Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Driver Cho Laptop, PC

Khi mình viết bài này thì chắc nhiều bạn đọc nó trên Windows 10, vì sao mình lại nói như vậy, bởi vì bài viết này dành cho những bạn sử dụng hệ điều hành Windows 7 và một số ít những bạn cần Driver riêng của hãng. Còn nếu đã sử dụng Windows 10 thì nó đã tự tìm và cài đặt Driver cho bạn một cách tự động khi các bạn cập nhật, ngay sau khi bạn cài đặt xong và kết nối mạng. Bài viết này, TIMT sẽ hướng dẫn tải và cài đặt driver cho máy tính dành cho bạn nào chưa biết.

Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Driver Cho Laptop, PC

Đây là một bài viết trong Seri hướng dẫn cài lại hệ điều hành Windows dành cho những bạn mới, muốn tự cài lại hệ điều hành Windows sau một thời gian sử dụng mà không phải ra tiệm hay nhờ tới người khác. Đây là bước các bạn cần làm ngay sau khi các bạn cài lại hệ điều hành Windows 7.

Driver là gì ?

Driver hay trình điều khiển thiết bị là một phần mềm máy tính giúp tương tác với các thiết bị phần cứng, giúp hệ điều hành tương tác và sử dụng phần cứng nhất định.

Ví dụ, driver mạng là một chương trình sau khi cài đặt nó sẽ giúp hệ điều hành có thể sử dụng được thiết bị card mạng, để có thể truy cập mạng. Nếu không có nó, hệ điều hành sẽ “không biết cách dùng card mạng” nên bạn không truy cập mạng được,..

1. Tải và cài đặt Driver từ trang chủ

Ưu điểm:

  • Cài đặt Driver gốc từ nhà sản xuất, đảm bảo hiệu năng máy tính tốt nhất
  • Hạn chế tình trạng lỗi xảy ra (ví dụ lỗi màn hình xanh)
  • Yên tâm về nguồn gốc của Driver

Nhược điểm:

  • Hơi phức tạp, nhiều bước đối với các bạn mới tiếp xúc, ít kiến thức về máy tính

1.1. Đối với Laptop

Bước 1: Kiểm tra Model của Laptop đang sử dụng

Để kiểm tra thông tin về Model laptop đang sử dụng, bạn nhấn tổ hợp phím Windows + R

Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Driver Cho Laptop, PC

Bạn gõ vào từ khóa dxdiag và nhấn OK

Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Driver Cho Laptop, PC

Một cửa sổ thông tin hệ thống hiện ra, bạn chú ý vào ô Model, đối với Laptop bạn có thể lật mặt dưới lên để xem Service Tag vì một số hãng yêu cầu cái này

Bước 2: Tìm kiếm Driver

Có 2 phương án để bạn lựa chọn, 1 là vào trang chủ của các nhà sản xuất để tải dưới đây

Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Driver Cho Laptop, PC

Sau đó gõ tên Model hoặc Service Tag vào ô tìm kiếm, tùy vào từng hãng, ở đây mình ví dụ của hãng Dell nhé

Cách thứ 2 đó là các bạn sẽ tìm kiếm trên chị Google với từ khóa “Download Driver “Tên hãng + Model” ví dụ:

Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Driver Cho Laptop, PC

Bạn thấy kết quả của tên hãng thì nhấn vào đó để tải

Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Driver Cho Laptop, PC

Đến mục Driver&Downloads, bạn nhấn Find drivers

Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Driver Cho Laptop, PC

Tiếp theo bạn sẽ chọn phiên bản Windows đang cài, chọn Driver Audio để cài cho Card âm thanh

Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Driver Cho Laptop, PC

Tiếp theo là Driver cho các Chipset, bạn chưa biết Chipset là gì có thể theo dõi Video sau

Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Driver Cho Laptop, PC

Tiếp là Driver dành cho Touchpad trên Laptop

Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Driver Cho Laptop, PC

Và Driver rất quan trọng nữa đó là card mạng và Wifi, Bluetooth

Hướng Dẫn Tải Và Cài Đặt Driver Cho Laptop, PC

Một Driver nữa cũng rất quan trọng đó là Card màn hình, để máy tính của bạn có thể tận dụng tối đa khả năng của Card màn hình và cho một chế độ hiển thị tốt nhất trên màn hình.

Nếu một loại Driver có nhiều phiên bản, thì bạn nên chọn phiên bản mới nhất để tải nha.

Sau khi tải về, các bạn cứ cài đặt như cài các phần mềm bình thường là được nhé.

1.2. Cài đặt Driver cho PC

Cũng tương tự như Laptop, sau khi có được tên Mainboard, bạn sẽ lên trang chủ của hãng sản xuất Mainboard đó để tải Driver theo các link ở trên, ngoài ra TIMT cung cấp cho các bạn 02 Link tải Driver Card màn hình rời thông dụng nhất hiện nay:

2. Cài đặt Driver bằng phần mềm tìm Driver Online tự động

Ưu điểm:

  • Đơn giản và nhanh chóng, chỉ click vài cái rồi uống cà phê chờ nó tự cài xong
  • Tiết kiệm khá nhiều thời gian, cài được những Driver “khoai” khó tìm trên trang chủ
  • Dung lượng thấp

Nhược điểm

  • Một số Driver được cài không phải là Driver gốc của nhà sản xuất phát hành
  • Yêu cầu phải có kết nối mạng mới sử dụng được
  • Có thể xảy ra một số lỗi (màn hình xanh…tỉ lệ khá thấp)

Hiện nay trên TIMT đã giới thiệu đến các bạn một số phần mềm tự động tìm kiếm và cài đặt Driver cho máy tính của bạn, có thể kể đến một vài tên cá biệt như:

Phần mềm nào cũng OK nên bạn thấy cái nào vừa mắt thì làm theo hướng dẫn trong bài viết đó nha.

3. Cài đặt Driver Offline

Ưu điểm

  • Cài đặt đơn giản, nhanh chóng, chỉ vài click là nó tự cài xong cho bạn
  • Tiết kiệm khá nhiều thời gian cài đặt, cài được những máy “củ chuối” khó tìm Driver
  • Không cần kết nối mạng vẫn cài tốt

Nhược điểm

  • Dung lượng khá cao, mất thời gian tải về
  • Không rõ nguồn gốc của Driver, thường là driver tổng hợp chung

Một số bộ Driver mà TIMT đã giới thiệu đến các bạn, hướng dẫn cài đặt rất chi tiết trong từng bài viết các bạn nhé !

Ngoài ra còn rất nhiều phiên bản nữa, TIMT sẽ cập nhật liên tục tại đây

Vậy là TIMT đã hướng dẫn các bạn tải và cài đặt Driver cho máy tính theo các cách khác nhau, đối với những bạn thích tìm hiểu, thích chuẩn chỉ và có thời gian thì có thể làm theo cách 1. Còn nếu muốn tiết kiệm thời gian các bạn có thể sử dụng cách 2 và 3 nhé.