Giới thiệu về Activity Diagram

Ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất (Unified Modeling Language – UML) là một công cụ cực kỳ hữu ích để mô hình và tài liệu hoá các hệ thống phần mềm. UML bao gồm khá nhiều tập hợp con là biểu đồ, bao gồm biểu đồ cấu trúc (structure diagrams), biểu đồ tương tác (interaction diagrams) biểu đồ hành vi (behavior diagrams). Trong biểu đồ hành vi sẽ bao gồm các biểu đồ khác, lần lượt là biểu đồ hoạt động (activity diagram), song song là use case (UC) biểu đồ trạng thái máy (state machine diagram). Tất cả đều mô tả và mô hình hoá những gì đang xảy ra trong hệ thống. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được cách sử dụng công cụ hiệu quả này. Ở bài viết này, BAC sẽ giới thiệu đến với các bạn về biểu đồ hoạt động, tức activity diagram.

Đây là một dạng lưu đồ được dùng để thể hiện các hoạt động được thực hiện bởi một hệ thống. Thực tế, đây là một phiên bản “nâng cấp” của biểu đồ mô hình hóa từ luồng hoạt động này sang hoạt động khác. Nếu bạn chưa quen với dạng lưu đồ này, BAC hy vọng hướng dẫn này sẽ có ích và các bạn có thể áp dụng ngay vào thực tế công việc.

1. Biểu đồ hoạt động (Activity Diagram) là gì?