Những câu chuyện thành công trong kinh doanh – Ý nghĩa của sự khởi nghiệp

2021-04-17

Mọi người thường thấy những kết quả rực rỡ của những người thành công nhưng mấy ai để được sau ánh hào quang ấy họ đã phải trả giá những gì? Thành công không hề dễ dàng, thành công là sự đánh đổi trả giá bằng cả máu và nước mắt. Những thứ dễ dàng có được thì không phải là thành công và nếu dễ dàng có được thì ắt cũng dễ dàng mất đi, bởi thành công cả quá trình, chặng đường dài không ngừng học hỏi nỗ lực phấn đấu và kiên trì. Bởi thế mà người muốn thành công thì nhiều nhưng đạt được thì thử hỏi được bao người. Những góc khuất đằng sau sự thành công sẽ được hé lộ dưới bài viết này, Nhanh.vn sẽ chia sẻ với bạn những câu chuyện thành công trong kinh doanh để các bạn hiểu được ý nghĩa của sự khởi nghiệp, cùng theo dõi nhé!

1. Bill Gates – Bố già của làng công nghệ

Bill Gates - Bố già của làng công nghệ

Bill Gates – Bố già của làng công nghệ

Bill Gates tên đầy đủ là William Henry Gates là con của một luật sư nổi tiếng ở vùng Seattle Washington ở nước Mỹ. Ông được biết đến là một ông trùm kinh doanh, nhà phát triển đầu tư, nhà từ thiện và là tác giả/chủ tịch của tập đoàn Microsoft, ông trùm của hãng phần mềm công nghệ máy tính hàng đầu trên thế giới. Ông thường được nhắc tới là tỷ phú giàu nhất Thế giới và là một doanh nhân thành đạt nhưng ít ai thấy được sau sự thành công ấy là những nỗ lực, những quyết định táo bạo mạnh dạn nhất, ông là biểu tượng cho hành động dám nghĩ dám làm.

Ngay từ khi còn ít tuổi ông đã có những bản năng thiên phú về lĩnh vực công nghệ và hơn hết là với phần mềm máy tính. Năm 1974, ông đã có một quyết định mà ở thời điểm bấy giờ người ta cho là điên rồ nhất, ông đã tự quyết định thôi học tạo một trường đại học hàng đầu thế giới như Harvard. Sau đó ông cộng sự với Paul Allen để cùng sáng lập ngôn ngữ lập trình Basic rồi bán bản quyền cho Công ty MITS rồi xây dựng Microsoft. Ông đã không ngừng học hỏi, nỗ lực, để biến Microsoft thành công ty phần mềm lớn nhất thế giới.

Những thành công mà ông có được ở thời điểm hiện tại chính là kết quả tuyệt vời từ quyết định được cho là bồng bột đầy mạo hiểm năm 1974. Ông chính là tấm gương cho những người dám làm dám, hành động, dám cố gắng và dám đón nhận kết quả.

2. Đặng Lê Nguyên Vũ – Vua Cà phê Việt Nam

Đặng Lê Nguyên Vũ - Vua Cà phê Việt Nam

Đặng Lê Nguyên Vũ – Vua Cà phê Việt Nam

 

Đặng Lê Nguyên Vũ ông trùm cafe Trung Nguyên đi lên từ 2 bàn tay trắng, tận mắt chứng kiến cảnh cha bệnh nặng chạy vạy vay mượn đến 2 triệu đồng cũng không có đủ để chữa trị cho cha. Ông đã nuôi hoài bão với nhiều ước mơ và quyết tâm thành công, ông đã quyết định nghỉ học đại học tại trường Y khoa và bắt xe vào Sài Gòn tìm kiếm cơ hội vươn lên bởi ông nhận thấy ngành Y không thể đáp ứng được những hoài bão của mình.Năm 17 tuổi đạp xe quanh Sài Gòn mua từng bao cafe thô, vay mượn khắp nơi để khởi nghiệp với quán cafe 2,8 mét vuông. Ông đã từng quay lại trường Y để tiếp tục học và tìm thêm những người bạn để cùng giúp đỡ nhau đưa cafe Việt Nam ra thế giới tuy nhiên ngoài nhận được sự chế nhạo khinh bỉ của bạn bè thì ông không nhận lại gì. Nhưng ý chí đưa cafe Việt Nam trở thành món cafe ngon nhất và được xuất khẩu ra thế giới vẫn nung nấu trong tâm chí. Sau nhiều khó khăn, không ngừng nỗ lực để cạnh tranh với cafe thế giới và vướng phải nhiều lùm xùm kiện tụng với hãng cafe nổi tiếng ở Mỹ thì đến năm 33 tuổi Đặng Lê Nguyên Vũ đã tạo ra một đế chế cafe mà danh tiếng của nó đã vươn tầm thế giới. Anh trở thành thần tượng trong suy nghĩ của những người trẻ tuổi với những khát vọng mơ ước và hoài bão lớn lao cùng những thành công với những ý tưởng táo bạo ở trong những nghịch éo le của cuộc sống.

