Những điểm mạnh và điểm yếu trong giao tiếp của đàn ông

Hiểu lầm có thể bị xóa bỏ nếu các hành vi giao tiếp của nam và nữ được giải mã thỏa đáng.

Nam giới trong giao tiếp công sở

1. Phê bình, bỡn cợt
Có thể bạn thấy nam giới thường nói đùa, không nghiêm túc, hay chọc ghẹo, phê bình người khác. Thực chất đây chính là cách mà đàn ông sử dụng để chứng tỏ vị trí của mình.

Phụ nữ cho rằng: Chọc ghẹo người khác khiến đối phương cảm thấy nhỏ bé, và với phụ nữ, những kiểu phê bình, bỡn cợt này chỉ thể hiện sự kiêu ngạo, thậm chí là gây hấn.

Ý kiến chuyên gia: Những kiểu bỡn cợt của nam giới thường là vô hại, miễn là có bên tung bên hứng. Thậm chí, đôi lúc, nếu đừng quá nghiêm túc xét nét thì đây cũng là một kiểu giải tỏa áp lực trong công việc khi mọi người đang phải bù đầu chạy theo dự án, hay doanh số.

2. Ít đặt câu hỏi
Nam giới thường ít đặt câu hỏi trong công việc vì sợ rằng người khác sẽ nghĩ mình thiếu kiến thức, năng lực. Họ đánh đồng kiến thức với quyền lực nơi công sở và không muốn bị mất mặt nếu tỏ ra thấp kém.

Phụ nữ cho rằng: Những hành động như thế thật trẻ con, thậm chí là “chảnh” và mất thời gian. Sẽ hiệu quả hơn nếu anh ta mạnh dạn hỏi, có câu trả lời và xúc tiến nhanh công việc.

Ý kiến chuyên gia:

Một số môi trường làm việc không khuyến khích nhân viên hỏi quá nhiều và đôi lúc tạo cho nhân viên cảm giác tự ti nếu làm gì cùng hỏi. Trong một số cuộc họp, không nhất thiết phải đưa ra quá nhiều câu hỏi vì mọi người cần thống nhất với nhau để có thể chọn lựa chiến lược tốt nhất cho công ty, từ đó từng nhân viên sẽ có cách riêng để tự tìm hiểu chi tiết.

3. Thiếu phản hồi

Đơn giản là đàn ông không thích bị chỉ trích và nghĩ rằng những lời khen chỉ khiến người khác ngủ quên trên chiến thắng. Do đó, họ không yêu cầu phản hồi và cũng không muốn phản hồi với người khác.

Phụ nữ cho rằng: Nam giới không biết trân trọng đóng góp của họ và chỉ biết chỉ trích. Thậm chí phụ nữ cũng cho rằng mục đích của việc không phản hồi là không muốn cho chị em cơ hội thăng tiến hoặc được đảm nhận các dự án lớn.

Ý kiến chuyên gia: Các phản hồi mang tính chất xây dựng là cần thiết đối với văn hóa công ty. Cả hai giới cần tìm cách tận dụng công cụ này nhằm cải thiện chất lượng công việc.

Nữ giới trong giao tiếp công sở

1. Đòi hỏi bình đẳng

Phụ nữ luôn cố gắng đảm bảo sự bình đẳng cho mọi nhân viên trong công sở. Họ mong muốn tất cả được đối xử như là nhân viên có ích và đóng góp hiệu quả cho công ty.

Đàn ông cho rằng: Nam giới cho rằng đây là dấu hiện cho thấy phụ nữ thiếu tự tin và năng lực để làm lãnh đạo.

Ý kiến chuyên gia: Phụ nữ có thể tạo thế và lực cho mình bằng cách điều phối và hợp tác tốt với các bên. Đây là điều nam giới có thể học hỏi. Tuy nhiên, phụ nữ khi nắm giữ các vị trí lãnh đạo cần tỏ rõ lập trường và ranh giới về mặt quyền hạn với nhân viên.

2. Quá cầu toàn trong các cuộc thương thuyết
Phụ nữ muốn thấy toàn cảnh và đảm bảo các bên nắm rõ tất tần tật mọi chi tiết và thông hiểu lẫn nhau trước khi đưa ra quyết định.

Đàn ông cho rằng: Cách làm của phụ nữ hoàn toàn trái ngược với nam giới. Với cách làm này, phụ nữ tỏ ra mình thiếu lập trường rõ ràng và không quyết đoán.

