ETL là gì? Cách ETL hoạt động? So sánh ETL vs ELT | BKHOST

ETL là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong ngành CNTT. Đây là một công cụ có khả năng tích hợp các nguồn dữ liệu vào một kho lưu trữ đích.

ETL la gi

Vậy quy trình tích hợp của nó diễn ra như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Đăng ký Gmail Doanh Nghiệp tại BKHOST

BKHOST đang có chương trình khuyến mại cực tốt cho khách hàng đăng ký dịch vụ Gmail Tên Miền Riêng:

  • Giảm giá lên đến

    20%

    .

  • Giá chỉ từ 495k/5 mail.
  • Dung lượng lên đến 30GB/user.

Đăng ký ngay:

email với tên miền riêng

ETL là gì?

ETL – Extract, Transform, Load là ba bước quan trọng của quá trình tích hợp các dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và một kho dữ liệu đích khác. Đồng thời, ELT là một phương pháp giúp tính toán và phân tích dữ liệu rất chính xác.

Trong các quy tắc kinh doanh, ETL giúp dọn dẹp và sắp xếp các dữ liệu theo hướng giải quyết vấn đề kinh doanh như báo cáo hàng tháng, phân tích nâng cao, cải thiện quy trình back-end.

Ngoài ra, ETL còn được sử dụng trong tổ chức với khả năng như:

  • Extract giúp trích xuất dữ liệu gốc.
  • Cleanse giúp xóa các dữ liệu không cần thiết.
  • Load giúp tải dữ liệu vào cơ sở đích.

ETL vs ELT

ETL vs ELT

ELT được sử dụng để sao chép hoặc trích xuất dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau và tải trực tiếp đến kho dữ liệu đích, sau đó chúng sẽ được chuyển đổi khi cần thiết. Khác với ELT, ETL sẽ tải các dữ liệu đó vào một kho dữ liệu để chuyển đổi.

Điểm chung của ETL và ELT là chúng đều sử dụng nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như cơ sở, kho hay Lake dữ liệu. Trong đó, mỗi quy trình đều có những ưu điểm và nhược điểm khác nhau.

ELT phù hợp với các tệp dữ liệu lớn không có cấu trúc được tải lên trực tiếp từ nguồn. Đồng thời, ELT cũng giúp đơn giản hóa quá trình quản lý dữ liệu tốt hơn bởi nó không yêu cầu lập bất cứ kế hoạch nào cho việc trích xuất và lưu trữ. Trong khi đó, quy trình ETL yêu cầu nhiều vấn đề hơn. Cụ thể để tích hợp dữ liệu từ nhiều nguồn khác nhau thì chúng cần được xác định rõ ràng để trích xuất cùng với Key phù hợp.

Mỗi một quá trình phân tích dữ liệu đều được thực hiện dựa trên các quy tắc chuyển đổi giúp xác định mức độ đơn giản hóa của dữ liệu. ELT được sử dụng phổ biến với cơ sở dữ liệu đám mây bởi quy trình hoạt động diễn ra hiệu quả hơn và trở thành phương pháp tốt nhất hiện nay.

ETL hoạt động như thế nào?

ETL hoat dong nhu the nao

Để có thể hiểu hơn về quy trình của ETL, hãy theo dõi các bước hoạt động cụ thể sau đây:

Extract

Đây là bước đầu tiên trong quá trình ETL, nhiệm vụ của nó là sao chép hoặc trích xuất các dữ liệu gốc từ các nguồn khác nhau sang một vị trí lưu trữ mới. Trong đó, dữ liệu gốc này có thể có cấu trúc hoặc không có cấu trúc và không giới hạn trên một số phương tiện như máy chủ SQL/NoSQL, hệ thống CRM/ERP, tập tin, email hoặc trang web.

Transform

Trong bước thứ 2 này, tất cả các dữ liệu gốc sẽ được xử lý để chuyển đổi và tích hợp cho quá trình phân tích dự kiến. Cụ thể như sau:

  • Lọc, xóa bỏ các dữ liệu trùng lặp, tiêu chuẩn hóa, xác minh và sắp xếp dữ liệu.
  • Phân tích và tóm lược dựa trên dữ liệu gốc để thay đổi tiêu đề hàng và cột nhằm đảm bảo tính nhất quán của dữ liệu. Chẳng hạn như đơn vị tiền tệ, đơn vị đo lường hay chỉnh sửa chuỗi văn bản.
  • Tiến hành kiểm tra để đảm bảo chất lượng của dữ liệu hoạt động tuân thủ các quy tắc đã được đặt ra.
  • Các cơ quan và chính phủ quản lý giúp mã hóa bảo vệ dữ liệu an toàn.
  • Định dạng dữ liệu thành các bảng tương thích với sơ đồ của kho dữ liệu đích.

