Những điểm yếu trong giao tiếp của nam giới

Hiểu lầm có thể bị xóa bỏ nếu các hành vi giao tiếp của nam và nữ được giải mã thỏa đáng.

Nam giới trong giao tiếp công sở

Nội dung chính

Show

  • Bắt bệnh khó khăn trong giao tiếp
  • Trang phục khi giao tiếp
  • Ngôn ngữ giao tiếp
  • Tâm lý giao tiếp
  • Thói quen ngại giao tiếp
  • Đừng nghĩ quá hoạt ngôn là biết giao tiếp
  • Khắc phục khó khăn trong giao tiếp
  • Hình dung trước khi thực hiện
  • Tập nói chuyện phiếm
  • Thái độ chân thành:
  • Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen:
  • Thỉnh thoảng cũng nên nhờ vả người khác:
  • Video liên quan

1. Phê bình, bỡn cợt
Có thể bạn thấy nam giới thường nói đùa, không nghiêm túc, hay chọc ghẹo, phê bình người khác. Thực chất đây chính là cách mà đàn ông sử dụng để chứng tỏ vị trí của mình.

Phụ nữ cho rằng: Chọc ghẹo người khác khiến đối phương cảm thấy nhỏ bé, và với phụ nữ, những kiểu phê bình, bỡn cợt này chỉ thể hiện sự kiêu ngạo, thậm chí là gây hấn.

Ý kiến chuyên gia: Những kiểu bỡn cợt của nam giới thường là vô hại, miễn là có bên tung bên hứng. Thậm chí, đôi lúc, nếu đừng quá nghiêm túc xét nét thì đây cũng là một kiểu giải tỏa áp lực trong công việc khi mọi người đang phải bù đầu chạy theo dự án, hay doanh số.

2. Ít đặt câu hỏi
Nam giới thường ít đặt câu hỏi trong công việc vì sợ rằng người khác sẽ nghĩ mình thiếu kiến thức, năng lực. Họ đánh đồng kiến thức với quyền lực nơi công sở và không muốn bị mất mặt nếu tỏ ra thấp kém.

Phụ nữ cho rằng: Những hành động như thế thật trẻ con, thậm chí là “chảnh” và mất thời gian. Sẽ hiệu quả hơn nếu anh ta mạnh dạn hỏi, có câu trả lời và xúc tiến nhanh công việc.

Ý kiến chuyên gia:

Một số môi trường làm việc không khuyến khích nhân viên hỏi quá nhiều và đôi lúc tạo cho nhân viên cảm giác tự ti nếu làm gì cùng hỏi. Trong một số cuộc họp, không nhất thiết phải đưa ra quá nhiều câu hỏi vì mọi người cần thống nhất với nhau để có thể chọn lựa chiến lược tốt nhất cho công ty, từ đó từng nhân viên sẽ có cách riêng để tự tìm hiểu chi tiết.

3. Thiếu phản hồi

Đơn giản là đàn ông không thích bị chỉ trích và nghĩ rằng những lời khen chỉ khiến người khác ngủ quên trên chiến thắng. Do đó, họ không yêu cầu phản hồi và cũng không muốn phản hồi với người khác.

Phụ nữ cho rằng: Nam giới không biết trân trọng đóng góp của họ và chỉ biết chỉ trích. Thậm chí phụ nữ cũng cho rằng mục đích của việc không phản hồi là không muốn cho chị em cơ hội thăng tiến hoặc được đảm nhận các dự án lớn.

Ý kiến chuyên gia: Các phản hồi mang tính chất xây dựng là cần thiết đối với văn hóa công ty. Cả hai giới cần tìm cách tận dụng công cụ này nhằm cải thiện chất lượng công việc.

Nữ giới trong giao tiếp công sở

1. Đòi hỏi bình đẳng

Phụ nữ luôn cố gắng đảm bảo sự bình đẳng cho mọi nhân viên trong công sở. Họ mong muốn tất cả được đối xử như là nhân viên có ích và đóng góp hiệu quả cho công ty.

Đàn ông cho rằng: Nam giới cho rằng đây là dấu hiện cho thấy phụ nữ thiếu tự tin và năng lực để làm lãnh đạo.

