Tóm Tắt
1- Bắt đầu với C/C++ cần những gì
Các tài liệu hướng dẫn C/C++ trên website o7planning chúng tôi sử dụng Eclipse IDE. Bạn cần cài đặt và cấu hình Eclipse và môi trường C/C++ trước khi bắt đầu. Bạn có thể xem chỉ dẫn tại:
2- Phân biệt C và C++
Bạn cần có cái nhìn tổng quát để phân biệt C và C++.
C là ngôn ngữ ra đời trước, và là ngôn ngữ hướng thủ tục, nó dễ dàng được triển khai và chạy trên các hệ điều hành. C++ ra đời sau mở rộng từ C nó mang vào khái niệm lập trình hướng đối tượng, C là nền tảng của C++, và C++ không ra đời để thay thế C, các thư viện của nó được mở rộng lên rất nhiều.
Lập trình hướng thủ tục ở đây có nghĩa là: Các file nguồn (Chứa code của bạn) sẽ chứa các hàm. Trong khi đó hướng đối tượng file nguồn chứa một class (lớp) và trong class có chứa các phương thức. Để gọi một phương thức trong một class bạn cần tạo ra một đối tượng của class và sau đó gọi hàm thông qua đối tượng này, trong khi đó với hướng thủ tục bạn có thể gọi trực tiếp.
Trong tài liệu hướng dẫn này tôi sẽ hương dẫn bạn làm việc trên C. Còn C++ sẽ được đề cập tới trong một tài liệu khác.
3- Tạo Project bắt đầu với C
Nếu bạn làm việc với: Windows 64bit + Eclipse 64bit + Java64bit, bạn cần phải mở Eclipse với quyền Administrator, có một rắc rối là Eclipse không in các message ra màn hình Console trong trường hợp chạy ở chế độ thông thường.
- File/New/Other..
Trong tài liệu này tôi sẽ hướng dẫn bạn lập trình C (C++ sẽ hướng dẫn trong tài liệu khác). Tuy nhiên project mà chúng ta tạo ra tại đây là C++, nhưng chúng ta chỉ sử dụng những thư viện của C.
Nhập vào tên Project:
- CBasicTutorial
Project đã được tạo ra, thực tế mã (code) của ví dụ HelloWorld này có mã C++. Tuy nhiên chưa cần phải quan tâm tới nó.
Biên dịch project (Compile project).
Project đã được biên dịch thành công.
Tiếp theo bạn cần phải cấu hình để có thể chạy được project trực tiếp trên Eclipse, việc này rất quan trọng.
Chạy thử ví dụ HelloWorld
Hoặc:
Kết quả chạy ví dụ:
OK! Mọi thứ hoạt động tốt.
4- Đặc điểm của C và chú ý trong thực hành
Khi một chương trình C được chạy nó sẽ tìm hàm main() để thực thi, chẳng hạn thực thi hàm main() của ví dụ HelloWorld nói trên.
Một chương trình C có thể có nhiều file nguồn, mỗi file nguồn có thể nhiều hàm. Tuy nhiên chỉ cho phép duy nhất một hàm main() trên toàn bộ Project của bạn.
Trên kia bạn vừa tạo ra một file CBasicTutorial.cpp nó có một hàm main(), giờ bạn tạo ra một file khác để thực hành chẳng hạn PrimitiveExample.cpp và có hàm main() bạn cần đổi tên hàm main() của CBasicTutorial.cpp thành một tên khác để nó không xung đột và bạn có project thể biên dịch được, sau đó có thể thực hành những gì viết trong PrimitiveExample.cpp.
Theo tôi trong quá trình thực hành bạn nên chọn cách đổi tên như sau:
- CBasicTutorial.cpp
- main() ==> mainCBasicTutorial()
5- Cấu trúc của một chương trình C
Tôi sẽ tạo ra một file cpp mới để minh họa và giải thích về cấu trúc của một chương trình C.
