Hướng dẫn cách sử dụng hàm Lookup trong Excel

Mục lục

Nếu bạn đang muốn tìm hiểu về hàm Lookup trong excel với yêu cầu tìm kiếm hay như bạn đang cần thực hiện một mục đích công việc nào đó trên excel, bạn có thể dễ dàng hiểu chức năng của hàm và ứng dụng của hàm một cách chuyên nhất qua bài giới thiệu dưới đây.

1. Hàm Lookup là gì?

Tôi đưa cho bạn một ví dụ khi bạn muốn thực hiện việc tìm kiếm và muốn trả giá trị về một ô vị trí tương ứng cụ thể trong một chuỗi các dữ liệu chi chít và dày đặc, bạn muốn truy xuất thật đúng dữ liệu đó với các thông tin điều kiện đưa ra hay nói các khác là tìm kiếm. Để có thể không phải thủ công quan sát bạn cần hàm Lookup giúp bạn thực hiện công việc này.

Vậy bạn đã hiểu cơ bản về chức năng của hàm, hàm Lookup thực hiện công việc tìm kiếm và tra cứu giữa các cột hoặc các hàng trong excel.

Tuy nhiên nếu chỉ đơn giản đọc qua lý thuyết bạn sẽ không hiểu được hết cơ bản về hàm. Hàm Lookup có 2 dạng thực hiện.

2. Hàm Lookup dạng mảng

Cú pháp

Với cùng một chức năng dù bất kỳ dạng nào, ở dạng mảng hàm Lookup áp dụng cho hàng với cú pháp:
=LOOKUP(giá trị cần tìm; vùng để tìm)

Trong đó: 

– Giá trị cần tìm có thể là chữ, số, hay một ký tự bất kỳ mà hàm Lookup cần tìm trong vùng dữ liệu chỉ định.

– Vùng tìm kiếm là vùng mà bạn chọn để hàm tìm kiếm dữ liệu.

Lưu ý:

– Nếu Giá trị cần tìm không được tìm thấy sẽ lấy giá trị nhỏ hơn gần nhất trong Vùng tìm kiếm.

– Nếu Giá trị cần tìm nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong hàng hoặc cột thứ nhất thì hàm Lookup sẽ trả về lỗi #N/A.

– Nếu mảng có số cột nhiều hơn số hàng thì hàm Lookup sẽ tìm kiếm Giá trị cần tìm trong cột thứ nhất.

– Các giá trị trong Vùng tìm kiếm phải sắp xếp theo thứ tự tăng dần.

Ví dụ minh họa

Ví dụ cho bạn hiểu được chức năng của hàm.

Tìm kiếm mức tiền thưởng của những nhân viên có doanh số 30 và doanh số 55 trong bảng thống kê:

cach-su-dung-ham-lookup-trong-excel.png

Cách sử dụng hàm lookup dạng mảng (hình 1)

Để có thể áp dụng hàm thực hiện cho từng yêu cầu bạn nhập công thức hàm Lookup vào ô D12 công thức: =LOOKUP(30,C6:D10) và tương tự nhập vào ô D13: =LOOKUP(55,C6:D10) bạn nhận được kết quả sau khi hàm tìm kiếm và báo cáo.

Cách sử dụng hàm lookup dạng mảng 2

Cách sử dụng hàm lookup dạng mảng (hình 2)

Hàm lookup sẽ bắt và tìm chọn các khoảng phù hợp để đưa ra các kết quả phù hợp với yêu cầu.

Cách sử dụng hàm lookup dạng mảng 3

Cách sử dụng hàm lookup dạng mảng (hình 3)

>> Xem thêm: Hướng dẫn cách dùng hàm Hlookup trong Excel hiệu quả

3. Hàm Lookup dạng Vector

Cú pháp

– Hàm lookup dạng vector thực hiện cho dạng cột.

– Cú pháp hàm: =Lookup(Giá trị cần tìm,Vùng giá trị tìm,Vùng chứa giá trị kết quả).

Lưu ý:

– Nếu Giá trị cần tìm không có thì sẽ sử dụng giá trị nhỏ nhất trong Vùng chứa giá trị cần tìm.

– Nếu Giá trị cần tìm nhỏ hơn giá trị nhỏ nhất trong Vùng chứa giá trị cần tìm thì sẽ báo lỗi #N/A.

Ví dụ minh họa

Ví dụ: Tìm sản phẩm phù hợp với mức giá yêu cầu bên bảng dưới đây:

cach-su-dung-ham-lookup-trong-excel-3.png

Cách sử dụng hàm lookup dạng vector (hình 1)

– Tìm sản phẩm phù hợp với mức giá khoảng 7,500,000, nhập công thức hàm Lookup như sau: = LOOKUP(7500000,C2:C6,B2:B6)

cach-su-dung-ham-lookup-trong-excel-3.png

Cách sử dụng hàm lookup dạng vector (hình 2)

– Enter hàm đưa về sản phẩm Lenovo.

– Tìm kiếm sản phẩm phù hợp trong khoảng 13,000,000:

cach-su-dung-ham-lookup-trong-excel-3.png

Cách sử dụng hàm lookup dạng vector (hình 3)

– Bạn sẽ nhận được kết quả là iPhone bởi trong khoảng chỉ định không có sản phẩm nào thỏa mãn mức giá trên nhưng hàm vẫn nhận sản phẩm có mức giá gần với mức giá đó nhất.

cach-su-dung-ham-lookup-trong-excel-3.png

Cách sử dụng hàm lookup dạng vector (hình 4)

4. Hàm HLOOKUP kết hợp với hàm IF

Cho ví dụ như mô tả dưới bảng

– BẢNG 1 (B3:E11) bao gồm các dữ liệu như sau: tên nhân viên, nhóm, doanh số.

– BẢNG 2 (B14:F15), nếu nhân viên A có doanh số lớn hơn 18, nhân viên B có doanh số lớn hơn 20, nhân viên C có doanh số lớn hơn 17, nhân viên D có doanh số lớn hơn 19 được đánh giá là ĐẠT, còn lại là KHÔNG ĐẠT. 

ham-hlookup-trong-excel-1.jpg

Hàm Lookup kết hợp với hàm IF – Hình 1

– Trong ô E4, chúng ta sử dụng công thức như sau: =IF(D4>HLOOKUP(C4,$B$14:$F$15,2,0),”Đạt”,”Không Đạt”)

– Kết quả bạn nhận được như sau:

ham-hlookup-trong-excel-2.jpg

Hàm Lookup kết hợp với hàm IF – Hình 1

Trên đây là cách dùng cơ bản và ứng dụng của hàm lookup trong excel. Hy vọng bạn có thể áp dụng vào việc học Excel online và công việc một cách hiệu quả. Những kiến thức bổ ích này còn giúp ích rất nhiều cho bạn trong việc học Kế toán online cùng các chuyên gia hàng đầu trên Unica. 

Chúc các bạn thành công!

>> Xem thêm: Cách kết hợp hàm INDEX và MATCH trong Excel

Đánh giá :

Tags:

Excel