Ý kiến chuyên gia: Phụ nữ có thể tạo thế và lực cho mình bằng cách điều phối và hợp tác tốt với các bên. Đây là điều nam giới có thể học hỏi. Tuy nhiên, phụ nữ khi nắm giữ các vị trí lãnh đạo cần tỏ rõ lập trường và ranh giới về mặt quyền hạn với nhân viên.

2. Quá cầu toàn trong các cuộc thương thuyết
Phụ nữ muốn thấy toàn cảnh và đảm bảo các bên nắm rõ tất tần tật mọi chi tiết và thông hiểu lẫn nhau trước khi đưa ra quyết định.

Đàn ông cho rằng: Cách làm của phụ nữ hoàn toàn trái ngược với nam giới. Với cách làm này, phụ nữ tỏ ra mình thiếu lập trường rõ ràng và không quyết đoán.

Ý kiến chuyên gia:

Trong thương thuyết, quan trọng là ở chỗ bạn phải nắm các yếu tố có tính ảnh hưởng trước khi ra quyết định. Mặt khác, đảm bảo mọi người đều vui vẻ không phải là cách các nhà lãnh đạo ra quyết định. Sẽ thật lý tưởng nếu phối hợp được sự quyết đoán của nam giới và tính tỉ mỉ của phụ nữ.

3. Không chắc chắn

Phụ nữ không muốn tỏ ra hối thúc hoặc không lo nghĩ đến vị trí và ý kiến của người khác.

Đàn ông cho rằng: Vì vậy, phụ nữ thường không chắc chắn trong mọi việc và thường cần người khác đứng ra chịu trách nhiệm.

Ý kiến chuyên gia: Cân bằng giữa khiêm tốn và nhún nhường là phẩm chất tốt của lãnh đạo. Nhưng nếu lúc nào cũng nương theo ý kiến và mong đợi của người khác sẽ khiến bạn thiếu sự cương quyết.

Hoàng Vy Ân

Theo MSN

Giao tiếp bằng ngôn từ là hình thức phổ biến thuyết phục nhất. Nó giúp người nói biểu đạt tâm tư, suy nghĩ, giao tiếp gắn kết trong cộng đồng.

Dù là nơi công sở, trường học, gia đình hay nơi công cộng, chúng ta luôn có nhu cầu được trao đổi và trò chuyện với những người khác. Nhưng chắc hẳn có nhiều lúc bạn sẽ cảm thấy mình bị lạc lõng giữa các mối quan hệ, bối rối khi bắt chuyện với người khác hay không biết thế nào để giao tiếp hiệu quả?

Đây là điểm hạn chế, là rào cản rất lớn trong môi trường ngày càng đòi hỏi sự gắn kết, phát triển cộng đồng tập thể với nhau. Nếu bạn là người giao tiếp kém, bạn sẽ rất khó hòa nhập thích nghi với mội trường mới, bạn khó làm chủ được tình huống cũng như chủ động trong diễn đạt giao tiếp trong cuộc sống xung quanh cũng như công việc.

Xem thêm: Mẫu thư cảm ơn khi nhận được việc

Nếu bạn thấy mình là một người giao tiếp kém? Hãy tự bắt bệnh và chữa cho mình một cách phù hợp.

Bắt bệnh khó khăn trong giao tiếp

Trang phục khi giao tiếp

Ngoài ngôn từ, cử chỉ thì ngoại hình, trang phục đóng vai trò quan trọng không kém giúp bạn tự tin trong giao tiếp. Bạn cần biết rằng, một trang phục đẹp không nhất thiết phải đắt tiền mà quan trọng là phù hợp với tính cách của bạn và môi trường bạn đến. Hãy cẩn thận trong việc lựa chọn trang phục, đặc biệt là chú ý đến hoàn cảnh xung quanh. Ví dụ việc ăn mặc trong một chuyến đi chơi cùng bạn bè sẽ khác với khi bạn đến dự một hội nghị khách hàng quan trọng. Ăn mặc đúng cách sẽ giúp bạn vượt qua rào cản giao tiếp này dễ dàng và tạo ấn tượng tốt đẹp trong mắt những người khác.