Trên Eclipse chọn:
- File/New/Other…
Nhập vào:
- Source file: MyFirstExample.cpp
- Template: Default C source temple
File nguồn đã được tạo ra, nó chẳng có gì cả.
Chúng ta sẽ viết code cho file nguồn này:
Chú ý: Hãy đổi tên hàm main của file nguồn CBasicTutorial.cpp thành mainCBasicTutorial vì một project của C chỉ cho phép một hàm main trên toàn bộ Project.
MyFirstExample.cpp
// Khai báo sử dụng thư viện vào ra chuẩn stdio.h
// (Standard IO / Standard Input Output)
#include<stdio.h>
int main() {
// printf là một hàm của thư viện stdio.h
// Đây là một hàm để in ra màn hình Console một dòng chữ.
// \n là ký tự xuống dòng
printf("Hello!, This is your first C example.\n");
// In ra dòng thông báo ứng dụng sẽ kết thúc.
printf("Exit!");
// Hàm này trả về 0.
return 0;
}
Chạy ví dụ:
Kết quả chạy ví dụ:
Có một vài chú ý: Có một số hàm trong thư viện conio.h của C đã không được hỗ trợ trong C++. Chẳng hạn như getch() – Vốn là một hàm tạm dừng chương trình chờ cho tới khi người dùng gõ một ký tự bất kỳ mới tiếp tục chạy tiếp. Vì vậy trong hướng dẫn này tôi cố gắng không sử dụng các hàm như vậy trong các ví dụ.
#include<conio.h> int main() { // Làm gì đó tại đây .... // Dừng chương trình tại đây, // chờ cho tới khi người dùng gõ một ký tự bất kỳ mới tiếp tục chạy. // (Hàm này không được hỗ trợ đầy đủ) getch(); // Làm gì đó tiếp tại đây. }
6- Kiểu dữ liệu trong C
6.1- Kiểu số nguyên
Type
Storage size
Value range
Format
char
1 byte
-128 to 127 or 0 to 255
%c
unsigned char
1 byte
0 to 255
%c
signed char
1 byte
-128 to 127
%s
int
2 or 4 bytes
-32,768 to 32,767 or -2,147,483,648 to 2,147,483,647
%d
unsigned int
2 or 4 bytes
0 to 65,535 or 0 to 4,294,967,295
%u
short
2 bytes
-32,768 to 32,767
unsigned short
2 bytes
0 to 65,535
long
4 bytes
-2,147,483,648 to 2,147,483,647
%ld
unsigned long
4 bytes
0 to 4,294,967,295
6.2- Kiểu số chấm động (Floating point type)
Kiểu dữ liệu
Kích thước lưu trữ
Tập giá trị
Phần thập phân
float
4 byte
1.2E-38 to 3.4E+38
6 vị trí sau thật phân
double
8 byte
2.3E-308 to 1.7E+308
15 vị trí sau thật phân
long double
10 byte
3.4E-4932 to 1.1E+4932
19 vị trí sau thật phân
6.3- Ví dụ
PrimitiveExample.cpp
// Khai báo sử dụng thư viện vào ra chuẩn stdio.h
// (Standard IO / Standard Input Output)
#include <stdio.h>
// Khai báo sử dụng thư viện float.h
#include <float.h>
int main() {
// Hàm sizeof(type)
// trả về số byte cần thiết để lưu trữ kiểu dữ liệu này.
printf("Storage size for float : %d \n", sizeof(float));
// FLT_MIN là hằng số, giá trị nhỏ nhất của kiểu float.
// Hằng số này được định nghĩa trong thư viện float.h
printf("Minimum float positive value: %E\n", FLT_MIN);
// FLT_MAX là hằng số, giá trị lớn nhất của kiểu dữ liệu float.
// Hằng số này được định nghĩa trong thư viện float.h
printf("Maximum float positive value: %E\n", FLT_MAX);
// FLT_DIG là hằng số, số vị trí tối đa của phần thập phân.
