Hôm nay bạn hãy cùng mình sẽ đi tìm hiểu sơ lược về khái niệm cũng như những nét đặc biệt trong ngôn ngữ Javascript.
Tóm Tắt
Javascript Là Gì
Javascript được tạo ra để bạn tương tác với các thành phần trang web và thường được kết hợp với HTML, CSS để tạo ra các chức năng tiện ích, tăng khả năng tương tác cho trang web.. Việc tiện lợi của nó là có thể viết ngay trong trang HTML và tư động chạy khi trang được tải mà không cần bất kỳ trình biên dịch nào cả, bạn có thể hiểu nôm na trình biên dịch là công việc chuyển ngôn ngữ lập trình hiện tại sang một ngôn ngữ cấp thấp hơn như là ngôn ngữ máy để giúp máy tính có thể hiểu và thực hiện. Để hiểu rõ hơn bạn có thể tham khảo ở đây nhé: Trình Biên Dịch.
Vậy tại sao nó gọi là Javascript và nó có liên quan gì đến ngôn ngữ Java không?
Vào năm 1995, Javascript được tạo ra bởi một lập trình viên tên là Brendan Eich thuộc công ty Netscape. Tên đầu tiên mà nhà sáng lập đặt cho nó là Mocha sau đó đổi thành LiveScript. Nhưng tại thời điểm đó thì ngôn ngữ Java đang được sử dụng rộng rãi và phổ biển nên họ đã quyết định đổi tên thành Javascript. Và hai ngôn nghữ này không hề liên quan gì đến nhau đâu nhé.
Các điểm Nổi Bật Của Javascript
Ngày nay ngôn Ngữ Javascript không chỉ được sử dụng trong browser(trình duyệt) mà nó còn được áp dụng trên server(máy chủ) để xử lý. Bạn có thể viết một trang web mà chỉ cần một ngôn ngữ như javascript chẳng hạn. Ví dụ phía front-end là VueJs, ReactJS… còn phía Back-end là Nodejs…
Javascript ngày này được xem là một ngôn ngữ lập trình khá an toàn và bảo mật vì không cung cấp quyền truy cập cấp thấp vào bộ nhớ hay CPU bởi ban đầu nó được tạo ra với mục đích cho các trình duyệt nên không cần các chức năng đó.
Khả năng thực thi của Javascript phụ thuộc môi trường mà nó đang chạy. Ví dụ như NodeJs hỗ trợ các chức năng cho phép Javascript ghi hoặc đọc file, thức hiện các kết nối mạng…
Đối với môi trường browsser(trình duyệt), Javascript có thể tương tác với các thành phần web, tạo tương tác với người dùng… ví dụ như là thêm các thẻ HTML vào trang web, chỉnh sửa thay đổi nội dung, thực hiện hành động nào đó khi người dùng click(nhấn), hover(di chuyển lên) các thành phần trong trang web, gứi hoặc nhận các dữ liệu từ Server thông qua công nghệ Ajax…
Vậy điều gì tạo nên sự khác biệt cho ngôn ngữ Javascript?
- Dễ dàng kết hợp với HTML, CSS.
- Hỗ trợ hầu hết các trình duyệt ngày nay.
- Có cộng động sử dụng và hỗ trợ đông đảo.
- Dễ dàng học đối với người mới bắt đầu.
Các JavaScript IDEs Và JS Editors Dành Cho Developer
Để thuận tiện trong việc tạo, chỉnh sửa, dễ dàng phát hiện lỗi, tăng tốc độ nhập mã nguồn cho ngôn ngữ lập trình Javascript thì mình sẽ giới thiệu một số trình soạn thảo phổ biến hiện nay ở bên dưới nhé.
Visual Studio Code
Visual Studio Code là một mã nguồn mở và được phát triển bởi Microsoft nên các bạn cứ yên tâm sử dụng vì nó hoàn toàn miễn phí và luôn được cập nhật những phiên bản mới nhất. Không chỉ vậy nó còn rất thích hợp cho việc phát triển các dự án lớn, phức tạp ngoài ra còn hỗ trợ việc tích hợp Git. Công cụ này còn cung cấp các phần mở rộng(extension) giúp chúng ta có thể code một cách nhanh hơn, quản lý file hiệu quả…
Visual Studio Code
Atom
Ưu điểm:
Atom là mã nguồn mở và được phát triển bởi github và miễn phí. Cung cấp những tiện ích giúp chúng ta làm việc với git và github dễ dàng hơn. Nó cũng cung cấp các những tiện ích mở rộng, được hỗ trợ bởi cộng đồng github nên mình thấy ở những bản cập nhật sau này thì có cải thiện về hiệu suất hơn trước. Điểm đặc biệt nữa là cho phép chúng ta tùy chỉnh giao diện theo sở thích của mình!
