Project Manager là gì? Các công việc chính của Project Manager

Project Manager là một vị trí vô cùng quan trọng trong các doanh nghiệp và công ty. Hiện nay, đây cũng là một trong những ngành nghề được nhiều bạn trẻ hướng đến. Vậy, Project Manager là gì? Công việc ra sao và phải chuẩn bị những gì để trở thành một Project manager giỏi? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng CoffeeHR tìm hiểu ngay một số thông tin quan trọng cần biết.

Project Manager là gì?

Trước hết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu xem Project Manager là gì. Project Manager (viết tắt là PM), dịch sang tiếng việt là người quản lý dự án. Đây là một chức vụ cao cấp thường thấy trong các công ty và doanh nghiệp, kiểm soát tất cả các tiến độ của dự án cũng các yếu tố liên quan, từ khi dự án bắt đầu cho đến khi kết thúc. Trách nhiệm của toàn bộ dự án đều do PM đảm nhận như phân bổ và đảm bảo theo dõi, báo cáo và cập nhật tiến độ.

Project Manager là người quản lý dự ánProject Manager là người quản lý dự án

Project Manager thường bị nhầm với Project Leader, tuy nhiên hai chức vụ này sẽ có một số điểm khác biệt. Project Manager quản lý toàn phần dự án, tuy nhiên họ chỉ chịu trách nhiệm chung mà không theo sát quy trình làm việc hay tiến độ của các nhân viên như Project Leader. Trong các doanh nghiệp hay công ty nhỏ, hai chức vụ này có thể được gộp lại làm 1 để tiết kiệm nhân lực hơn.

Vai trò của Project Manager

Project Manager là vị trí đóng vai trò vô cùng quan trọng đến sự phát triển của các dự án. Họ là người quản lý, chịu trách nhiệm chung, phân công nhân sự phù hợp để hoàn thành các mục tiêu đề ra một cách tốt nhất. Vai trò của Project Manager là kiểm soát các dự án từ khi mới thiết lập kế hoạch cho đến khi kết thúc hoàn toàn. Sau đó gửi báo cáo cho cấp trên để tổng kết lại những ưu, nhược điểm, các vấn đề xoay quanh dự án vừa hoàn thiện.

vai trò project managervai trò project manager

Công việc chính của Project Manager

Để tìm hiểu kỹ hơn Project Manager là gì, dưới đây là một số công việc mà những người quản lý dự án phải thực hiện mỗi ngày:

Lập kế hoạch để triển khai dự án

Khi nhận được kế hoạch của khách hàng từ cấp trên hay các phòng ban khác, Project Manager sẽ nhanh chóng thiết lập các kế hoạch để triển khai dự án được giao. Họ sẽ phân công nhân sự cho từng khâu, hoạch định thời gian và chi phí để hoàn thành dự án.

Quản lý nhân sự, theo dõi tiến độ

Sau khi đã thiết lập bản kế hoạch để triển khai, Project Manager cần đảm bảo tiến độ hoàn thành công việc, dự án. Các công việc và giai đoạn đều cần PM thúc đẩy hoàn thành đúng deadline.

Lúc này, Project Manager lại đóng vai trò là người quản lý chung. Họ sẽ cập nhật tiến độ hoàn thành công việc của từng thành viên, theo dõi hiệu suất công việc và trao đổi với các leader để chắc chắn rằng quá trình triển khai dự án không có bất cứ vấn đề nào về nhân sự.

Đảm bảo chất lượng dự án, quản lý ngân sách

Bên cạnh quản lý nhân sự, Project Manager còn chịu trách nhiệm cho các vấn đề về ngân sách. Việc thu chi phải phù hợp, để dự án vừa có thể hoàn thành một cách triệt để, vừa tiết kiệm được ngân sách cho công ty.

Ngoài ra, chất lượng dự án cũng luôn được Project Manager quan sát kỹ càng. Thường xuyên cập nhật quá trình và tiến độ thực hiện, đối chiếu với kế hoạch đã đề ra để chắc chắn rằng không xảy ra bất cứ sai sót nào trong quá trình thực hiện.

công việc của một project managercông việc của một project manager

Các công việc khác

Sau khi kết thúc dự án, Project Manager chính là người tổng kết lại kết quả, hiệu suất công việc, đồng thời viết các báo cáo gửi cho cấp trên về quá trình thực hiện, triển khai dự án. Họ cũng là người đề phòng các rủi ro có thể xảy ra, và nhanh chóng đưa ra các biện pháp phù hợp để tránh tổn thất.

Trong một số doanh nghiệp, Project Manager còn là người trao đổi trực tiếp với khách hàng nếu kế hoạch có bất cứ vấn đề gì hoặc khách hàng có ý kiến với quá trình triển khai dự án.

Tìm hiểu thêm: Các công việc chính của Project Manager

Mức lương Project Manager như thế nào?