// Hằng số này được định nghĩa trong thư viện float.h
printf("Precision value: %d\n", FLT_DIG);
return 0;
}
Kết quả chạy ví dụ:
7- Câu lệnh rẽ nhánh trong C (if – else if – else)
if là một câu lệnh kiểm tra một điều kiện gì đó trong C. Chẳng hạn: Nếu a > b thì làm gì đó ….
Các toán tử so sánh thông dụng:
Toán tử
Ý nghĩa
Ví dụ
>
Lớn hơn
5 > 4 là đúng (true)
<
Nhỏ hơn
4 < 5 là đúng (true)
>=
Lớn hơn hoặc bằng
4 >= 4 là đúng (true)
<=
Nhỏ hơn hoặc bằng
3 <= 4 là đúng (true)
==
Bằng nhau
1 == 1 là đúng (true)
!=
Không bằng nhau
1 != 2 là đúng (true)
&&
Và
a > 4 && a < 10
||
Hoặc
a == 1 || a == 4
// Cú pháp
if ( condition ) {
// Làm gì đó tại đây.
}
Ví dụ:
// Ví dụ 1:
if ( 5 < 10 ) {
printf( "Five is now less than ten");
}
// Ví dụ 2:
if ( true ) {
printf( "Do something here");
}
Cấu trúc đầy đủ của If-Else if-Else:
// Chú ý rằng sẽ chỉ có nhiều nhất một khối lệnh được chạy.
// Chương trình kiểm tra điều kiện từ trên xuống dưới.
// Khi bắt gặp một điều kiện đúng khối lệnh tại đó sẽ được chạy,
// và chương trình không kiểm tra tiếp các điều kiện còn lại.
...
// Nếu điều kiện 1 đúng thì ...
if ( condition1) {
// Làm gì đó khi điều kiện 1 đúng.
}
// Ngược lại nếu điều kiện 2 đúng thì ....
else if( condition2 ) {
// Làm gì đó khi điều kiện 2 đúng
// (Điều kiện 1 sai).
}
// Ngược lại nếu điều kiện N đúng thì ...
else if( conditionN ) {
// Làm gì đó khi điều kiện N đúng
// (Các điều kiện ở trên sai).
}
// Các trường hợp còn lại.
else {
// Làm gì đó ở đây.
}
Ví dụ:
IfElseExample.cpp
// Khai báo sử dụng thư viện vào ra chuẩn stdio.h
// (Standard IO / Standard Input Output)
#include <stdio.h>
int main_IfElseExample() {
// Khai báo một số đại diện cho tuổi của bạn.
int age;
printf("Please enter your age: \n");
// Đôi khi sử dụng printf không in ra ngay lập tức thông báo của bạn.
// Sử dụng fflush(stdout) để in thông báo ra màn hình Console ngay lập tức.
// Chú ý: stdout là một biến của luồng (stream) ghi ra màn hình Console
// (Nó được định nghĩa trong thư viện stdio.h)
fflush (stdout);
// Hàm scanf sẽ đợi bạn gõ vào một đoạn văn bản từ bàn phím
// (Và nhấn Enter để hoàn thành).
// Nó sẽ quét lấy một số (Chỉ định bởi tham số %d)
// và gán vào biến age.
scanf("%d", &age);
// Kiểm tra nếu age nhỏ hơn 80 thì ...
if (age < 80) {
printf("You are pretty young");
}
// Ngược lại nếu tuổi nằm trong khoảng 80, 100 thì
else if (age >= 80 && age <= 100) {
printf("You are old");
}
// Ngược lại (Các trường hợp còn lại)
else {
printf("You are verry old");
}
return 0;
}
Chạy ví dụ:
Chương trình in ra dòng chữ “mời bạn nhập một số”, nhập vào 70 và nhấn Enter.
Kết quả:
Bạn có thể chạy lại ví dụ và nhập vào các con số khác và xem kết quả.