Ý kiến chuyên gia:

Trong thương thuyết, quan trọng là ở chỗ bạn phải nắm các yếu tố có tính ảnh hưởng trước khi ra quyết định. Mặt khác, đảm bảo mọi người đều vui vẻ không phải là cách các nhà lãnh đạo ra quyết định. Sẽ thật lý tưởng nếu phối hợp được sự quyết đoán của nam giới và tính tỉ mỉ của phụ nữ.

3. Không chắc chắn

Phụ nữ không muốn tỏ ra hối thúc hoặc không lo nghĩ đến vị trí và ý kiến của người khác.

Đàn ông cho rằng: Vì vậy, phụ nữ thường không chắc chắn trong mọi việc và thường cần người khác đứng ra chịu trách nhiệm.

Ý kiến chuyên gia: Cân bằng giữa khiêm tốn và nhún nhường là phẩm chất tốt của lãnh đạo. Nhưng nếu lúc nào cũng nương theo ý kiến và mong đợi của người khác sẽ khiến bạn thiếu sự cương quyết.

Hoàng Vy Ân

Theo MSN

Tuy nhiên nếu cả hai sẵn sàng cố gắng, hãy lắng nghe những lời khuyên tâm lý dưới đây để học cách giao tiếp hiệu quả hơn với nhau, tránh những hiểu lầm, nước mắt và tiếng thở dài đáng tiếc. 

Phụ nữ đừng suy diễn quá nhiều

Những điểm mạnh và điểm yếu trong giao tiếp của đàn ông

Nghiên cứu cho thấy phụ nữ thường suy diễn ý nghĩa sâu xa trong lời nói của bạn đời. Lời nói của đàn ông thường thể hiện trên mặt chữ và xoay quanh chủ đề giao tiếp, nhưng phụ nữ thường tự động thêm những ý nghĩa khác vào đó.

Ví dụ khi anh chồng nói “Hôm nay anh có trận bán kết”, thì ý của anh ta đơn giản là vậy, chứ không phải là “Anh thà ở với bạn, ở nhà với em chán lắm!”

Đàn ông đừng đưa ra lời khuyên, hãy lắng nghe là đủ

Phụ nữ thường coi giao tiếp là cách khám phá cảm xúc và được bạn đời an ủi. Tức là cô ấy không thực sự tìm kiếm giải pháp từ đó. Điều quan trọng hơn với cô ấy là hai người nói cuyện với nhau.

Nhưng ngược lại, đàn ông có xu hướng muốn nghĩ ra giải pháp rõ ràng, đưa ra lời khuyên tốt nhất và nhanh nhất.

Tóm lại hai bên cần hiểu nhu cầu của nhau khi trò chuyện, đàn ông muốn đưa lời khuyên, nhưng phụ nữ chỉ cần được lắng nghe.

Phụ nữ hãy trân trọng sự an ủi của đàn ông, đàn ông hãy thể hiện quan tâm

Đàn ông thường nhìn nhận vấn đề cần giải quyết và thể hiện sự quan tâm với đối phương bằng cách dành hết sức để xử lý rắc rối cho phụ nữ. Họ sẽ phân tích, tìm tòi những cách giải quyết khác nhau, rồi chia sẻ những điều đó với phụ nữ.

Trong khi đó, phụ nữ thực chất chỉ tìm một người chủ động lắng nghe mình. Đàn ông có thể hỏi những câu quan tâm chân thành để hiểu phụ nữ hơn, và cho cô ấy thấy mình được lắng nghe.

Phụ nữ cần hiểu rằng đàn ông cũng thích có thời gian cho bản thân

Những điểm mạnh và điểm yếu trong giao tiếp của đàn ông

Đàn ông thường bị nói là không chịu nói chuyện hay né tránh, tuy nhiên phụ nữ cần hiểu nguyên nhân hành vi này của họ.

Nếu chồng bạn có biểu hiện hơi thích tách biệt, có thể anh ta chỉ muốn được nghỉ ngơi một chút khỏi những vấn đề của mình. Cách nghỉ ngơi có thể là chơi game, xem TV, đọc sách. Khi đó hãy cho chồng bạn được tận hưởng không gian riêng.

Phụ nữ cần nói rõ ý định của mình hơn

Phụ nữ và đàn ông rất khác nhau trong cách nói ra vấn đề. Phụ nữ thường không trực tiếp như đàn ông, không thẳng thừng chỉ trích mà thích nói vòng vo, gián tiếp.

Tốt nhất phụ nữ nên nói chuyện rõ ràng hơn với đàn ông để họ có thể hiểu được ý phụ nữ muốn là gì.

Ví dụ, phụ nữ sẽ không nói: “Em rất bực với những lời anh nói tối qua”, mà cô ấy sẽ châm biếm rằng “Anh nên tử tế hơn với em”. Khi đó sẽ dẫn tới cả hai cãi vã và bảo vệ những quan điểm không cùng một chủ đề.