Ngôn ngữ giao tiếp

Rào cản giao tiếp kế tiếp là ngôn ngữ. Vấn đề này được nhắc đến trong ba trường hợp là: không biết nói gì, nói quá nhiều và sử dụng từ ngữ không phù hợp với hoàn cảnh. Một số bạn rất ngại khi trò chuyện với người khác, đặc biệt là với những người mới gặp lần đầu tại các buổi xã giao, hội họp. Các bạn thường lâm vào tình trạng lúng túng, không biết phải nói gì. Nên nhớ rằng, người hướng nội chưa hẳn đã giao tiếp dở và người hướng ngoại không phải lúc nào cũng giỏi giao tiếp.

Điều đó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bạn hãy tự tin và chân thành lắng nghe đối phương, thi thoảng góp ý và bày tỏ quan điểm của mình về chủ đề đang nói, đừng chỉ im lặng sẽ làm đối phương hiểu lầm bạn không muốn trò chuyện cùng họ. Ngược lại, có những bạn nói quá nhiều về mình mà không quan tâm người kia có muốn nghe hay không. Vì vậy, việc quan sát đối phương trong lúc trò chuyện là vô cùng cần thiết. Bên cạnh đó, tùy từng trường hợp mà các bạn sử dụng ngôn từ thích hợp để giao tiếp. Ví dụ khi nói chuyện với đối tác sẽ khác với khi bạn trò chuyện với bạn bè thân thiết. Và điều quan trọng nên nhớ là cần “uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”.

Tâm lý giao tiếp

Trong giao tiếp, sẽ có lúc bạn không tránh khỏi những xung đột, bất đồng quan điểm với người khác. Khi đó bạn sẽ tức giận, sẽ nói những lời khó nghe và mối quan hệ mà nhiều năm bạn ra sức gìn giữ rất có thể bị phá hủy trong giây lát. Vì vậy, một rào cản giao tiếp không thể không nhắc đến đó chính là tâm lý.

Để vượt qua rào cản này, bạn phải biết cách kiểm soát được cảm xúc của chính mình. Nếu đang tức giận, hãy tìm một nơi yên tĩnh để bình ổn lại cảm xúc, suy nghĩ thấu đáo, đừng nên vội vàng quát mắng, chỉ trích người khác khi đang nóng giận. Vì lời đã nói ra sẽ không bao giờ lấy lại được, đôi khi lời nói cũng có thể tổn thương người khác và chính bạn.

Thói quen ngại giao tiếp

Nhiều bạn không thích giao tiếp với người khác, đặc biệt là khi đến những nơi công cộng có đông người. Các bạn xa lạ và cảm giác không an toàn, thường tìm những góc nhỏ để nép mình vào đó cho đến khi chương trình kết thúc. Lâu dần, thành thói quen ngại nói, tạo thành rào cản giao tiếp. Điều đó không tốt chút nào vì giao tiếp tốt là một trong những chìa khóa vàng giúp bạn đạt được thành công trong công việc và cuộc sống.

Vì vậy, khi có cơ hội tham gia những cuộc hội họp, giao lưu, gặp gỡ nhiều người, các bạn hãy thay đổi thói quen này bằng cách chủ động bắt chuyện với người khác. Để có được sự tự tin này, bạn hãy tìm hiểu trước nội dung của chương trình, chuẩn bị trang phục phù hợp và quan trọng trên hết là vượt lên chính mình, thay đổi thói quen để cải thiện kỹ năng giao tiếp của bản thân.

Xem thêm : học phí Đại học ngoại thương

Đừng nghĩ quá hoạt ngôn là biết giao tiếp

– Lỗi giao tiếp “nói hết phần người khác”

Bất kỳ một cuộc giao tiếp nào cũng phải có sự tương tác qua lại giữa hai hoặc nhiều người. Việc giành phần nói từ đầu đến cuối sẽ phá hỏng cuộc nói chuyện ngay lập tức. Nếu không phải là nhân vật chính trong buổi thuyết trình, giảng giải, tuyên truyền,… thì bạn cũng phải biết “sân khấu không phải của riêng bạn”. Hãy để đối phương tham gia vào cuộc giao tiếp. Lúc này bạn phải trở thành người lắng nghe, chứ họ không có trách nhiệm làm khán giả trong suốt buổi gặp gỡ. Việc nói bất chấp cũng cho thấy rằng, bạn không tôn trọng và không biết lắng nghe đối phương.