8- Câu lệnh rẽ nhánh Switch
Cú pháp câu lệnh rẽ nhánh switch:
// Sử dụng switch để kiểm tra một giá trị của một biến.
switch ( a_variable ) {
case value1:
// Làm gì đó ở đây, nếu giá trị của biến == value1
break;
case value2:
// Làm gì đó ở đây, nếu giá trị của biến == value2
break;
default:
// Làm điều gì đó tại đây
// nếu giá trị của biến không thuộc các giá trị liệt kê ở trên.
break;
}
SwitchExample.cpp
#include <stdio.h>
int main() {
// Đề nghị người dùng chọn 1 lựa chọn.
printf("Please select one option:\n");
printf("1 - Play a game \n");
printf("2 - Play music \n");
printf("3 - Shutdown computer \n");
fflush (stdout);
// Khai báo một biến 'option'.
int option;
// Hàm scanf sẽ đợi bạn gõ vào một đoạn text từ bàn phím
// (Và nhấn enter để hoàn thành).
// Nó sẽ quét lấy một số (Chỉ định bởi tham số %d)
// Chuyển thành số tự nhiên (integer) và gán vào biến option.
scanf("%d", &option);
// Kiểm tra giá trị của 'option'.
switch (option) {
case 1:
printf("You choose to play the game \n");
break;
case 2:
printf("You choose to play the music \n");
break;
case 3:
printf("You choose to shutdown the computer \n");
break;
default:
printf("Nothing to do...\n");
break;
}
fflush(stdout);
return 0;
}
Kết quả chạy ví dụ (Trong trường hợp nhập vào số 2 và nhấn Enter).
Chú ý:
Có một vấn đề bạn đặt ra câu lệnh break trong trường hợp này có ý nghĩa gì?.
break trong trường hợp này nói với chương trình rằng thoát ra khỏi switch. Trong trường hợp bạn không sử dụng break câu chương trình sẽ tiếp tục thực hiện các khối lệnh trong ‘case’ ở phía dưới (hoặc cả default) cho tới khi nó bắt gặp break, kể cả giá trị của biến trong trường hợp đó khác với giá trị trong ‘case’.
Hãy xem một ví dụ minh họa:
SwitchExample2.cpp
#include <stdio.h>
int main() {
// Khai báo biến option và gán giá trị 3 cho nó.
int option = 3;
printf("Option = %d \n", option);
// Kiểm tra giá trị của option
switch (option) {
case 1:
printf("Case 1 \n");
break;
case 2:
printf("Case 2 \n");
// No break
case 3:
printf("Case 3 \n");
// No break
case 4:
printf("Case 4 \n");
// No break
case 5:
printf("Case 5!!! \n");
break;
default:
printf("Nothing to do...\n");
break;
}
fflush (stdout);
return 0;
}
Kết quả chạy ví dụ:
9- Vòng lặp trong C
Vòng lặp được sử dụng để chạy lặp lại một khối lệnh. Nó làm chương trình của bạn thực thi lặp đi lặp lại một khối lệnh nhiều lần, đây là một trong các nhiệm vụ cơ bản trong lập trình.
C hỗ trợ 3 loại vòng lặp khác nhau:
- FOR
- WHILE
- DO WHILE
9.1- Vòng lặp FOR
Cấu trúc của vòng lặp FOR:
// variable_initialization: Khởi tạo một biến.
// condition: Điều kiện.
// variable_update: Cập nhập giá trị mới cho biến.
for ( variable_initialization; condition; variable_update ) {
// Các code cần thực thi khi điều kiện còn đúng.
}
Ví dụ:
// Ví dụ 1:
// Tạo một biến x và gán giá trị 0 cho nó.
// Điều kiện kiểm tra là x < 5.
// Nếu x < 5 đúng thì khối lệnh được chạy.
// Sau mỗi bước lặp (iteration) giá trị x lại được cập nhập,
// Trong ví dụ này mỗi bước lặp giá trị của x được tăng thêm 1.
for (int x = 0; x < 5; x = x + 1) {
// Làm gì đó tại đây khi x < 5 đúng.