Đàn ông nên cho phụ nữ biết mình đang lắng nghe bằng cách phản hồi

Đàn ông và phụ nữ thường khác nhau trong cách giao tiếp qua ngôn ngữ, hình thể, ánh mắt.

Thông thường đàn ông không hay thể hiện mình đang lắng nghe qua ánh mắt hay những câu “à… ừ… đúng vậy….”

Trong khi đó phụ nữ rất quan trọng việc phải không ngừng phản hồi để thể hiện đang lắng nghe người khác nói.

Hai giới cần thông cảm cho cách tiếp cận vấn đề của nhau

Khi phụ nữ phải làm một nhiệm vụ, họ sẽ đi từ việc xây dựng niềm tin qua giao tiếp rồi sau đó thực hiện công việc cùng nhau và hoàn thành nhờ niềm tin đó.

Đàn ông thường bỏ qua việc giao tiếp này và lao thẳng vào hoàn thành công việc. Ví dụ nếu họ phải cộng tác với một người, họ sẽ làm dù có không thích người đó.

Hai bên cần hiểu và thông cảm hành vi, cách tiếp cận của nhau. Có thể  đàn ông và phụ nữ có chung mục tiêu trong đầu nhưng con đường và tốc độ đi đến đó sẽ khác nhau.

Phụ nữ cần hiểu rằng đàn ông thường phải làm gì đó khi nói chuyện

Những điểm mạnh và điểm yếu trong giao tiếp của đàn ông

Đàn ông thường trò chuyện trong khi làm việc khác, việc làm đó giúp họ có cảm giác có thể cởi mở cảm xúc hơn.

Trong khi đó phụ nữ cảm thấy gần gũi hơn khi trò chuyện mà không cần làm việc nào khác.

Phụ nữ nên nhận ra điều này để hiểu khi bạn đời tìm việc khác để làm trước hay trong khi cả hai đang tranh cãi.

Có thể anh ta chỉ đang tìm một môi trường tốt hơn để thảo luận vấn đề chứ không phải lảng tránh, còn phụ nữ lại muốn thảo luận mọi thứ ngay lập tức.

Đàn ông đừng ngại nhờ giúp đỡ

Đàn ông có thể cho rằng nhờ giúp đỡ là biểu hiện của thiếu năng lực. Nhưng với phụ nữ, đưa ra lời khuyên được coi là biểu hiện của sự quan tâm.

Để hàn gắn khoảng cách giữa hai bên, bạn cần rõ ràng ý định của mình thay vì để người khác nghĩ bạn muốn giúp là để chỉ ra điểm yếu của đối phương.

Ví dụ khi chồng bạn loay hoay sửa máy tính mà không được, đừng nói “Anh làm sai rồi, anh cần sự giúp đỡ của em”, hãy nói “Em từng gặp lỗi này rồi, để em xem có sửa được không nhé?”.

Phụ nữ cần hiểu rằng đàn ông lắng nghe có chọn lọc

Đàn ông thường là kiểu lắng nghe có chọn lọc, bởi họ có xu hướng tìm kiếm giải pháp nên sẽ chỉ nghe đến thông tin họ cần để tìm ra giải pháp.

Phụ nữ đừng tích tụ tức giận

Những điểm mạnh và điểm yếu trong giao tiếp của đàn ông

Đàn ông thường thích rạch ròi chuyện nào ra chuyện đó, nhưng phụ nữ lại coi mỗi cuộc tranh cãi là một phần của một tranh cãi lớn hơn.

Tức là đàn ông thích tranh cãi về một chủ đề cụ thể và sẽ bỏ qua sau khi đã giải quyết xong để đến vấn đề tiếp theo và không nghĩ về chuyện cũ nữa.

Nhưng phụ nữ thường mang theo tức giận tích tụ chồng chất hết lần này sang lần khác và lôi lại chuyện cũ khi tranh cãi.

Hai giới cần tiếp nhận phong cách giao tiếp của nhau

Dù không thể phủ nhận các điểm trên nhưng bạn cũng cần hiểu rằng mỗi người (chưa kể mỗi giới) có phong cách giao tiếp khác nhau.

Có người thích nói chuyện thẳng thắn, chấp nhận thách thức. Có người thích nói chuyện ôn hào, hỏi ý kiến người khác và lắng nghe các bên để tránh xung đột.

Và đừng quên bạn đời của bạn cũng là duy nhất. Vậy nên cả hai giới cần biết thông cảm và chấp nhận sự khác biệt để hiểu nhau nhiều hơn nhé.

(Theo Bright Side)