Omni là gì? Các kiến thức cơ bản về bán hàng đa kênh

Nếu bạn là dân kinh doanh chắc hẳn các bạn đã nghe qua thuật ngữ omni. Vậy liệu bạn đã thực sự hiểu omni là gì? Nếu vẫn chưa hiểu rõ ràng về mô hình kinh doanh hiệu quả này thì hãy cùng mình tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

1. Khái niệm Omni

Omini gọi đầy đủ là omni channel, được hiểu là bán hàng đa kênh. Đây là mô hình hỗ trợ các nhà bán hàng tiếp cận với khách qua nhiều kênh khác nhau. Trong đó, hệ thống cửa hàng vẫn giữ được tính thống nhất, đồng bộ nhờ vào công nghệ tiên tiến của omni.

omniomni channel

Mô hình này thường được dùng để đẩy mạnh doanh số và tối ưu hóa trải nghiệm khách hàng xuyên suốt giai đoạn mua hàng. Điểm then chốt trong việc thực hiện omni-channel là sự liền mạch và thống nhất của hệ thống cửa hàng offline lẫn cửa hàng online.

2. Tại sao phải áp dụng Omni-channel

Trong thời buổi công nghệ hiện nay, việc bán hàng kênh truyền thống như chợ, siêu thị,… dần không thể đáp ứng đủ yêu cầu của khách hàng. Đặc biệt là lớp trẻ gen Z ngày nay ngày càng quen thuộc và dựa dẫm vào công nghệ. Khách hàng xuất hiện ở mọi nơi, cả trực tiếp lẫn trực tuyến. Chính vì thế nếu không đa dạng hóa thì chắc chắn các nhà bán hàng sẽ bị đè bẹp bởi các đối thủ. Dù là nhà bán hàng nhỏ lẻ hay các doanh nghiệp tầm cơ thì việc chuyển mình này cũng rất được chú trọng và đẩy mạnh triển khai.

Từ đó, omni-channel trở thành một mô hình quan trọng được hướng đến. Đa dạng hóa kênh bán hàng (omni) là một yếu tố quan trọng để tối ưu hóa trải nghiệm quy trình mua hàng cũng như giữ chân khách hàng cho doanh nghiệp.

3. Như thế nào là omni-channel đúng chuẩn

Tới đây, một số bạn sẽ hiểu rằng omni thực chất là bán hàng trên nhiều kênh khác nhau. Nhưng thực tế chỉ nhiêu đó là chưa đủ. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về nó nhé.

3.1 Đa dạng hóa kênh bán hàng

Trong yếu tốt này của omni thì các bạn phải đảm bảo sản phẩm, dịch vụ của mình xuất hiện khắp nơi ở các kênh, dù là online hay offline. Và tất cả cửa hàng đó phải được liên kết, quản lý và thống nhất với nhau ở cùng 1 hệ thống.

omni-channel đa dạng hóa kênh bán hàngomni-channel đa dạng hóa kênh bán hàng

Một số các kênh trong omni thì bạn có thể lựa chọn để quảng bá sản phẩm nhờ vào sự phát triển của công nghệ là: website, mạng xã hội, điện thoại, email, các công cụ tìm kiếm (google, yahoo, bing,…),… 

Nhưng trước khi tham gia và triển khai omni vào kênh, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ. Trả lời một số câu hỏi như liệu sản phẩm có phù hợp với kênh này không? Phần lớn đối tượng của kênh đó là ai? Chi phí, doanh thu kỳ vọng,… Mỗi 1 kênh sẽ có nhóm khách hàng khác nhau từ độ tuổi, giới tính, địa lý,… Vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ để có quyết định hợp lý nhất. Nếu vẫn chưa có nhiều dữ liệu, bạn hoàn toàn có thể thử nghiệm nhẹ với vốn nhỏ, nếu hiệu quả thì hãy mở rộng ra. Đó là cách vận hành omni channel hiệu quả.

Theo báo cáo của Sapo.vn, top 5 kênh bán hàng đang được nhiều người lựa chọn nhất trong khi triển khai omni là website, facebook, Zalo hoặc Instagram, bán trực tiếp tại cửa hàng, đại lý.

3.2 Quản lý thống nhất

Đây là một trong những yếu tố khó khăn nhất khi triển khai omni. Lúc bạn mở rộng các kênh thì chắc chắn sẽ có rất nhiều thông số như thông tin sản phẩm, mã sản phẩm, ảnh, còn hàng hay không,… Mỗi kênh lại có một kiểu dẫn đến tình trạng thiếu thống nhất và đồng bộ, gây khó khăn cho khâu quản lý. Để giải quyết thì bạn có thể thuê hoặc mua dịch vụ, phần mềm, hệ thống của các agency, công ty chuyên về lĩnh vực omni này.

Hiện nay, có khá ít công ty ở Việt Nam triển khai mô hình omni-channel thực sự chuẩn. Đa phần chỉ ở giai đoạn đầu và gặp nhiều rối ren. Nhưng thứ gì mới cũng khó, omni channel thực sự là một hình thức đáng giá để các doanh nghiệp đầu tư.