3. Phil Knight – Cha đẻ của hãng giày Nike

Phil Knight - Cha đẻ của hãng giày Nike

Phil Knight – Cha đẻ hãng giày Nike

Phil Knight được biết đến là cha đẻ của hãng giày Nike, ông một trong số những tỷ phú tự thân giàu nhất thế giới với khối tài sản khoảng 21,6 tỷ USD. Đằng sau sự nghiệp vẻ vang của ông thì ít ai chứng kiến được những đánh đổi khó khăn và mất mát ẩn sau nó. Bắt đầu khởi nghiệp với số vốn 50 USD vay từ cha của mình – ông khởi nghiệp cùng công ty giày nhập khẩu Blue Ribbon Sports. Đó cũng chính là nguồn cơn của những năm tháng sống với đống nợ say này. Ông đã từng đến từng nhà băng một để xin được cấp thêm tín dụng để nhập giày về bán. Mọi lợi nhuận của ông hầu như không thể tiết kiệm bởi ông mang tất cả đem đi nhập thêm hàng. Tuy nhiên, ông cũng có mối quan hệ khá mệt mỏi đầy trắc trở với nhà cung cấp giày Nhật Bản, người đã bất chấp những nỗ lực thành công của ông trong việc bán giày và cải thiện chất lượng giày, họ luôn tìm kiếm những đối tác Mỹ tiềm năng khác hơn là coi trọng ông. Sau đó, ông đã quyết định tác rời và dừng hợp tác – tự mình mở hãng giày Nike, đây lại là một hành trình với những bắt đầu vô cùng khó khăn.

Công ty Nike của ông đã đối diện với rất nhiều lần khủng hoảng, tuy nhiên Knight cùng những người cộng sự bên cạnh luôn tìm ra được những lối thoát riêng, thiết lập con đường dẫn tới IPO (lần đầu ra mắt cổ phiếu với dân chúng) thành công rực rỡ.

Với quyết tâm và nỗ lực không ngừng, Knight đã thành công trước sự ngưỡng mộ của bao người. Thành quả mà ông đạt được bởi quyết định lựa chọn tìm kiếm một con đường riêng cho chính mình, không lựa chọn một con đường an toàn như mọi người.

Xem thêm: Chiến lược kinh doanh quốc tế rất đáng học hỏi của Coca Cola

4. Phạm Nhật Vượng – Tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Phạm Nhật Vượng - Tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Phạm Nhật Vượng – Tỷ phú giàu nhất Việt Nam

Phạm Nhật Vượng tấm gương lớn cho sự kiên cường vươn lên từ sự nghèo khó chật vật của cuộc sống. Với gia cảnh không hề khá giả, ông khởi nghiệp từ những gói mì ăn liền – món ăn cứu đói trong thời cuộc nền kinh tế khó khăn. Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô là những thách thức và cả cơ hội được mở ra. Ông bắt đầu khởi nghiệp ở Ukraine (một nước nghèo thường phải sống với nạn đói) và ý tưởng mở một nhà hàng mì ăn liền được mọi người hưởng ứng tích cực. Thay vì mở một tiệm mì nho nhỏ thì Phạm Nhật Vượng lại dám đương đầu với những rủi ro lớn, ông quyết mở một thị trường sản xuất mì ăn liền, ông đã đem tất cả những gì mình có để thế chấp vay vốn phục vụ cho việc mở rộng kinh doanh sản xuất với mức lãi suất lên tới 8% mỗi tháng. Với sự quyết tâm trước những rủi ro lớn thì chỉ trong một thời gian ngắn ông nhanh chóng trở thành “vua thực phẩm” tại đất nước Ukraine. Con đường khởi nghiệp của ông từ đây cũng mở rộng hơn và không có nhiều trắc trở. Sau những năm tháng bươn chải ở nước ngoài ông đã về nước đầu tư nắm bắt nhiều cơ hội và phát triển nền kinh tế quê hương. Phạm Nhật Vượng bắt đầu đầu tư những loạt công trình mang tên Vincom, Vinpearl và đưa Vingroup trở thành tập đoàn kinh tế tư nhân hàng đầu tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.

5. Jack Ma – Steve Jobs của Trung Quốc

Jack MA - Steve Jobs của Trung Quốc

Jack Ma – Steve Jobs của Trung Quốc

Tỷ phú nước Trung Quốc – Jack Ma, ông là người tạo lập và cũng chính là chủ tịch của tập đoàn Alibaba (công ty thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc, là công ty chính điều hành 2 trang thương mại điện tử lớn là Tmall và Taobao). Ông là biểu tượng của sự lạc quan nỗ lực cố gắng không ngừng trước những thất bại. So với những tỷ phú lớn khác thì Jack Ma không phải là người có học vấn xuất sắc, hơn thế con đường học vấn của ông còn khá chông chênh. Ông từng chia sẻ rằng mình đã trượt tới 2 lần ở một bài thi quan trọng hồi tiểu học, trượt 3 lần bài thi vào cấp 2  và trượt 2 lần Đại học nữa. Ông đã kể rằng mình trượt đạt học với số điểm chưa đầy 1% của môn Toán, nhưng ông vẫn kiên trì nộp hồ sơ vào trường đại học danh tiếng Harvard dù bị từ chối tới hơn 10 lần. Sau khi tốt nghiệp Đại học Sư phạm Hàng Châu, Jack Ma đã nộp đơn xin việc tới 30 công ty nhưng đều bị tất cả từ chối. Dù cuộc hành trình của ông không mấy bằng phẳng nhưng sự kiên trì lạc quan, với niềm tin và những nỗ lực không ngừng nghỉ, ông đã cùng hơn 17 người đồng hành thành lập ra tập đoàn thương mại điện tử Alibaba, hiện nay thị trường thu hút được phần lớn thị phần ở cả trong nước và các nước quốc tế.

Hy vọng những câu chuyện thành công trong kinh doanh mà Nhanh.vn chia sẻ bên trên sẽ giúp các bạn học hỏi được nhiều điều, có cái nhìn tích cực hơn về những bước chân khởi nghiệp trong cuộc sống. Chúc các bạn thành công!