Phong cách lãnh đạo chỉ đạo là gì? Ưu nhược điểm và cách áp dụng

Phong cách lãnh đạo chỉ đạo là một trong 4 phong cách phổ biến được áp dụng tại các doanh nghiệp. Thông thường, đây là phong cách lãnh đạo ít nhận được cảm tình từ nhân viên.

Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, lãnh đạo độc đoán sẽ giúp mang lại hiệu suất cao. Vậy khi nào nên cầm tay chỉ việc và đâu là ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo chỉ đạo?

Tìm hiểu phong cách lãnh đạo chỉ đạo là gì?

Khái niệm và mục đích của phong cách lãnh đạo chỉ đạo

Paul Hersey và Kenneth Blanchard là những người đầu tiên định nghĩa phong cách lãnh đạo chỉ đạo. Qua đó, phong cách lãnh đạo độc đoán (hay chỉ đạo) được hiểu là hình thức nhà quản lý kiểm soát mọi quyết định của công ty. 

Các quyết định của nhà quản lý chỉ đạo thường dựa trên tư duy và phán đoán của họ. Vì vậy, họ ít khi hoặc hầu như không chấp nhận ý kiến đóng góp từ nhân viên cấp dưới. 

Phong cách lãnh đạo cầm tay chỉ việc áp dụng khi nào?

Có nhiều ý kiến cho rằng, phong cách lãnh đạo chỉ đạo tạo ra môi trường làm việc căng thẳng. Tuy nhiên, sự độc đoán trong phong cách lãnh đạo này là cần thiết trong những trường hợp sau:

  • Giai đoạn doanh nghiệp mới thành lập: phong cách độc đoán giúp thống nhất mục tiêu, quy trình làm việc và ra quyết định nhanh chóng.

  • Khi đào tạo nhân viên mới: phong cách cầm tay chỉ việc sẽ giúp nhân viên hòa nhập tốt hơn với môi trường làm việc.

  • Khi cần ra quyết định trong thời gian ngắn: phong cách chỉ đạo giúp các nhà quản lý có thể xử lý vấn đề ngay lập tức mà không cần thảo luận thêm.

Phong cách lãnh đạo chỉ đạo mang lại lợi ích cho tổ chức trong một số trường hợp

Ví dụ về các nhà lãnh đạo sử phong cách cầm tay chỉ việc

Thực tế, không hiếm những nhà lãnh đạo tài ba lựa chọn phong cách lãnh đạo chỉ đạo và đã thành công. Một số nhà lãnh đạo nổi tiếng với phong cách lãnh đạo độc đoán có thể kể đến như:

Steve Jobs – Nhà sáng lập tập đoàn công nghệ Apple

Steve Jobs từng nổi tiếng với câu nói: “Dân chủ không tạo nên những sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều đó, anh cần một nhà độc tài thông thái”. Steve luôn tỏ thái độ hết sức quyết liệt đối với ý kiến của các chuyên gia. Mặt khác, ông sẽ bỏ ngoài tai sự phản đối để làm theo những điều ông cho là đúng.

Jeff Bezos – Nhà sáng lập chuỗi bán lẻ Amazon

Jeff Bezos không hoàn toàn định hướng bản thân đi theo bất kỳ một phong cách cụ thể nào. Ngay cả với phong cách lãnh đạo chỉ đạo, Jeff cũng có những cách áp dụng linh hoạt. Chẳng hạn, ông yêu cầu ban quản lý thay đổi dịch vụ giao hàng, bất chấp kế hoạch hoạt động của các bộ phận phận khác.

Có thể thấy, với phong cách lãnh đạo tình huống – áp dụng sự chỉ đạo đúng lúc đúng chỗ, J.Bezos đã góp phần đưa Amazon trở thành chuỗi bán lẻ hàng đầu thế giới.

Đặc trưng của phong cách lãnh đạo chỉ đạo 

Một số đặc điểm cơ bản giúp nhận biết phong cách lãnh đạo độc đoán trong doanh nghiệp bao gồm: 

  • Nhà quản lý đưa ra hầu hết tất cả các quyết định

  • Nhân viên không được đóng góp ý kiến 

  • Môi trường làm việc quy củ và cứng nhắc

  • Có quy tắc trật tự trong giao tiếp giữa lãnh đạo với nhân viên

Đôi lúc, phong cách lãnh đạo độc tài được coi là hách dịch. Tuy nhiên, cũng như các phong cách lãnh đạo khác, nhà quản lý chỉ đạo cũng có những ưu, nhược điểm riêng.

Sự độc đoán trong cách lãnh đạo không hoàn toàn ảnh hưởng tiêu cực đến tổ chức

Ưu điểm của phong cách lãnh đạo chỉ đạo

1. Giải quyết vấn đề nhanh chóng

Khi cần giải pháp ngay lập tức, sự lãnh đạo chỉ đạo sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Nhà quản lý lúc này có thể nhanh chóng ra quyết định và xây dựng cách xử lý vấn đề. Khi nhà quản lý tự mình tìm ra giải pháp, dự án sẽ có khả năng được hoàn thành đúng hạn.