3.3 Tiếp thị trên nhiều điểm

Theo nghiên cứu, muốn để một người biến thành khách hàng của bạn thì thương hiệu đó phải xuất hiện 21 lần trước mặt họ. Chính vì yếu tố này mà bạn có thể nghĩ tới việc đưa thương hiệu mình đến khắp mọi nơi nhiều người thường tới như mô hình omni.

Tuy nhiên, nếu ngân sách không đủ để trải rộng các kênh khi vận dụng omni thì hãy cân nhắc đâu là điểm có đông khách hàng tiềm năng của bạn nhất. Hãy đánh mạnh vào điểm đó, nếu hiệu quả hãy tiếp tục lan rộng và phân bổ nguồn lực qua các kênh khác khi đã có vốn.

Một số dữ liệu bạn có thể cân nhắc khi dùng omni. Kênh tiếp thị được dùng nhiều nhất là facebook (87%). Thứ 2 là ở cửa hàng offline (70%). Xếp 3 là email, youtube (51%). Thứ 4 là SEO (43%) và cuối cùng là Google Ads (38%).

Tuy nhiên chỉ xuất không còn chưa đủ trong omni-channel. Còn phải nghĩ đến tính đồng bộ và liên kết của các kênh lại với nhau. Ví dụ bạn bán hàng trên website, người dùng ghé thăm và hứng thú nhưng chưa mua. Sau đó khi lượt web, họ thấy quảng cáo google ads về món hàng đó. Chắc chắn điều này sẽ làm họ đắn đo và tỉ lệ chuyển đổi được nâng cao hơn nhiều. Đó là cách các kênh trong omni-channel hoạt động

4. Phân biệt omni channel và multi channel

Chắc hẳn có khá nhiều người, thậm chí là dân kinh doanh vẫn hay nhầm lẫn 2 mô hình này. Omni lẫn multi đều là bán hàng đa kênh, nhưng về bản chất thì chúng lại khác nhau.

Đối với multi channel thì công ty sẽ sử dụng các kênh khác nhau để thu hút lượng khách hàng cho mình. Có thể kể đến như mạng xã hội, web, mail,… Điểm này thì giống omni.

Thông thường là họ sẽ sử dụng 2 kênh trở lên để đưa hình ảnh và thông tin loại sản phẩm đến cho lượng người mua nhiều nhất hoàn toàn có thể. Nhưng một điểm trừ là thông tin của multi channel không thống nhất và liền lạc với nhau. Gây khó khăn vất vả trong khâu quản trị .
phân biệt omni channel và multi channelphân biệt omni channel và multi channel

Nếu doanh nghiệp nhỏ, chỉ sở hữu vài cửa hàng thì còn có thể kiểm soát nhưng nếu nhân rộng ra thì rất phiền phức. Đây là điểm yếu của multi so với omni. Hàng bán ở nơi này có còn không ở nơi khác, các chương trình khuyến mãi mỗi nơi lại khác nhau, không biết cập nhật như thế nào mới đúng chuẩn.

Thông thường sẽ tốn tương đối thời hạn để hoàn toàn có thể quản lý và vận hành trơn tru trở lại. Điều này gây tốn kém ngân sách và mất người mua khi không tối ưu được trả nghiệm mua hàng của họ

Còn đối với omni channel thì nó như một cuốn bách khoa toàn thư cho kinh doanh, từ khâu nhập, mua và quản lí đầu ra,… đều được vận hành trơn tru. Các thông tin trên các kênh mạng xã hội, cửa hàng trực tiếp đều đồng bộ lại với nhau. Hỗ trợ các doan nghiệp tối ưu hóa trải nghiệm khác hàng, đẩy mạnh doanh thu cho từng kênh khác nhau. Đây là điểm vượt trội của omni.

Thực tế đã diễn ra khi nhiều công ty triển khai multichannel nhưng gặp khá nhiều lao đao và đã tìm đến mô hình khác như omni channel. Nhờ vào sự thống nhất, liên kết giữa các thông tin từ các kênh mà việc quản lí trở thành một bài toán cực kì dễ dàng. Nhờ vào đó mà tiết kiếm được nhiều chi phí cho doanh nghiệp như nhân sự, chi phí cơ hội, tồn kho,…

Câu chuyện của Starbuck là một ví dụ điển hình. Họ là một trong những thương hiệu triển khai đầu tiên mô hình omni channel thông qua chương trình rewards card. Bab đầu, các khách hàng sẽ được tặng một tấm reward card miễn phí, dùng cho việc mua hàng tại Starbucks. Nhưng không dừng lại ở đó, chương trình này khác biệt ở chỗ nó cho phép kiểm tra, upload lại và cập nhật các thẻ qua thiết bị di động, trang web, cửa hàng offline và app của Starbucks. Tất cả những data được đổi đều cập nhật liên tục trong thời gian thực ở tất cả các kênh. Đây là một dạng của omni và Starbuck đã thu về doanh thu khá tốt ở chương trình này.

Trên là những kiến thức cơ bản về omni channel cho các bạn chưa hiểu rõ về mô hình này. Hi vọng bài viết này sẽ bổ ích đến các bạn.

Tổng hợp : toptradingforex.com