Có thể thấy, Project Manager có khối lượng công việc vô cùng nhiều. Họ gần như phải quản lý tất cả các khâu trong quá trình thực hiện khi công ty có dự án mới. Cũng chính vì vậy mà mức lương của một Project Manager chưa bao giờ là thấp.

Con số ghi nhận được dao động trung bình trong khoảng từ 1000-3000 USD, có thể tăng theo thâm niên, năng lực cũng như kinh nghiệm làm việc. Mức lương tối đa của một Project Manager tại Việt Nam có thể lên đến 5000 USD, và con số này còn cao hơn nữa nếu bạn làm việc cho các tập đoàn lớn hay những công ty nước ngoài.

mức thu nhập project managermức thu nhập project manager

Các yếu tố dẫn đến thành công của một Project Manager

Bên cạnh thắc mắc Project Manager là gì, rất nhiều người cũng đặt câu hỏi làm thế nào để có thể trở thành một Project Manager giỏi. Để làm tốt công việc này, bạn cần phải có được một số yếu tố dưới đây:

Kinh nghiệm dày dặn

Project Manager quản lý hầu hết tất cả quá trình triển khai và thực hiện dự án. Kinh nghiệm là một yếu tố vô cùng quan trọng để bạn có thể apply vào công việc này. Để trở thành một Project Manager giỏi, bạn phải có kinh nghiệm ít nhất 3-5 năm làm việc trong ngành nghề tương tự và các kiến thức, kỹ năng chuyên môn.

Trau dồi và phát triển các kỹ năng

  • Kỹ năng quản lý công việc: Kỹ năng quản lý đặc biệt quan trọng đối với người Quản lý dự án. Để kiểm soát tốt công việc, bạn phải có khả năng sắp xếp, phân chia công việc phù hợp với từng nhân sự, cũng như kiểm soát chất lượng công việc, chi phí, rủi ro.
  • Kỹ năng lập kế hoạch: Project Manager là gì? Là người quản lý các dự án. Để thực hiện được một dự án thực tế, bạn cần phải biết cách lên kế hoạch, sắp xếp thành các mục tiêu lớn và mục tiêu nhỏ cũng như các công việc cần làm để nhanh chóng hoàn thành được các mục tiêu ấy.
  • Kỹ năng quản lý thời gian: Để hoàn thành dự án đúng thời hạn, không bị chậm trễ, bạn cần phải quản lý được thời gian, không chỉ là thời gian của mình mà kể cả thời gian của các nhân sự trong đội nhóm. Khi nào cần hoàn thành dự án, thời điểm nào cần phải có báo cáo, thời gian nào trao đổi với khách hàng… Bạn đều phải biết cách sắp xếp tất cả.
  • Kỹ năng giao tiếp: Khi thực hiện một dự án, hãy luôn nhớ rằng bạn không thực hiện một mình. Bạn phải giao tiếp, trao đổi với các phòng ban hợp tác, đảm bảo rằng mọi người đều tiếp nhận được thông tin. Đồng thời, bạn cũng phải xin tài nguyên từ cấp trên để đủ khả năng hoàn thành công việc. Tất cả những việc này chỉ được hoàn thành một cách có hiệu quả nếu bạn sở hữu khả năng giao tiếp và thuyết phục tốt.
  • Kỹ năng thấu hiểu khách hàng: Không chỉ làm việc với cấp trên hay cấp dưới, Project Manager còn phải trao đổi tất cả những vấn đề xảy ra trong quá trình thực hiện dự án với khách hàng. Hiểu được tâm lý, kết hợp khả năng thuyết phục sẽ giúp bạn hoàn thành công việc dễ dàng hơn.
  • Kỹ năng quản lý rủi ro: Bất cứ dự án nào cũng tiềm tàng các rủi ro có thể xảy đến. Là một Project Manager, bạn phải lường trước được những điều có thể xảy ra., và có các kế hoạch dự phòng để sử dụng khi cần thiết.

Trau dồi các kỹ năngTrau dồi các kỹ năng

Khả năng lãnh đạo

Quản lý dự án không chỉ quản lý dự án và nhân sự trong phòng ban của mình. Project Manager là Lead của mỗi dự án đảm nhận. Chính vì thế, khả năng lãnh đạo là một trong những kỹ năng cần phải trau dồi và luyện rèn thường xuyên.

Bạn phải hiểu rõ về năng lực cũng như sở trường của từng người, từ đó phân công nhiệm vụ sao cho phù hợp nhất. Trong quá trình làm việc, phải luôn sát sao theo dõi tiến độ và quá trình thực hiện dự án, để đảm bảo rằng mọi người đều đang đi đúng theo phương hướng đã đề ra trong kế hoạch. Nên giải quyết được tất cả những vấn đề xảy ra trong nhân sự, đồng thời đảm bảo rằng tất cả các nhân viên của mình đều có cơ hội được tham gia ý kiến, góp ý cho dự án nói chung.