Load

Đây là bước cuối cùng trong quá trình ETL, các dữ liệu đã chuyển đổi sẽ được chuyển từ vị trí dự trữ đến kho lưu trữ đích. Quá trình này diễn ra gồm hai bước đó là Load ban đầu, sau đó là Load định kỳ giúp cải thiện, làm mới và thay thế các dữ liệu trong kho lưu trữ.

Hầu hết các tổ chức sử dụng ETL đều có quy trình tự động hóa. Ngoài ra, ETL được kích hoạt trong giờ và ngoài giờ khi lưu lượng truy cập trên hệ thống nguồn và ở kho dữ liệu ở mức thấp nhất.

ETL và các phương pháp tích hợp dữ liệu khác

ETL và ELT là hai phương pháp tích hợp dữ liệu sử dụng những cách tiếp cận khác nhau. Cụ thể như sau:

  • CDC – Change Data Capture được sử dụng để giảm thiểu tài nguyên trong bước Extract. Ngoài ra, nó giúp di chuyển các dữ liệu đã được chuyển đổi thành Lake hoặc kho lưu trữ khác trong thời gian thực.
  • Sao chép các thay đổi trong dữ liệu gốc theo thời gian thực hoặc cơ sở dữ liệu trung tâm. Điều này giúp tạo bản sao lưu phục hồi sau các sự cố bất ngờ.
  • Ảo hóa dữ liệu bằng cách sử dụng lớp trừu tượng hóa phần mềm để triển khai chế độ xem tích hợp tốt nhất mà không cần sao chép, chuyển đổi hay tải dữ liệu.
  • SDI – Stream Data Integration là quá trình tích hợp dữ liệu luồng trong thời gian thực giúp chuyển đổi và tải các luồng dữ liệu lên hệ thống đích để tiến hành phân tích.

Những lợi ích và thách thức của ETL

ETL được xem là một giải pháp giúp làm sạch các dữ liệu trước khi tải chúng vào kho lưu trữ đích. Tuy nhiên, do hoạt động hàng loạt tốn nhiều thời gian nên ETL cần tạo các kho dữ liệu nhỏ ít phải cập nhật hơn. Trong khi một số phương pháp như ELT, CDC và ảo hóa dữ liệu được sử dụng để tích hợp các dữ liệu lớn thường xuyên thay đổi hay các luồng dữ liệu trong thời gian thực.

Công cụ ETL

Trước kia, các tổ chức đã tự viết mã ETL riêng để sử dụng trong phạm vi cho phép. Hiện nay, công cụ ETL mã nguồn mở thương mại và các dịch vụ đám mây được triển khai dành cho tất cả người dùng. Các công cụ này đều có những tính năng điển hình, cụ thể như sau:

  • Khả năng tự động hóa toàn bộ luồng dữ liệu và thân thiện với người dùng.
  • Tính năng drag-and-drop được sử dụng để chỉ định các quy tắc và luồng dữ liệu.
  • Hỗ trợ quản lý các dữ liệu phức tạp như phân tích, tích hợp và một số thao tác chuỗi.
  • Công cụ ETL có khả năng mã hóa tất cả các dữ liệu được chứng nhận tuân thủ các quy định của HIPAA và GDPR.
  • Một số công cụ ETL được tích hợp tính năng truyền dữ liệu trực tiếp trong thời gian thực để triển khai AI.

Tích hợp API và EAI

Thay thế cho công cụ ETL, các nhà phát triển đã tích API được tích hợp EAI với khả năng linh hoạt và có thể mở rộng. Trong khi ETL là phương pháp tích hợp dữ liệu chính thì EAI được sử dụng phổ biến với API trong cài đặt dựa trên web.

Tổng kết về ETL

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã đưa ra các thông tin liên quan đến công cụ ETL. Hy vọng qua đây bạn đã hiểu hơn về quy trình hoạt động cũng như các tính năng điển hình của loại công cụ hiện đại này.

Nếu bạn có thắc mắc về ETL, hãy để lại ở bên bình luận bên dưới, BKHOST sẽ trả lời bạn trong thời gian sớm nhất.

P/s: Bạn cũng có thể truy cập vào Blog của BKHOST để đọc thêm các bài viết chia sẻ kiến thức về lập trình, quản trị mạng, website, domain, hosting, vps, server, email,… Chúc bạn thành công.

  • etl là gì

Đăng ký tên miền tại BKHOST

BKHOST đang có chương trình khuyến mại cực shock dành cho khách hàng đăng ký mới tên miền.

  • Giảm giá lên đến

    70%

    .

  • Bắt đầu chỉ từ

    59k

    /năm đầu.

Rất nhiều tên miền đẹp đang chờ bạn. Nhanh tay sở hữu ngay hôm nay trước khi đối thủ của bạn nhắm tới.

tên miền rẻ nhất