Javascript – Cú pháp

Javascript

– Cú pháp

Bài trước

Bài sau

Cú pháp JavaScript

JavaScript là một ngôn ngữ lập trình được dùng rộng rãi cho các trang website hiện nay. Để có thể hiểu được ngôn ngữ này thì trước hết bạn cần phải tìm hiểu sơ qua cú pháp 
Ví dụ đầu tiên về Javacript:

<script type="text/javascript">  
   document.write("JavaScript là ngôn ngữ đơn giản, dễ học.");  
</script>  

Xem ví dụ

Giải thích

Thẻ script cho biết là chúng ta đang sử dụng Javascript.
text/javascript  là kiểu nội dung cung cấp thông tin cho trình cho browser về dữ liệu 
document.write() hiển thị nội dung động cho người dùng. Chúng ta sẽ học chi tiết đối tượng document này sau. 

Làm sao đặt code Javascript vào trang web

Trong một trang web HTML JavaScript được đặt trong thẻ <script> … </ script>. Bạn có thể đặt thẻ <script> bất cứ đâu trong trang HTML, nhưng thường thẻ <script> được đặt trong thẻ <head>…</head>, Thường có 3 cách đặt code vào trang web để dễ bảo trì :

  • Đặt giữa thẻ body của HTML
  • Đặt giữa thẻ head của HTML
  • Đặt trong file.js

1. Code được đặt giữa thẻ body 

Trong ví dụ này chúng ta hiển thị thông báo thông qua hàm alert() của javascript.

<html >
<head>
<meta http-equiv="Content-Type" content="text/html; charset=utf-8" />
<title>Ví dụ javascript</title>
</head>

<body>
<script type="text/javascript">  
 alert("Học javascript không khó, mà khổ");  
</script>


</body>
</html>

Xem ví dụ

2. Code được đặt giữa thẻ head 

Trong ví dụ này, chúng ta tạo 1 hàm tên msg().
Để gọi hàm, chúng ta phải gọi chúng trong một event. Chúng ta sử dụng onclick event để gọi hàm msg().

Ví dụ:

<html>  
<head>  
<script type="text/javascript">  
function msg(){  
  alert("Học javascript không khó, mà khổ"); 
 
}  
</script>  
</head>  
<body>  
<p>Welcome to JavaScript</p>  
<form>  
<input type="button" value="click" onclick="msg()"/>  
</form>  
</body>  
</html>  

Xem ví dụ

3. Code được đặt trong một file JS

Chúng ta tạo file JS và nhúng nó vào trong trang HTML
Với cách này code Javacript có thể tái sử dụng được nhiều lần, trong nhiều trang html
File chứa code Javascript phải lưu với .js. Bạn nên nhúng tất cả các file  JavaScript vào một file  duy nhất. Nó làm tăng tốc độ của trang web
Ví dụ: Tạo file có tên test.js chứ hàm msg().

function msg(){  
 alert("Học lập trình không khó, mà khổ");  
}  

Bây giờ chúng ta nhúng file.js vào trang html, và gọi hàm msg() trong button với sự kiện onclick()

<html>  
<head>  
<script type="text/javascript" src="test.js"></script>  
</head>  
<body>  
<p>Welcome to JavaScript</p>  
<form>  
<input type="button" value="click" onclick="msg()"/>  
</form>  
</body>  
</html>  

Xem ví dụ

Dấu chấm phẩy là bắt buộc ?

 Bạn có thể không sử dụng dấu chấm phẩy trong trường hợp này.

<script language="javascript" type="text/javascript">
      var a = 10
      var b = 20
</script>

 Dấu chấm phẩy bắt buộc trong trường hợp hai biến a,b nằm trên một dòng.

<script language="javascript" type="text/javascript">
      var a = 10; var b = 20; 
</script>

 

Chú ý: khi code bạn nên để dấu chấm phẩy để code dễ nhìn và đẹp hơn.

 

Case Sensitivity

 

 JavaScript là ngôn ngữ nhạy cảm, nghĩa là các từ khóa ngôn ngữ, biến, tên hàm, và bất kỳ định danh nào khác phải luôn luôn được soạn đúng.
 Do đó TIME và Time sẽ có ý nghĩa khác nhau trong JavaScript.

Chú ý: nên cẩn thận khi viết tên biến và hàm trong JavaScript.

 

Lệnh, khối lệnh trong JavaScript

Các câu lệnh trong JavaScript kết thúc bằng một dấu chấm phẩy (;).
Một khối lệnh là đoạn chương trình gồm hai lệnh trở lên và được đặt  trong cặp ngoặc nhọn: { . . . }
Bên trong một khối lệnh có thể chứa một hay nhiều khối lệnh khác.

{ // khối 1


{ // khối 2


lệnh 2.1
lệnh 2.2
…


} // kết thúc khối lệnh 2


lệnh 1.1
lệnh 1.2


} // kết thúc khối lệnh 1

 

Bài trước

Bài sau