Tóm lại, đừng bao giờ nói quá nhiều hoặc nói hết phần người khác trong một cuộc giao tiếp, hãy tạo điều kiện để người khác được nói, được dốc bầu tâm sự của họ. Nếu bạn cảm thấy quá khó khăn, bạn có thể từ chối giao tiếp với người kia – nhưng một khi bạn đã nhận lời nói chuyện với ai đó, tốt nhất bạn hãy trở thành người lắng nghe trước đã. Chúng ta phải biết lắng nghe người khác thì mới có thể trở thành một người nói chuyện hấp dẫn được.

– Lỗi “khán giả vô tâm”

Trái ngược với trường hợp trên, lỗi này bạn vẫn ngồi trong một cuộc nói chuyện, có vẻ ngoan ngoãn, có vẻ lắng nghe. Tuy nhiên, bạn không thật sự chăm chú, không thật quan tâm mà lắng nghe với đôi tai lơ đãng. Có khi bạn còn thể hiện một số ngôn ngữ cơ thể khó chịu như: ngó nghiêng lung tung, gật đầu liên tục, cười khẩy người đối diện, nhìn đi chỗ khác…

Điều đó là vô cùng bất lịch sự và nó khiến người nói cảm giác như bị xúc phạm. Hãy chú ý điều này: nếu cảm thấy cuộc nói chuyện quá tẻ nhạt, bạn không cần miễn cưỡng, hãy yêu cầu bên kia dừng nói hoặc chủ động đề nghị chuyển chủ đề. Một lời đề nghị thẳng thắn sẽ tốt hơn rất nhiều so với việc thể hiện sự khó chịu bằng những cử chỉ kia.

– Nói những câu đùa cợt vô duyên, hoặc kể chuyện cười quá lố

Nhiều người, đặc biệt là các bạn nữ, sẽ không thích chuyện cười liên quan đến giới tính, vấn đề nhạy cảm với người khác phái. Và ngược lại, các bạn nam sẽ không thích một bạn nữ luôn đề cập đến những vấn đề như thế. Ngoại trừ bạn bè thân thiết ra, hãy cẩn trọng khi dùng những câu chuyện cười kiểu này. Tình huống sẽ thật tệ khi bạn kể xong một câu chuyện cười nhưng không ai phản ứng gì cả, phải không?

– Chuyên gia nói xấu người khác

Với nhiều người, đây là thú vui, song xét về nhiều phương diện, sẽ không hay tí nào nếu chủ đề của bạn quẩn quanh chỉ là đi nói chuyện của kẻ khác, và bôi bác tật xấu của họ. Có khi nào bạn tự hỏi bạn cũng là một nạn nhân của buổi nói xấu nào đó? Thật không nên chút nào, phải không? Có rất nhiều chuyện thú vị để nói với nhau tại sao lại lãng phí thời gian để kể về người khác. Với nhiều người, hình ảnh của bạn cũng sẽ trở nên xấu đi nếu cứ nói những lời không hay về một người nào đó.

– Khoe khoang, tâng bốc bản thân

Ông bà có câu “xấu che, tốt khoe”, thế nhưng hãy để những đặc điểm tốt của bạn tự bộc lộ và để tự người khác cảm nhận. Bạn có thể tự hào về những thành tích của bản thân, song cứ luyên thuyên về thành tích của mình, bạn đang ngầm hạ thấp người khác, và không ai thích nói chuyện với một kẻ khoe khoang chút nào.

Sự không thích này có thể xuất phát từ sự đố kỵ với những gì bạn có hoặc bạn đang làm lãng phí thời gian của họ. Xét cho cùng, những điều bạn khoe khoang về mình không hề có ích cho họ. Thậm chí, với những người thẳng tính, họ sẵn sàng “dẹp” bạn sang một bên nếu như bạn cứ tự tung hô mình trước mặt họ.