Cơ hội thăng tiến của vị trí Project Manager

Project Manager là một vị trí đáng mơ ước của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, nếu cố gắng trau dồi thêm kinh nghiệm, bạn còn có thể thăng cấp lên nhiều vị trí đáng mơ ước khác. Có thể kể đến như:

  • Manager/Director: Từ vị trí quản lý dự án, bạn có thể trở thành một quản lý doanh nghiệp nói chung hoặc giám đốc cho một bộ phận nào đó trong công ty.
  • CTO (Chief Technical Officer): Phụ trách toàn bộ bộ phận kỹ thuật của doanh nghiệp. Từ Project Manager, bạn có thể thăng chức thẳng lên CTO của công ty nếu có năng lực làm việc cao, cũng như thâm niên dài hạn.

Chứng chỉ cho Project Manager

Project Manager là một vị trí có khả năng phát triển cao nếu bạn biết cách mở ra những cơ hội cũng như tự trau dồi kỹ năng của mình. Một trong những phương pháp để tăng mức lương thực nhận cũng như nhận được nhiều cơ hội thăng tiến chính là thi đậu các chứng chỉ. Loại chứng chỉ hiện nay được ưa chuộng nhất trong giới Project Manager chính là chứng chỉ PMP, được cấp bởi Project Management Institute (Viện Quản lý Dự án Hoa Kỳ). Bất cứ Project Manager nào cũng mong muốn nhận được chứng chỉ này.

chứng chỉ pmpchứng chỉ pmp

Bởi lẽ, chứng chỉ này mang đến rất nhiều lợi ích cho những người đang làm trong nghề. PMP là chứng chỉ được công nhận trên toàn thế giới. Do đó, khi có được chứng chỉ này, bạn sẽ được phép tham gia các dự án quốc tế có quy mô rộng lớn, mở ra thêm nhiều cơ hội và có được mức lương cao hơn. Trên thực tế, mức lương của bạn có thể tăng gấp đôi so với những Project Manager không có chứng chỉ.

Ngoài ra, có rất nhiều dự án quốc tế vĩ mô yêu cầu bạn phải có chứng chỉ PMP mới được tham dự. Do đó, có thể thấy việc sở hữu chứng chỉ này sẽ đem đến cho bạn rất nhiều lợi thế trong ngành.

Các tài liệu tham khảo dành cho Project Manager

Bên cạnh việc trau dồi các kỹ năng cần thiết, bạn cũng nên tích lũy thêm nhiều kiến thức của ngành nghề này thông qua việc tham khảo các cuốn sách nổi tiếng. Đọc sách gì cho hiệu quả cũng là một câu hỏi được nhiều người quan tâm bên cạnh Project Manager là gì. Dưới đây là một số đầu sách hay mà bạn có thể tham khảo:

  • Sách Project Management Body of Knowledge (PMBOK): đây có thể được coi là cẩm nang của những người mới bắt đầu bước chân vào nghề và muốn trở thành một Project Management chuyên nghiệp. Sách cung cấp cho bạn tất cả những kiến thức cần biết về ngành nghề này.
  • Sách Head First PMP: Cuốn sách này tổng hợp tất cả các tài liệu có thể sử dụng cho kỳ thi lấy chứng chỉ PMP. Những bạn đang có ý định thi lên PM chuyên nghiệp đừng nên bỏ qua đầu sách này.
  • Sách PMP Preparation Exam: Nếu bạn chuẩn bị tham gia kỳ thi PMP thì cuốn sách này sẽ mang đến cho bạn các ví dụ về đề thi cực kỳ bổ ích.
  • Sách The Scrum Guide: Được viết bởi 2 tác giả nổi tiếng đã phát triển ra phần mềm SCRUM. Nếu bạn đang muốn áp dụng Agile và SCRUM vào việc quản lý dự án của mình thì cuốn sách này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo.
  • Series sách Harvard Business Essentials: Cuốn sách này được phát hành bởi First News, bên trong có chứa rất nhiều các kỹ năng hay ho và bổ ích mà bạn có thể áp dụng trong công việc quản lý thường ngày. Cách viết dễ đọc, dễ hiểu, dễ tiếp thu là các ưu điểm của cuốn sách này.

tài liệu tham khảo dành cho Project Managertài liệu tham khảo dành cho Project Manager

Trên đây là một số thông tin trả lời cho câu hỏi Project Manager là gì cũng như một số câu hỏi liên quan. Hy vọng sau bài viết này, bạn sẽ có thêm cho mình những định hướng phù hợp trong tương lai.

LIÊN HỆ

CoffeeHR có hơn 10 năm đồng hành cùng rất nhiều doanh nghiệp, tập đoàn. Liên hệ ngay để tối ưu Quản trị nhân sự cho Doanh nghiệp của bạn.

Hotline: (+84) 97 306 0459

Facebook: CoffeeHR – Cà Phê Nhân sự