POC là gì? Ứng dụng POC và cách thực hiện hiệu quả trong các lĩnh vực

POC hay Proof of Concept là một thuật ngữ được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên có thể bạn vẫn chưa hiểu hết ý nghĩa và những ứng dụng của POC. Vậy nên trong bài viết này, chúng mình hãy cùng tìm hiểu khái niệm POC là gì, cũng khác vấn đề xoay quanh nhé!

POC – viết tắt của Proof of Concept, vốn là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến từ lâu. POC được biết đến với ý nghĩa là minh chứng cho sự khả thi của một ý tưởng hoặc một phương pháp. Hay nói một cách ngắn gọn, POC là bằng chứng khái niệm – chỉ những bằng chứng để hỗ trợ cho việc thuyết phục sự thực tiễn của một khái niệm nào đó.

Để dễ hình dung, chúng ta có thể lấy một ví dụ minh họa về POC. Khi một nhãn hiệu sữa tươi muốn tung ra thị trường một hương vị sữa mới, công ty này cũng cần áp dụng POC để kiểm nghiệm tính khả thi của phương án này với người tiêu dùng.

Năm 1967, POC được nhiều người bắt đầu sử dụng là ý tưởng hoặc khái niệm chứng minh sự hợp lý của một phương pháp. Sau đó đến năm 1969, POC có thêm một nghĩa mới hoàn chỉnh hơn là bằng chứng khái niệm. Từ đó đến nay, POC được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới.

POC mang ý nghĩa quan trọng đối với các doanh nghiệp và tổ chức. Đầu tiên, POC cho doanh nghiệp một cái nhìn tổng quan về dự án sắp tới. Dựa vào POC, chúng ta có thể đánh giá được tính khả thi của dự án đó và giảm thiểu rủi ro khi dự án vận hành.

Bên cạnh đó, POC có thể là trợ thủ đắc khi đi thương thuyết với khách hàng. Không có gì xác thực bằng “tai nghe mắt thấy”, bằng chứng thực tiễn đã được chứng minh rõ ràng cũng giúp quá trình thuyết phục diễn ra hiệu quả hơn.

POC thường được ứng dụng nhiều nhất trong quá trình thử nghiệm sản phẩm, dịch vụ. Một sản phẩm khi đưa ra thị trường phải được xác minh là có tiềm năng phát triển.

POC của sản phẩm được xây dựng qua nhiều giai đoạn như phân tích thị trường hiện tại, tìm hiểu những đối thủ, đánh giá khả năng cạnh tranh, tổng hợp và rút ra được tiềm năng của sản phẩm đó.

Người ta thường bảo “thương trường là chiến trường”. Lĩnh vực kinh doanh vốn dĩ đã rất khắc nghiệt nên những sai sót là điều khó có thể chấp nhận. Vì thế, POC đã giúp các doanh nghiệp củng cố hơn tính thực tiễn của những quyết định của mình.

Ngoài các dữ liệu thiên về số thông thường, POC cũng có thể được xây dựng dựa trên trải nghiệm của khách hàng khi sử dụng sản phẩm.

Mỗi bộ phim ra đời đều là tâm huyết và bao nhiêu nỗ lực của các nhà sản xuất. Sử dụng POC để minh chứng được tính hiệu quả cũng như những kỹ thuật sử dụng trong phim sẽ giúp họ có thêm niềm tin phát triển sản phẩm điện ảnh của mình. Bộ phim bom tấn đã sử dụng thành công POC có thể kể đến như Sky Captain.

Thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người sử dụng nên sự ứng dụng của POC trong lĩnh vực này là vô cùng cần thiết. Ngoài POC, thuốc y tế còn sử dụng nhiều thuật ngữ minh chứng liên quan khác như POP (bằng chứng nguyên tắc) hay POM (bằng chứng cơ chế).

Các phần mềm trước khi được tung ra thị trường đều phải trải qua những giai đoạn kiểm nghiệm và kèm theo POC minh chứng. Thế giới ngày càng phát triển đồng nghĩa với việc các phần mềm mới xuất hiện ngày càng dày đặc. Đánh giá được tiềm năng của phần mềm sẽ giúp các nhà sản xuất tự tin hơn khi cho ra mắt phần mềm.

Trong kỹ thuật, POC được ứng dụng khi một sản phẩm thiết bị máy móc nào đó. Chức năng của thiết bị đó phải được minh chứng rõ ràng là phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Ngoài ra, việc một thiết bị được chứng minh có tiềm năng phát triển sẽ dễ dàng thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư hơn.

Trong tất cả các lĩnh vực, có thể nói rằng bảo mật là lĩnh vực mà nhiều người dùng quan tâm đến POC của sản phẩm nhất. Tính năng bảo mật phải có chứng minh hoạt động hiệu quả thì mới được phép đưa vào hoạt động nhằm đảm bảo những thông tin cá nhân, tổ chức hay doanh nghiệp được bảo vệ an toàn.

5 bước thực hiện POC hiệu quả