}
// Ví dụ 2:
// Tạo một biến x và gán giá trị ban đầu của nó là 2
// Điều kiện kiểm tra là x < 15
// Nếu x < 15 đúng thì khối lệnh được chạy
// Sau mỗi bước lặp (iteration) tăng giá trị của x được tăng thêm 3.
for (int x = 2; x < 15; x = x + 3) {
// Làm gì đó tại đây khi x < 15 đúng.
}
ForLoopExample.cpp
#include <stdio.h>
int main() {
printf("For loop example\n");
// Đôi khi sử dụng printf không in ra ngay lập tức thông báo của bạn.
// Sử dụng fflush(stdout) để đảm bảo thông báo được in ra ngay lập tức.
// Chú ý: stdout là một biến của luồng (stream) ghi ra màn hình Console
// (Nó được định nghĩa trong thư viện stdio.h).
fflush (stdout);
// Tạo một biến x và gán giá trị ban đầu của nó là 2.
// Điều kiện kiểm tra là x < 15
// Nếu x < 15 đúng thì khối lệnh được chạy.
// Sau mỗi bước lặp (iteration), giá trị của x lại được tăng thêm 3.
for (int x = 2; x < 15; x = x + 3) {
printf("\n");
printf("Value of x = %d \n", x);
fflush(stdout);
}
return 0;
}
Kết quả chạy ví dụ:
9.2- Vòng lặp WHILE
Cú pháp của vòng lặp WHILE:
while ( condition ) {
// Trong khi điều kiện đúng thì thực thi khối lệnh.
}
Ví dụ:
// Ví dụ 1:
// Khai báo một biến x.
int x = 2;
while ( x < 10) {
// Làm gì đó tại đây khi x < 10 còn đúng.
// ....
// Cập nhập giá trị mới cho biến x.
x = x + 3;
}
WhileLoopExample.cpp
#include <stdio.h>
int main() {
printf("While loop example\n");
fflush (stdout);
// Tạo một biến x và gán giá trị ban đầu của nó là 2
int x = 2;
// Điều kiện kiểm tra là x < 10
// Nếu x < 10 đúng thì khối lệnh chạy khối lệnh.
while (x < 10) {
printf("Value of x = %d \n", x);
x = x + 3;
fflush(stdout);
}
return 0;
}
Kết quả chạy ví dụ:
9.3- Vòng lặp DO WHILE
Cú pháp của vòng lặp DO-WHILE
// Đặc điểm của vòng lặp 'do-while' là nó sẽ thực khi khối lệnh ít nhất 1 lần.
// Sau mỗi bước lặp (iteration) nó sẽ kiểm tra điều kiện để thực hiện bước lặp tiếp theo.
do {
// Làm gì đó tại đây.
}while ( condition ); // Note: Need ';'.
DoWhileLoopExample.cpp
#include <stdio.h>
int main() {
printf("Do-While loop example\n");
fflush (stdout);
// Tạo một biến x và gán giá trị 2 cho nó.
int x = 2;
// Đặc tính của vòng lặp 'do-while' là nó thực hiện khối lệnh ít nhất 1 lần.
// Sau đó nó kiểm tra điều kiện
// để quyết định có thực hiện tiếp khối lệnh lần nữa hay không.
do {
printf("Value of x = %d \n", x);
x = x + 3;
fflush(stdout);
} while (x < 10); // Note: ==> Need ';'
return 0;
}
Kết quả chạy ví dụ:
9.4- Lệnh break trong vòng lặp
break là một lệnh nó có thể nằm trong một khối lệnh của một vòng lặp. Đây là lệnh kết thúc vòng lặp vô điều kiện.
