Gộp file thư viện trong PHP với include() và require()

Trong PHP các đoạn code khác nhau bạn có thể bố trí ở nhiều file php khác nhau như là một thư viện, rồi bạn gộp chúng lại trong một file PHP khi Server chạy.
Có hai hàm để bạn làm điều này đó là include()require().
Điều này giúp bạn có thể xây dựng các thư viện chức năng để sử dụng lại ở nhiều file, hoặc giúp bạn dàn trang như là tạo phần header, footer, sidebar … trên các file riêng rồi gộp vào trang.

Hàm include()

Hàm include() đọc nội dung của file tham số và copy vào file gọi hàm include().
Giả sử bạn tạo một menu chung cho các trang. Thì bạn có thể tạo file menu.php với nội dung như sau:

<a href="/">Home</a> -   
<a href="/lap-trinh-php/">Lập trình PHP</a> -  
<a href="/html/">HTML</a> -   
<a href="/contact/">Liên hệ</a> <br /> 

Với file menu.php này bạn có thể gộp nó vào các file khác, ví dụ bạn tạo file index.php:

<html> 
    <body>
        <?php include("menu.php"); ?>
        <p>Đây là ví dụ về lệnh include()!</p>
    </body>
</html>

Chạy file trên sẽ có kết quả mà nội dung của menu.php đã được gộp vào:

Home –
Lập trình PHP –
HTML –
Liên hệ

Đây là ví dụ về lệnh include()!

Hàm require()

Tác dụng của hàm require() cũng tương tự như include() tức là đọc file bên ngoài và chèn vào vị trí gọi hàm require(),
tuy nhiên có sự khác biệt đó là nếu file gộp không tồn tại thì include() đưa ra báo lỗi và tiếp tục chạy script, còn với require() nếu
file không tồn tại thì script sẽ bị dừng ngay lập tức. Bạn hãy trở lại ví dụ trên và sử dụng require() để kiểm tra.

Hàm require_once()

Hàm require_once() hoạt động giống với require() với một sự khác biệt là require_once() sẽ kiểm tra xem file đã từng được load vào hay chưa,
nếu đã load thì không làm gì nếu chưa load thì sẽ gọi require(), điều này để đảm bảo thư viện hàm không bị mở chèn nhiều lần vào.

ĐĂNG KÝ KÊNH, XEM CÁC VIDEO TRÊN XUANTHULAB

Đăng ký nhận bài viết mới