Atom
Notepad++
Xem thêm: Ví dụ Lập trình MVC trong Java
Ưu điểm:
Notepad++ là một mã nguồn mở miễn phí và được cấp phép bởi GPL. theo mình thấy đây là một trình soạn thảo tuyệt vời và đơn giản và dễ dàng sử dụng đối với mọi cấp độ phát triển đặc biệt là người mới bắt đầu. Nó hỗ trợ nhiều loại ngôn ngữ khác nhau và được coi là phần mềm chuyên trình soạn thảo văn bản HTML. Khởi động và hiệu suất đạt mức tốt, cung cấp những phần tiện tích bên ngoài, tự động thay đổi màu sắc tùy vào thẻ mà ta sử dụng trong HTML!
NotePad + +
Brackets
Ưu điểm:
Brackets là mã nguồn mở và miễn phí được phát triển bởi Adobe. Adobe cung cấp những sản phẩm chuyên về thiết kế và đồ họa mà có thể nhiều bạn đã sử dụng qua như là Photoshop, After Effects, Illustrator. Nó cũng tích hợp những trình soạn thảo cơ bản cần có cho việc viết code. Có tính năng đặc biệt trong phần mềm này là cho phép chúng ta lấy màu sắc, số đo, font chữ… từ PSD thành CSS sẵn sàng cho web. Theo mình nghĩ thì đây là công cụ dễ dàng sử dụng đối với các bạn mới vì dễ dàng tùy chỉnh, thích hợp vói việc triển khai các ứng dụng HTML, CSS ,tạo kết nối thời gian thực đến trình duyệt nghĩa là khi bạn chỉnh sửa file HTML, CSS thì trình duyệt tự động cập nhật mà chúng ta không cần phải tải lại trang.
Brackets
Sublime Text
Ưu điểm:
Sublime Text là một trình soạn thảo có khoảng 4500 tiện ích mở rộng. Theo mình đây là một trình soạn thảo vừa nhẹ nhanh, hiệu suất cao và giao diện bắt mắt giúp người dùng trải nghiệm tốt hơn. Nó có thể xử lý, quản lý các dự án lớn rất tốt. Không chỉ vậy nó còn luôn được cập nhật thường xuyên!
Sublime Text
Nếu bạn muốn xem tham khảo thêm các website lập trình online thì truy cập đường dẫn bên dưới nhé!
Nguồn
Chương Trình Gỡ Lỗi Javascript (Debug Javascript)
Thông thường khi bạn viết một chức năng hay chương trình thì việc xảy ra lỗi là không thể tránh khỏi do đó các trình duyệt có cung cấp cho chúng ta chức năng có tên là “developer tool”(công cụ cho lập trình viên). Nó cho phép chúng ta kiểm trả, hiển thị lỗi trong file Javascript để sửa chữa. Hầu hết các trình duyệt Chorme, Firefox, Edge, Safari, Opera.. đều hỗ trợ chức năng này và bổ sung các tính năng hữu ích khác. Để dễ hiểu hơn thì mình sẽ thực hiện một ví dụ trên trình duyệt Google Chorme dưới đây nhé.
Đây là đoạn code mình sẽ dùng(nếu bạn chưa hiểu thì cũng không sao nhé bài sau mình sẽ hướng dận chi tiết hơn):
Document
Để mở developer tool thì trên trình duyệt mình sẽ nhấn F12, đối với máy Mac thì ta sẽ nhấn Cmd+Opt+J.
Trong phần developer tool bạn chọn phần console thì sẽ thấy các thông báo lỗi màu đỏ và vị trí trong file Javascript.
-
Hahaha
không xác định. (Đây là nguyên nhân gây ra lỗi).
-
index.html:12
Đây là vị trí dòng xảy ra lỗi.
Tổng kết:
Qua đây mình mong bài viết sẽ giúp bạn hiểu sơ lược về lịch sử vẻ vang, khái niệm, công dụng ngôn từ lập trình Javascript trong tăng trưởng web và nếu có vướng mắc gì cứ gửi email mình sẽ phản hồi sớm nhất hoàn toàn có thể. Rất mong bạn liên tục ủng hộ website để mình hoàn toàn có thể viết nhiều bài hay hơn nữa nhé. Chúc bạn có một ngày vui tươi !
Source: https://final-blade.com
Category: Kiến thức Internet