BreakExample.cpp
#include <stdio.h>
int main() {
printf("Break example\n");
fflush (stdout);
// Tạo một biến x và gán giá trị 2 cho nó.
int x = 2;
while (x < 15) {
printf("----------------------\n");
printf("x = %d \n", x);
// Kiểm tra nếu x = 5 thì thoát ra khỏi vòng lặp.
if (x == 5) {
break;
}
// Tăng giá trị của x lên 1 (Viết ngắn gọn cho x = x + 1).
x++;
printf("x after ++ = %d \n", x);
}
return 0;
}
Kết quả chạy ví dụ:
9.5- Lệnh continue trong vòng lặp
continue là một lệnh, nó có thể nằm trong một vòng lặp, khi bắt gặp lệnh continue chương trình sẽ bỏ qua các dòng lệnh trong cùng vòng lặp và ở phía dưới của continue và bắt đầu một vòng lặp mới.
ContinueExample.cpp
#include <stdio.h>
int main() {
printf("Continue example\n");
fflush (stdout);
// Tạo một biến x và gán giá trị 2 cho nó.
int x = 2;
while (x < 7) {
printf("----------------------\n");
printf("x = %d \n", x);
// % là toán tử chia lấy số dư.
// (Remainder operator).
// Nếu x là số chẵn, thì bỏ qua các dòng lệnh phía dưới
// của 'continue', tiếp tục bước lặp mới (nếu có).
if (x % 2 == 0) {
// Tăng giá trị của x lên 1 (Viết ngắn gọn cho x = x + 1;).
x++;
continue;
} else {
// Tăng giá trị của x lên 1 (Viết ngắn gọn cho x = x + 1;).
x++;
}
printf("x after ++ = %d \n", x);
}
return 0;
}
Kết quả chạy ví dụ:
10- Mảng trong C
10.1- Mảng một chiều
Đây là hình minh họa về mảng một chiều có 5 phần tử, các phần tử được đánh chỉ số từ 0 tới 4.
Cú pháp khai báo mảng một chiều:
// Cách 1:
// Khai báo một mảng các số int, chỉ rõ các phần tử.
int years[] = { 2001, 2003, 2005, 1980, 2003 };
// Cách 2:
// Khai báo một mảng có 5 phần tử,
// chỉ định giá trị cho 3 phần tử đầu tiên.
int age[5] = { 20, 10, 50 };
// Cách 3:
// Khai báo một mảng các số float, chỉ rõ số phần tử.
// (Kích thước 3).
float salaries[3];
ArrayExample1.cpp
#include <stdio.h>
int main() {
// Cách 1:
// Khai báo một mảng với các phần tử.
int years[] = { 2001, 2003, 2005, 1980, 2003 };
// Ghi ra số byte cần thiết để lưu trữ kiểu int.
printf("Sizeof(int) = %d \n", sizeof(int));
// Số byte cần thiết để để lưu trữ mảng này.
printf("Sizeof(years) = %d \n", sizeof(years));
int arrayLength = sizeof(years) / sizeof(int);
printf("Element count of array years = %d \n\n", arrayLength);
// Sử dụng vòng lặp for để in ra các phần tử của mảng.
for (int i = 0; i < arrayLength; i++) {
printf("Element at %d = %d \n", i, years[i]);
}
fflush (stdout);
// Cách 2:
// Khai báo một mảng có kích thước 3.
float salaries[3];
// Gán các giá trị cho các phần tử.
salaries[0] = 1000;
salaries[1] = 1200;
salaries[2] = 1100;
return 0;
}
Kết quả chạy ví dụ:
10.2- Mảng hai chiều
Đây là hình minh họa một mảng 2 chiều
Cú pháp khai báo một mảng 2 chiều:
// Khai báo mảng 2 chiều chỉ định các phần tử.
