Hướng dẫn tạo ra hiệu ứng Emboss/Deboss trong Photoshop

Cập nhật vào 22/04

Điều thú vị nhất của hiệu ứng emboss (khắc nổi) và deboss (khắc chìm) là nó chỉ sử dụng riêng cho giấy in. Bạn sẽ không bao giờ nhìn thấy dấu vết “chạm nổi” thực sự trong hình ảnh trên trang web nhưng điều này lại khiến bạn gặp khó khăn khi muốn thể hiện thiết kế in nổi của mình trên màn hình máy tính.

Trong hướng dẫn sau đây, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách sử dụng kỹ thuật Photoshop đơn giản để tạo ra hiệu ứng embosse và deboss giống như thật mà không ai có thể nhìn ra sự khác biệt.

Hướng dẫn tạo ra hiệu ứng Emboss/Deboss trong Photoshop

Chúng tôi sẽ áp dụng hiệu ứng emboss và deboss trong một mô hình thử nghiệm folder, nhưng bạn có thể sử dụng kỹ thuật này với bất kỳ thiết kế nào mà mình mong muốn.

Tạo hiệu ứng Embossed

Bước 1: Mở tài liệu và tạo một layer mới. Dán logo, văn bản hoặc dòng chữ nghệ thuật mà bạn muốn chạm nổi vào tài liệu bằng cách sử dụng tùy chọn “paste as pixels”.

Tạo hiệu ứng Embossed

Trong ví dụ này, chúng ta sử dụng hình ảnh logo công ty, nhưng bạn cũng có thể áp dụng kỹ thuật tương tự trên bất kỳ đối tượng hoặc văn bản nào.

Tạo hiệu ứng Embossed

Mẹo nhỏ: Sử dụng phím tắt “Ctrl + V” để tự động dán tùy chọn “paste as pixels”.  

Bước 2: Chuẩn bị layer logo bằng cách đảm bảo nó ở đúng vị trí và logo có kích thước phù hợp với thiết kế. Đổi tên layer thành “Logo” để dễ nhận biết (nếu bạn định khắc nổi đối tượng khác ngoài hình ảnh Logo, hãy lựa chọn một cái tên phù hợp.)

Tạo hiệu ứng Embossed

Bước 3: Double-click vào layer logo để mở cửa sổ “Layer Style”. Chọn tab “Color Overlay” và sử dụng bảng chọn màu sắc để thiết lập màu sắc che phủ tương tự như màu nền. Lúc này, Logo của bạn dường như biến mất. Đừng lo lắng, nó vẫn còn ở đó; bạn chỉ cần ẩn lớp background nếu bạn cần nhìn thấy hình ảnh logo.

Tạo hiệu ứng Embossed

Bước 4: Nhấp chuột phải vào layer logo và chọn “Covert to Smart Object”.

Tạo hiệu ứng Embossed

Bước 5: Double-click vào layer logo để hiện cửa sổ “Layer Style” lên một lần nữa. Từ đây, lựa chọn “Bevel & Emboss” để tạo ra hiệu ứng cắt vát mép (beveled). Thay đổi thiết lập “Bevel & Emboss” để nó phù hợp như hình ảnh dưới đây.

Tạo hiệu ứng Embossed

Bước 6: Vẫn mở cửa sổ “Layer Style”, điều hướng đến tab “Gradient Overlay” và thay đổi thiết lập một lần nữa để chúng phù hợp như biểu đồ dưới đây. Bạn sẽ sử dụng Gradient đen và trắng, vì vậy hãy nhớ mở trình biên tập Gradient và thiết lập màu sắc để hiển thị thành màu đen (R:0, G: 0, B:0) và trắng (R:255, G:255, B:255) hoàn toàn nhằm tạo ra kết quả tốt nhất.

Tạo hiệu ứng Embossed

Bước 7: Điều hướng đến tab “Drop Shadow” trong cửa sổ “Layer Style” và thay đổi các thiết lập để phù hợp như hình ảnh. Sau đó, bạn có thể click vào OK để hoàn tất thay đổi vừa tạo trên layer.

