Hướng dẫn tự học lập trình C++ để nắm chắc Kiến thức nền tảng lập trình

Khóa học hướng dẫn tự học lập trình C++ này được xây dựng dành cho các bạn học sinh, sinh viên,… bất kỳ ai bắt đầu học lập trình.

Khóa học sẽ giúp bạn đạt được 4 trong 5 mục tiêu trong khối kiến thức và kỹ năng cơ bản mà tôi đã nhắc tới trong loạt bài “Học lập trình như thế nào?“, này gồm có:

  1. Kiến thức lập trình C++ cơ bản
  2. Kiến thức lập trình hướng đối tượng C++
  3. Kỹ năng lập trình (kỹ thuật lập trình)
  4. Kỹ năng tự học lập trình

Qua đó, sau khi hoàn thành khóa học thì bạn có thể:

  1. Nắm rõ các khái niệm liên quan tới lập trình cơ bảnlập trình hướng đối tượng.
  2. Hiểu từng dòng code mà bạn viết ra. Trong đó, đặc biệt chú trọng tới: kiểu dữ liệu, con trỏquản lý vùng nhớ.
  3. Viết được các chương trình nhỏ bằng C++
  4. Đọc hiểu được mã nguồn của các chương trình lớn.
  5. Có khả năng tự học một ngôn ngữ lập trình bất kỳ.
  6. Có khả năng tự học C++ nâng cao để làm: phần mềm có giao diện trên máy tính, game trên di động, game trên máy tính, auto game, lập trình nhúng điều khiển robot/thiết bị điện tử,…
  7. Có khả năng phân tích một số đối tượng trong cuộc sống về dạng class
  8. Các kiến thức trong khóa học này là nền móng vứng chắc cho mọi kiến thức lập trình sau này.

Sau khóa học, bạn không thể:

  1. Trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp.
  2. Sử dụng C++ để viết các phần mềm lớn
  3. Hiểu biết đầy đủ, toàn diện về C++

Những ai nên tự học lập trình C++ ?

Khóa học được thiết kế dành cho tất cả mọi người, những ai yêu thích lập trình. Trong đó đặc biệt là:

  1. Sinh viên công nghệ thông tin, những ai chưa học lập trình hoặc đã học nhưng mất cơ bản.
  2. Sinh viên các ngành có liên quan như: điện-điện tử, điện tử viển thông, tự động hóa…
  3. Những bạn đang học ngành khác nhưng muốn chuyển đổi sang CNTT.
  4. Học sinh, sinh viên muốn tìm hiểu xem: Lập trình là làm gì? Vui hay không?

Cấu trúc của mỗi bài học như thế nào?

Mỗi bài học đều gồm 5 phần:

  1. Video hướng dẫn: trực quan, sinh động, giúp bạn nắm bắt nhanh kiết thức.
  2. Bài viết lý thuyết: nội dung giống video nhưng chi tiết hơn, giúp bạn xem lại bài học nhanh chóng hơn, rèn luyện kỹ năng đọc hiểu vấn đề (quan trọng).
  3. Bài tập trắc nghiệp: giúp bạn kiểm tra lại xem mình hiểu lý thuyết đã đúng và đủ hay chưa?
  4. Bài tập thực hành: giúp bạn vận dụng kiến thức vừa học để giải quyết các vấn đề thực tế trong lập trình, qua đó hiểu sâu kiến thức, rèn luyện kỹ năng lập trình,…

Phương pháp học như thế nào?

Để đạt được 4 mục tiêu đã liệt kê ở trên là vô cùng khó, khi bạn đạt được các mục tiêu này thì xem như bạn đạt được 50% yêu cầu để trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp.

Do đó, bạn cần học khóa học này một cách khoa học theo các bước sau:

  • Bước 1: Xem video hướng dẫn, làm nhưng gì trong video yêu cầu.
  • Bước 2: Đọc lại các ví dụ cho hiểu rồi code lại theo cách hiểu của bạn (không được copy-paste, cũng không được nhìn ví dụ và ghõ lại y đúc)
  • Bước 3: Xem lại phần lý thuyết, tự tìm ví dụ để làm sáng tỏ những phần bạn chưa hiểu.
  • Bước 4: Làm bài trắc nghiệm. Nếu sai thì xem lại lý thuyết hoặc tự đưa ra ví dụ để tìm đáp án, nếu vẫn không tìm đúng đáp án thì xem gợi ý.
  • Bước 5: Làm các bài tập theo phương pháp giải quyết một bài toán trong lập trình.
  • Bước 6: Đọc và trả lời các câu hỏi của những bạn khác ở dưới phần nhận xét của bài học, qua đó cũng cố kiến thức và giúp đỡ cộng đồng tự học lập trình cùng phát triển.

Nếu trong các bước trên, bạn có bất cứ câu hỏi nào thắc mắc, bài tập nào không hiểu hay không làm được thì bạn hãy:

  • Bước 1: xem kỹ lại lý thuyết, sử dụng và rèn luyện kỹ năng tự học để tìm ra câu trả lời trong thời gian ít nhất 30 phút.
  • Bước 2: nếu sau đó bạn không tìm được câu trả lời thì hãy đặt câu hỏi của bạn ngay dưới phần nhận xét của bài học.

Danh sách các bài tự học lập trình C++

Phần 1: Kiến thức cơ bản

  1. Giới thiệu ngôn ngữ lập trình C++
  2. Cài đặt phần mềm: Compiler, IDE
  3. Cấu trúc của một chương trình
  4. Biến và kiểu dữ liệu
  5. Các phép toán: +, -, *, /,…
  6. Nhập xuất cơ bản
  7. Hằng số

Phần 2: Cấu trúc điều khiển

  1. Câu điều kiện: if…else
  2. Vòng lặp: for, do, do-while
  3. break và continue
  4. Switch-case
  5. Câu lệnh goto

Phần 3: Hàm

  1. Khai báo và sử dụng hàm
  2. Nạp chồng hàm
  3. Đối số mặc định
  4. Đệ quy

Phần 4: Thao tác với bit

Phần 5: Mảng và chuỗi ký tự

  1. Mảng một chiều
  2. Mảng đa chiều
  3. Mảng và hàm
  4. Chuỗi ký tự

Phần 6: Tham chiếu và con trỏ

  1. Bộ nhớ máy tính
  2. Biến tham chiếu
  3. Con trỏ
  4. Con trỏ và mảng
  5. Quản lý bộ nhớ
  6. Con trỏ hàm

Phần 7: Lớp và đối tượng

  1. Giới thiệu lớp và đối tượng
  2. Hàm khởi tạo
  3. Hàm hủy
  4. Lớp bạn, hàm bạn

Phần 8: Nạp chồng toán tử

  1. Toán tử một ngôi
  2. Toán tử hai ngôi

Phần 9: Kế thừa

Phần 10: Đa hình

Phần 11: Khuôn mẫu

  1. Khuôn mẫu hàm
  2. Khuôn mẫu lớp

Phần 12: Stream (luồng)

Phần 13: Thư viện STL