Khắc phục khó khăn trong giao tiếp

Hình dung trước khi thực hiện

Để tránh những tình huống khiến bạn có thể e ngại, bạn có thể bắt đầu bằng cách hình dung tưởng tượng những sự việc diễn ra khi giao tiếp với đối tượng nào đó, bạn sẽ bắt đầu cảm thấy dễ dàng và ít lo âu hơn. Hình dung cách thức và “diễn trình giao tiếp” giúp tạo niềm tin vào chính mình ngay trong suy nghĩ của mình. Nếu bạn không tin rụt rè có thể khắc phục được, và cũng không muốn khắc phục thì ai có thể giúp bạn được?

Tập nói chuyện phiếm

Không cần phải nói các đề tài uyên thâm, tỏ ra mình là người có học vấn cao, là thông minh mới làm cho người khác kính trọng. Nếu bạn đưa ra toàn lý luận trừu tượng hay những tri thức cao siêu, chuyện bạn khơi mào ra chẳng ai hưởng ứng thành ra vô duyên. Cách thông thường nhất để buổi làm quen không trôi qua “vô vị” là bắt đầu bằng một câu chuyện phiếm thú vị và vô hại.

Thái độ chân thành:

Cách nữa là “thật thà” bù đắp cho sự ít nói. Thái độ chân thành, dù không nói nhiều nhưng hễ nói là nói đến nơi; ngôn ngữ đơn giản, mộc mạc nhưng đủ ý, lời nói rất chân thực, giản dị, thẳng thắn và nhất là thật sự “kiên nhẫn lắng nghe”

Cách tiếp nhận, đáp lại lời khen:

Nhiều bạn trẻ chúng ta có chung một điểm yếu trong kỹ năng sống đó là: “Không biết cách nhận lời khen ngợi”. Nếu ai đó khen bạn và bạn phản ứng lại vụng về thì vô tình bạn lại rơi vào vòng luẩn quẩn. Thích được khen nhưng lại bất công khi “phụ” thiện chí của người khen với những đáp trả đưa đẩy, khiêm tốn: “- Có gì đâu; – không phải như vậy; – chỉ là may mắn thôi mà; – đó là nhờ công sức mọi người!” v.v…

Thay đổi thái độ của mình đối với những lời khen ngợi, bạn sẽ cảm thấy tự tin hơn rất nhiều. Mặc dù đôi khi vẫn cần suy xét ẩn ý thật sự của chúng là gì để bạn có thể nhận ra đâu là lời khen thật sự, đâu là lời nịnh nọt dối trá hoặc mang hàm ý mỉa mai.

Nhưng nếu biết được người khen mình chân thành, bạn hãy đối xử lại chân thành như thế, hãy để niềm vui đó quay trở lại với họ. Hãy để cho họ thấy được sự cảm kích của bạn, hãy tìm cách khen lại họ vì đã dành lời khen cho bạn và họ sẽ tiếp tục dành cho bạn tình cảm tốt đẹp. Ngược lại, nếu bạn đáp trả với ngụ ý “tôi không xứng đáng được khen” thì sau đó, có thể bạn sẽ được nhận sự “không xứng đáng” đúng như những gì bạn nói.

Xem thêm: Học viện Nông nghiệp Việt nam

Thỉnh thoảng cũng nên nhờ vả người khác:

Tuy rằng phải “tự lực cánh sinh”, nhưng việc không nhờ vả người khác (do rụt rè không dám hoặc không thích) đều biểu lộ ý “Tôi cũng không thích người khác nhờ vả tôi”. Đó là sự thất bại trong giao tiếp, bởi chúng ta đang sống trong một xã hội đầy cạnh tranh, nếu không cởi mở, không nhận được sự giúp đỡ lúc khó khăn, bạn sẽ khó mà thành công.

Ngoài ra, cách bạn tương tác với những người khác cũng cần một sự tôn trọng công bằng với tất cả mọi người. Ôn hòa, cẩn thận lắng nghe thật sự trong mọi tình huống giao tiếp, không nên phân biệt tình trạng, địa vị của ai đó, ngay cả khi bạn là cấp trên hay cấp dưới của họ.