// 3 hàng & 5 cột
int a[3][5] = { { 1, 2, 3, 4, 5 },
{ 0, 3, 4, 5, 7 },
{ 0, 3, 4, 0, 0 } };
// Khai báo một mảng 2 chiều,
// Chỉ định số dòng, số cột.
int a[3][5];
ArrayExample2.cpp
#include <stdio.h>
int main() {
// Khai báo một mảng 2 chiều (3 hàng, 5 cột)
int a[3][5] = { { 1, 2, 3, 4, 5 }, { 0, 3, 4, 5, 7 }, { 0, 3, 4, 0, 0 } };
// Sử dụng vòng lặp for để in ra các phần tử của mảng.
for (int row = 0; row < 3; row++) {
for (int col = 0; col < 5; col++) {
printf("Element at [%d,%d] = %d \n", row, col, a[row][col]);
}
}
fflush (stdout);
return 0;
}
Kết quả chạy ví dụ:
11- Con trỏ (Pointer)
Một con trỏ (Pointer) là một biến có giá trị là địa chỉ của một biến khác, ví dụ, địa chỉ trực tiếp của vị trí bộ nhớ. Giống như bất kỳ biến hoặc hằng số, bạn phải khai báo một con trỏ trước khi bạn có thể sử dụng nó để lưu trữ bất kỳ địa chỉ biến nào. Cú pháp khai báo biến con trỏ là:
type *variable-name;
Ví dụ:
// Khai báo một biến kiểu int.
int var = 120;
// Khai báo một con trỏ (pointer) (trỏ tới địa chỉ của kiểu int).
int *ip;
// Gán giá trị cho ip (Trỏ tới địa chỉ của biến 'var').
ip = &var;
// Sử dụng * để truy cập vào giá trị của biến mà con trỏ đang trỏ tới.
int var2 = *ip;
PointerExample.cpp
#include <stdio.h>
int main() {
// Khai báo một biến
int var = 120;
// Khai báo một con trỏ (Pointer).
int *ip;
// Gán địa chỉ của biến 'var' cho con trỏ.
ip = &var;
// Ghi ra địa chỉ của biến 'var'.
printf("Address of var variable: %x \n", &var);
// Ghi ra địa chỉ được lưu trữ trong biến 'ip'.
printf("Address stored in ip variable: %x \n", ip);
// Truy cập vào giá của biến mà con trỏ đang trỏ tới.
printf("Value of *ip variable: %d\n", *ip);
fflush (stdout);
int var2 = *ip;
return 0;
}
11.1- NULL Pointer
NULL là một hằng số được định nghĩa trước trong một vài thư viện của C. Khi bạn khai báo một con trỏ mà không gán giá trị cụ thể cho con trỏ, nó sẽ trỏ vào một vùng bộ nhớ ngẫu nhiên. Trong một số tình huống bạn có thể khai báo con trỏ và gán trực tiếp giá trị NULL cho nó. Hãy xem một ví dụ:
NULLPointerExample.cpp
#include <stdio.h>
int main() {
// Khai báo một con trỏ (Pointer).
// Không gán giá trị nào cho con trỏ này.
// (Nó trỏ vào ngẫu nhiên vào vùng bộ nhớ nào đó).
int *pointer1;
// In ra địa chỉ của pointer1
printf("Address of pointer1 is %x \n", pointer1);
// Kiểm tra pointer1 là khác NULL.
if (pointer1) {
// In ra giá trị của vùng bộ nhớ mà pointer1 đang trỏ tới.
printf("Value of *pointer1 is %d \n", *pointer1);
}
// Khai báo một biến con trỏ (Pointer).
// Trỏ tới vị trí NULL (Không trỏ tới đâu).
int *pointer2 = NULL;
// Ghi ra địa chỉ của pointer2.
printf("Address of pointer2 is %x \n", pointer2);
// Nếu pointer2 là NULL ghi ra thông báo.
if (!pointer2) {
printf("pointer2 is NULL");
} else {
// CHÚ Ý:
// Nếu pointer2 NULL truy cập vào giá trị của *pointer2
// sẽ bị lỗi và làm ngừng chương trình.
printf("Value of *pointer2 is %d \n", *pointer2);
}
fflush (stdout);
return 0;
}
Kết quả chạy ví dụ:
12- Hàm (Function)
- TODO