Hướng dẫn nâng cấp máy tính cho người không chuyên 2021

Máy tính của bạn khởi động quá lâu ? Gần đây bạn sử dụng thêm một số phần mềm để làm việc như photoshop, cad,… và máy tính của bạn không đáp ứng được dẫn đến đơ, treo máy ? Nếu đúng thì đây chính là lúc bạn nên xem xét nâng cấp máy tính cho mình.
Nhưng bạn không có chút kiến thức nào về máy tính, không biết nâng cấp linh kiện nào hiệu quả nhất về chi phí ? Khi nào thì mua mới tốt hơn là nâng cấp ? Sau đây là hướng dẫn nâng cấp máy tính cho người không chuyên của HNC.

Nâng cấp ổ cứng lên SSD 

Nâng cấp ổ cứng lên SSD 

Nếu máy bạn mất trên 30 giây hay thậm chí vài phút để khởi động thì khả năng cao là máy của bạn vẫn đang dùng ổ cứng cơ, hay còn gọi là HDD. Nâng cấp lên ổ cứng thể rắn, hay còn gọi là SSD sẽ giúp bạn cải thiện vấn đề này. Tốc độ khởi động của một máy tính cài Windows 10 với ổ SSD thường dao động trong khoảng một vài cho đến 20 giây, nhanh hơn rất nhiều so với thời gian một vài phút với ổ HDD.
Nâng cấp lên SSD cũng giúp cho bạn cảm thấy cỗ máy tính của mình như được giải phóng toàn bộ hiệu năng, tốc độ mở phần mềm, copy dữ liệu cũng sẽ tăng thêm rất nhiều so với khi dùng HDD.
Chi phí cho nâng cấp này hiện nay cũng rất rẻ, với chỉ từ 599k cho 120GB, đủ để cài windows và các ứng dụng quan trọng, thậm chí có thể thay thế hoàn toàn ổ HDD nếu bạn chỉ dùng các ứng dụng Microsoft Office và nhu cầu lưu trữ dữ liệu không lớn.

Gắn thêm RAM

Nếu máy tính của bạn bị giật, treo, đơ khi bạn mở nhiều tab trình duyệt web hoặc khi bạn mở nhiều chương trình cùng lúc ví dụ như: nghe nhạc trên trình duyệt web và làm việc trên word, excel hoặc photoshop chẳng hạn thì thiếu RAM chính là nguyên nhân. Khi đó, nâng cấp thêm dung lượng RAM sẽ giúp hạn chế hoặc hết hẳn hiện tượng trên.
Vậy nâng thêm bao nhiêu RAM là đủ ? Câu trả lời là: “càng nhiều, càng tốt” miễn là nằm trong khoảng chi tiêu của bạn

Gắn thêm RAM

Gắn thêm card đồ hoạ

Nếu bạn muốn nâng cấp máy tính của mình để chơi game hay các tác vụ 3D như 3DSMax, Solidwork, dựng phim 3D, hoạt hình 3D,… thì đây là lựa chọn nâng cấp đầu tiên các bạn muốn hướng đến. Nếu các bạn không chơi game, không dựng 3D, thì đây là lựa chọn có thể bỏ qua.

Tuy nhiên, do tình hình nguồn cung khan hiếm, nếu bạn có ý định nâng card thì hãy chắc rằng chiếc card đó có thể bán lẻ chứ không phải bán kèm bộ PC. Ngoài ra nếu có thể chờ 1 thời gian nữa mới nâng card thì bạn nên chờ cho giá card hạ bớt xuống.

Gắn thêm card đồ hoạ

Nâng cấp CPU hoặc/và Mainboard

CPU của máy tính thường được gọi tên khác là “chip”. Nâng cấp CPU là phần phức tạp nhất trong bài viết này, bởi không chỉ thao tác thay thế cần cẩn thận mà còn phải xem xét vấn đề tương thích giữa CPU mới và Mainboard (bo mạch chủ) cũ. Những vấn đề này cần kiến thức chuyên sâu về phần cứng trong các bài viết cụ thể hơn.

Nâng cấp CPU hoặc/và Mainboard Thêm nữa, giá thành dùng để nâng cấp 2 linh kiện này thường khá cao, chiếm đến hơn 1 nửa bộ máy. Nên nếu yêu cầu công việc của bạn cần phải nâng cấp 2 linh kiện này thì HNC khuyên bạn nên mua 1 chiếc máy tính mới để chuyên phục vụ cho công việc và có nguyên 1 dàn máy cũ dùng để phục vụ các nhu cầu như văn phòng hay xem phim, đọc báo.

Tổng kết

Bài viết trên đây mới chỉ ở mức cơ bản để giúp bạn hình dung được máy tính của mình cần phải nâng cấp linh kiện nào, từ đó tìm hiểu chuyên sâu hơn về linh kiện bạn muốn nâng cấp. Nếu bạn thấy việc tìm hiểu là quá nhức đầu, hay vẫn chưa biết máy tính mình cần phải nâng cấp những linh kiện nào thì có một cách đơn giản hơn đó là nhắn tin cho fanpage của HNC để các chuyên viên có thể tư vấn giúp bạn.

Nguồn: Tổng hợp