Tạo hiệu ứng Embossed

Bước 8: Tạo một layer mới cho nguồn độ sáng và đặt tên là “Light”. Chọn layer này, giữ phím CTRL và click lên hình layer logo. Việc này sẽ cho phép bạn tạo ra vùng lựa chọn trên layer độ sáng đó với hình dạng tương tự như layer logo.

Tạo hiệu ứng Embossed

Bước 9: Chọn công cụ “Paint Bucket” và lấp đầy layer độ sáng bằng màu trắng.

Tạo hiệu ứng Embossed

Mẹo nhỏ: Gõ phím “G” để mở nhanh công cụ “Paint Bucket”.

Bước 10: Sử dụng các phím mũi tên trên bàn phím, cẩn thận di chuyển vùng chọn 4 pixels sang bên phải và 2 pixels xuống dưới. Gõ một phím sẽ di chuyển vùng chọn thành 1 pixels.

Tạo hiệu ứng Embossed

Bước 11: Bấm vào Select> Modify> Feather để hiện công cụ “Feather”. Thiết lập “Feather Radius” thành 2 pixel. Bấm OK để làm mềm biên vùng lựa chọn.

Tạo hiệu ứng Embossed

Bước 12: Sau khi hoàn thành bước trên, nhấn phím “Delete” trên bàn phím để xóa đi tất cả trừ một vài điểm ảnh của nền màu trắng.

Tạo hiệu ứng Embossed

Bước 13: Thiết lập tính mờ đục (opacity) cho layer độ sáng thành 20%.

Tạo hiệu ứng Embossed

Bước 14: Bây giờ, bạn đã có hiệu ứng chạm nổi trông như thực như trong hình dưới đây. Lưu hình ảnh bằng cách sử dụng tổ hợp phím “CTRL + S”.

Tạo hiệu ứng Embossed

Tạo ra hiệu ứng Debossed

Bước 1: Cũng như trong hướng dẫn hiệu ứng khắc nổi embossed, bạn sẽ muốn dán các đối tượng khắc chìm trong một layer mới bằng cách sử dụng tùy chọn “Paste as Pixels”. Nhắc lại, chúng ta sẽ sử dụng logo và mô hình thư mục làm ví dụ.

Tạo ra hiệu ứng Debossed

Bước 2: Thiết lập kích thước và vị trí chính xác của đối tượng và đổi tên layer cho phù hợp. Trong ví dụ này, chúng ta sẽ đặt tên layer là “Logo” bởi vì đó là đối tượng chúng ta đang sử dụng.

Tạo ra hiệu ứng Debossed

Bước 3: Double-click vào layer logo để mở cửa sổ “Layer Style” và bấm vào tab “Color Overlay”. Thiết lập màu sắc bao phủ tương tự như màu sắc của background thông qua công cụ chọn màu. Giống như trước đây, logo sẽ trông giống như biến mất vào trong hình nền.

Tạo ra hiệu ứng Debossed

Bước 4: Mở tab “Bevel & Emboss” khi vẫn còn trong cửa sổ “Layer Style” và thay đổi các thiết lập để chúng phù hợp như bảng thông số dưới đây.

Tạo ra hiệu ứng Debossed

Bước 5: Chọn tab “Inner Shadow” trong cửa sổ “Layer Style” và thay đổi các thiết lập để phù hợp với bảng thông số sau đây. Nhấn vào “OK” sau khi đã hoàn tất các thay đổi vừa thực hiện.

Tạo ra hiệu ứng Debossed

Bước 6: Bây giờ, hiệu ứng văn bản khắc chìm sẽ trông giống như hình ảnh này. Bạn có thể lưu hình ảnh đã hoàn thành bằng cách sử dụng tổ hợp phím “CTRL + S”.

Tạo ra hiệu ứng Debossed

Kết luận

Không phải tất cả mọi người đều có tính sáng tạo. Đôi khi khách hàng của bạn (và khách hàng tiềm năng) cần nhìn thấy diện mạo chính xác của thiết kế sau khi hoàn thành trên giấy. Hãy sử dụng các hiệu ứng emboss hoặc deboss trông như thật để giúp họ hình dung rõ hơn về sản phẩm cuối cùng. Chúc các bạn áp dụng thành công kỹ thuật này!

Nguồn: companyfolders.com/blog/

Xuân Trung

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này