật, mod và vũ khí, trang bị.
Một điều cần đề cập về mặt chiến đấu, khá dễ để biến một màn ẩn nấp trở thành một màn bắn nhau bung xòe không thể kiểm soát. Cơ bản là vì, cơ chế hành động bí mật của game khá kỳ quặc. Có lúc, anh em sẽ tìm được đường để mò mẫm qua mặt địch, nhưng có lúc sử dụng những kỹ năng để vô hiệu hóa địch lại mặc định cảnh báo tất cả những kẻ khác trong màn chơi, thế là công cốc. Không phải lúc nào thiết kế màn chơi cũng phục vụ tốt cho từng lựa chọn làm nhiệm vụ của anh em. Đó là một điểm trừ của Cyberpunk 2077.

Điểm trừ thứ hai chính là hệ thống nâng cấp vật phẩm. Giữa cái thế giới anh em có thể nhặt đồ mới ngon hơn nhiều so với đồ anh em đang trang bị cho bản thân, thì hệ thống craft đồ và upgrade gần như chỉ có giá trị ở gần cuối game, khi anh em bắt đầu có những món đồ xịn nhất, chỉ số cao nhất, và cần nâng cấp thêm để chúng khỏe hơn. Còn hầu hết game, nghĩa là cỡ 30 tiếng đồng hồ, phần crafting và upgrade gần như vô dụng. Tốn hàng đống linh kiện nâng cấp chỉ để đến một nhiệm vụ sau nhặt được đồ ngon hơn hẳn, cảm giác không vui cho lắm.

Nhưng bù lại, ngoài thiết kế màn chơi và hệ thống nâng cấp vật phẩm khá thừa thãi, tưởng chừng như được bê y nguyên từ thời The Witcher 3, thay đổi một chút nội dung để phù hợp với bối cảnh, gần như tất cả mọi khía cạnh khác về gameplay của Cyberpunk 2077 đều ở mức xuất sắc. Phụ thuộc vào khả năng của nhân vật, và phụ thuộc vào mức độ thân quen của nhân vật với NPC, những dòng thoại khác nhau sẽ hiện diện, tạo ra sự đa dạng cần có ở một tựa game quy mô như Cyberpunk 2077.

Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.14 - 19.52.05.84.jpg

Và khi chúng ta nhắc đến bối cảnh, không thể bỏ qua thành tựu lớn nhất mà CD Projekt RED đã làm được, hay cũng có thể nói là chưa hoàn thành rốt ráo, ấy chính là thế giới mở rộng lớn của game. Không như những trò chơi nhập vai thế giới mở khác, Cyberpunk 2077 thực sự đem lại được cảm giác của một “địa ngục trần gian”, với những tòa nhà khổng lồ che lấp đường chân trời, bạt ngàn những màn hình hiển thị quảng cáo, và quan trọng nhất, là cái cảm giác của một không gian “cyberpunk” thật sự, nơi sương mù (hay ô nhiễm không khí?) khiến những bóng đèn neon sáng lòa hòa trộn vào không gian. Nếu anh em mê mẩn những bức hình tối tăm mà mờ ảo với những bóng neon ở Hong Kong hay Tokyo, mê mẩn cái phong cách hình ảnh như ở trong Blade Runner, nơi con người hợp nhất làm một với công nghệ theo cái cách đáng sợ nhất, thì Cyberpunk 2077 sẽ không làm anh em thất vọng.

Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.14 - 02.14.10.90.jpg

Để làm được điều đó, REDengine của hãng game Ba Lan được nâng cấp để tạo ra một không gian mở đầy ấn tượng, không chỉ về chiều rộng mà còn cả chiều sâu nữa. Ngẩng đầu lên, anh em sẽ thấy đường đi chằng chịt, và chúng hoàn toàn không chỉ để cho đẹp, mà đó chính là hệ thống đường xá để anh em di chuyển từ nơi này đến nơi khác. Khó có thể mô tả sự đông đúc đến chật chội của xã hội cyberpunk mà không có những tòa nhà chung cư khổng lồ, chứa hàng nghìn người cùng lúc, với những hệ thống đường phức tạp theo chiều sâu chứ không phải chiều rộng, và đó là cách CD Projekt RED đã thể hiện rất hoàn hảo. Anh em có thể chê game chơi nhạt, có thể chê nó lắm lỗi, nhưng không thể chê được tấm khung nền, thế giới mở được tạo ra để làm tiền đề cho toàn bộ trò chơi.

Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.14 - 20.29.53.47.jpg

Từng con đường, góc phố, từng căn chung cư tối tăm bẩn thỉu vì rác, kết hợp giữa những bóng điện sáng trưng, những hình graffiti chằng chịt, những cơ sở hạ tầng công cộng hỏng hóc, tất cả cùng lúc kết hợp lại để tạo ra được một thế giới phản địa đàng ngột ngạt, kinh khủng và không có lối thoát. Nhưng nó đẹp, rất đẹp.

Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.12 - 17.07.48.12.jpg

Để đẹp được như thế này, thì cỗ máy tính của anh em cũng cần có sức mạnh tương đối. Ngay cả với card đồ họa RTX 3070, setting high-ultra ở độ phân giải 1440p, ở nhiều màn lái xe vào khu dân cư đông đúc, game vẫn sụt xuống còn có 30 FPS. May mắn thay ở nhiều cảnh khác, game mượt hơn nhiều, và vẫn đẹp. Cũng có một lưu ý nho nhỏ, đó là tùy chọn screen space reflection không đem lại nhiều khác biệt ở những thiết lập cao hơn, và anh em hoàn toàn có thể chỉnh tùy chọn này xuống low để cho nhẹ máy, hoặc để bật ray traced reflection. Game kết hợp cả hai cơ chế đồ họa này, thay vì bật cái này tắt cái kia, nên ảnh hưởng về hiệu năng là vô cùng đáng sợ. Nhưng khi tìm ra đúng tùy chọn để game chạy mượt mà vẫn đẹp, thì tác động của phần hình là rất đáng nể khi khắc họa thế giới ảo của trò chơi:

Bản thân chế độ photo mode cũng rất hay, khi anh em có thể kết hợp ánh sáng và góc chụp để tạo ra những tấm hình tuyệt vời. Mình khá nghiện tính năng này và bỏ ra không ít thời gian cho nó, như trong tấm hình cover ở đầu bài viết ấy.

Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.14 - 21.35.16.49.jpg

Còn bây giờ hãy nói về bug đi. Đúng là ở hai phiên bản 1.01 và 1.02 của game, mọi thứ rất tệ. Xe biến mất, còn lại hai người ngồi trong xe lơ lửng di chuyển, vật thể bay trong không trung như ma thuật của Harry Potter, hay tình trạng lỗi vị trí vật thể xảy ra như cơm bữa, đếm không hết, chụp không xuể. Nhưng đến thời điểm mình viết bài

Còn trước đó, hôm đầu tiên mình

Còn giờ đây hãy nói về bug đi. Đúng là ở hai phiên bản 1.01 và 1.02 của game, mọi thứ rất tệ. Xe biến mất, còn lại hai người ngồi trong xe lơ lửng chuyển dời, vật thể bay trong không trung như ma thuật của Harry Potter, hay thực trạng lỗi vị trí vật thể xảy ra như cơm bữa, đếm không hết, chụp không xuể. Nhưng đến thời gian mình viết bài đánh giá game, Cyberpunk 2077 đã ra đời đến bản update 1.04. Dù thực trạng bug đồ họa vẫn sống sót, nhưng nó thuyên giảm rất nhiều, nhờ đó tạo ra cảm xúc nhập vai chân thực hơn. Còn trước đó, hôm tiên phong mình chơi game, có một đoạn diễn biến khá lâm li bi đát, nhưng rồi lỗi game quyết định hành động là khẩu súng trong tay người bạn sát cánh của mình nên ở chỗ khác, thế là nó … lơ lửng chọc thẳng vào lỗ mũi của nhân vật đó. Đang xúc động thì cụt hứng, mà chỉ thấy buồn cười. Từ giờ về sau này, đồng đội hoàn toàn có thể yên tâm về chất lượng của game, khi CD Projekt RED đang nỗ lực rất là để sửa lỗi cho tác phẩm của mình .Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.12 - 23.32.56.80.jpg

Kết lại, anh em có thể bị choáng ngợp bởi hình ảnh, bởi những tấm screenshot mình chia sẻ trên đây. Nhưng đừng nhầm lẫn, Cyberpunk 2077 không phải là một trải nghiệm nhập vai của tương lai, mà chỉ có đồ họa thôi. Còn về lối chơi RPG, nó đúng là một bước tiến nho nhỏ so với The Witcher 3, cả về cách kể chuyện lẫn định hướng nhiệm vụ. Mọi thứ trở nên tự nhiên hơn khá nhiều, khi những nhiệm vụ phụ không còn kiểu nhét vào họng người chơi bắt họ phải hoàn thành nữa. Cùng lúc, hệ thống nhiệm vụ cũng khiến mình hứng thú, muốn làm hết cái này đến cái khác, chứ không muốn kết thúc game. Nhưng rồi, như một phép ẩn dụ trớ trêu, trùng hợp thay chính bản thân mình cũng phải xác định tinh thần rằng game sẽ kết thúc, hệt như cái cách chúng ta chọn lựa số phận cho nhân vật chính ở cuối game vậy.

Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.14 - 00.15.13.49.jpg

Cyberpunk 2077 có thể là một tác phẩm đột phá về mặt đồ họa, nhưng lối chơi của nó có chỗ hoàn hảo, có chỗ thừa thãi, và cũng có chỗ thực sự cần thay đổi. Nếu hình ảnh của trò chơi là tấm gương phản chiếu những tiềm năng của công nghệ đồ họa game trong tương lai, thì lối chơi của nó lại là những gì truyền thống và gắn liền với quá khứ nhất. Lại một phép ẩn dụ nữa, khi cyberpunk lấy phong cách retro-futuristic giả tưởng những năm 80, khắc họa nên một cái tương lai chưa bao giờ và sẽ không bao giờ hiện diện, với những chiếc xe vuông vức góc cạnh nhưng được nâng cấp cho hợp xu thế. Chính bản thân toàn bộ trò chơi cũng giống hệt như phong cách giả tưởng ấy.

Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.14 - 15.42.56.63.jpg

Nó giằng xé, giữa quá khứ và tương lai, không biết bấu víu vào đâu để tìm ra cá tính riêng cho mình. Đó là thứ The Witcher 3 làm được, còn Cyberpunk 2077 thì không, dù cả hai đều xuất sắc về mặt hình ảnh, âm thanh và trải nghiệm thưởng thức.

Để kết thúc bài viết, mình xin phép khoe anh em vài tấm screenshot mình chụp bằng công cụ photo mode trong game. Mình tâm đắc mấy tấm này lắm, nên khoe anh em 😁

Cyberpunk 2077 Screenshot 2020.12.15 - 20.37.56.55.jpg

Source: https://final-blade.com
Category : Game