2. Giúp nhân viên chuyên tâm hơn vào công việc 

Sự chỉ đạo cho phép nhân viên tập trung toàn thời gian vào việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể. Nhân viên lúc này không phải lo lắng về việc đưa ra các đóng góp, ý kiến phức tạp. Từ đó, giúp chuyên tâm hơn vào việc nâng cao kỹ năng chuyên môn của bản thân. 

3. Hạn chế sự trì trệ trong việc thực hiện kế hoạch

Nhà quản lý theo phong cách chỉ đạo có xu hướng làm tốt công việc lên kế hoạch, phân phân công và giám sát. Điều này giúp đảm bảo tiến độ các dự án và nhân viên biết mình cần làm gì. Ngoài ra, khi nhân viên được giám sát sẽ hạn chế khả năng xảy ra sai sót dẫn đến trì hoãn kế hoạch. 

Nhược điểm của phong cách lãnh đạo chỉ đạo

1. Kìm hãm năng lực sáng tạo của nhân viên

Nhà quản lý độc đoán có xu hướng coi nhẹ kiến ​​thức và ý kiến của nhân viên. Việc không cho phép nhân viên đóng góp khiến họ không phát huy được năng lực cá nhân. Trong trường hợp này, nhân viên sẽ chọn rời bỏ công ty và tìm kiếm một môi trường mới.

>> Có thể bạn quan tâm: Vì sao nhân viên không hạnh phúc trong công việc? Dấu hiệu và giải mã 5 vấn đề nhức nhối của nhân sự?

2. Ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa nhân viên và các cấp quản lý

Lãnh đạo độc đoán có thể làm giảm tinh thần của nhân viên. Bởi khi không được đóng góp ý kiến, nhân viên sẽ cảm thấy bản thân không là một phần tổ chức. Từ đó tạo ra sự ngột ngạt, căng thẳng, tác động tiêu cực đến mối quan hệ giữa nhân viên và nhà quản lý.

Lãnh đạo độc đoán có thể làm giảm tinh thần của nhân viên

Cách nhận biết và đo lường, đánh giá năng lực lãnh đạo

Tầm quan trọng của đo lường, đánh giá năng lực lãnh đạo

Hiện nay tại Việt Nam, các nhà lãnh đạo thường quản lý doanh nghiệp một cách tương đối bản năng. Nguyên nhân là do nhà quản lý chưa định hình được năng lực bản thân mình phù hợp với phong cách lãnh đạo nào. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp dễ dàng rơi vào tình trạng mất định hướng khi phát triển đến một giai đoạn nhất định.

Vì vậy, đo lường và đánh giá năng lực lãnh đạo là rất cần thiết đối với bất kỳ nhà quản lý doanh nghiệp nào. Việc đo lường sẽ giúp các nhà quản lý nhận thức đúng đắn về năng lực của mình. Hơn nữa, còn biết được đâu là điểm mạnh cần phát huy, đâu là điểm yếu cần khắc phục. 

Vậy làm thế nào để biết năng lực của mình hợp với phong cách lãnh đạo nào? Cùng tìm hiểu bài test độc quyền từ Frontier Leader Institute (FLI) để tìm ra kỹ năng, thiên hướng lãnh đạo phù hợp với từng nhà lãnh đạo. 

Đo lường năng lực lãnh đạo qua bài test của FLI

Hệ thống câu hỏi đo lường, đánh giá năng lực lãnh đạo là bài test độc quyền  của Frontier Leader Institute (FLI) dành cho các nhà quản trị doanh nghiệp. 

Hệ thống bài test SAT – Leadership được xây dựng dựa trên những nghiên cứu về hành vi, tính cách, khả năng đánh giá và lập kế hoạch. Kết quả bài test sẽ là căn cứ giúp bạn đánh giá năng lực lãnh đạo của bản thân. Đồng thời giúp bạn lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp nhất với điều kiện doanh nghiệp. Từ đó giúp công ty phát triển theo đúng định hướng đã đề ra.

Hệ thống bài test đánh giá năng lực lãnh đạo sẽ được Học viện Lãnh Đạo Tiên Phong  ra mắt chính thức vào Tháng 9 năm 2022. Hãy theo dõi website: https://flivietnam.com/ để cập nhập thông tin mới nhất! 

Kết luận

Bất kì phong cách lãnh đạo nào cũng mang lại lợi ích và tồn tại hạn chế. Song, để lựa chọn phong cách phù hợp, nhà quản lý cần hiểu rõ bản thân hơn bất kỳ ai. Hy vọng qua bài viết trên, Frontier Leader Institute (FLI) đã mang đến thông tin hữu ích về phong cách lãnh đạo chỉ đạo. Đồng thời chỉ ra cách đo lường năng lực nhằm xác định phong cách lãnh đạo phù hợp cho các nhà quản lý trong tương lai.

>> Xem thêm: Bí quyết giúp gắn kết Chiến lược Nhân sự và Chiến lược Kinh doanh

Để biết thêm thông tin chi tiết, vui lòng truy cập:

CÔNG TY TNHH HỌC VIỆN LÃNH ĐẠO TIÊN PHONG

  • Website:

    Trang chủ

  • Hotline: 0976.256.997

  • Trụ sở: O7 Coworking Space, số 20, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Đa Kao, Quận 1, Hồ Chí Minh

  • Chi nhánh: Số 4, đường Tôn Thất Thuyết, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội

 

Bình chọn post