Python là gì? Ứng dụng của ngôn ngữ Python

Python là một trong những ngôn ngữ lập trình rất phổ biến hiện nay. Hãy cùng tìm hiểu về Python là gì ngay trong bài viết hôm nay nhé!

Python là gì?

Python là một ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng đa năng, cao cấp và mạnh mẽ có kiểu cấu trúc dữ liệu cấp cao mạnh mẽ cùng hệ thống thư viện lớn. Được tạo ra bởi Guido van Rossum và lần đầu ra mắt vào năm 1991. Python được dùng rộng rãi trong phát triển trí tuệ nhân tạo hoặc AI. Cấu trúc của Python còn cho phép người sử dụng viết mã lệnh với số lần gõ phím tối thiểu.

Python là gì?Python là gì?Python là gì?

Python hiện có 2 version phổ biến nhất là Python2 và Python 3. Hiện 1 số HĐH Linux cũ không được hỗ trợ sẵn Python 3 mà cần phải tiến cài đặt. Người dùng nên  lựa chọn 1 phiên bản Python để viết ứng dụng  lập trình và tất nhiên chúng ta nên sử dụng Python 3.

Thông tin cơ bản

  • Mô hình: Multi-paradigm: functional, object-oriented, imperative,  reflective
  • Thiết kế: Guido van Rossum
  • Phát triển: Python Software Foundation
  • Phát hành lần đầu: 1990;
  • Phiên bản ổn định: 3.7.3 / 25 March 2019 và  2.7.16 / 4 March 2019;
  • Typing discipline: Duck, gradual (từ version 3.5), dynamic
  • License: Python Software Foundation License
  • Filename extensions: .py, .pyc, .pyd, .pyo (từ đầu tới version 3.5), .pyw, .pyz (kể từ version 3.5)
  • Website chính: www.python.org

Lịch sử phát triển của Python

Python 1

Bao gồm các bản phát hành 1.x. Giai đoạn này, kéo dài từ đầu đến cuối thập niên 1990. Từ năm 1990 đến 1995, Guido làm việc tại CWI (Centrum voor Wiskunde en Informatica – Trung tâm Toán-Tin học tại Amsterdam, Hà Lan). Vì vậy, các phiên bản Python đầu tiên đều do CWI phát hành. Phiên bản cuối cùng phát hành tại CWI là 1.2.

Vào năm 1995, Guido chuyển sang CNRI (Corporation for National Research Initiatives) ở Reston, Virginia. Tại đây, ông phát hành một số phiên bản khác. Python 1.6 là phiên bản cuối cùng phát hành tại CNRI.

Sau bản phát hành 1.6, Guido rời bỏ CNRI để làm việc với các lập trình viên chuyên viết phần mềm thương mại. Tại đây, ông có ý tưởng sử dụng Python với các phần mềm tuân theo chuẩn GPL. Sau đó, CNRI và FSF (Free Software Foundation – Tổ chức phần mềm tự do) đã cùng nhau hợp tác để làm bản quyền Python phù hợp với GPL. Cùng năm đó, Guido được nhận Giải thưởng FSF vì Sự phát triển Phần mềm tự do (Award for the Advancement of Free Software).

Phiên bản 1.6.1 ra đời sau đó là phiên bản đầu tiên tuân theo bản quyền GPL. Tuy nhiên, bản này hoàn toàn giống bản 1.6, trừ một số sửa lỗi cần thiết.

Python 2

Vào năm 2000, Guido và nhóm phát triển Python dời đến BeOpen.com và thành lập BeOpen PythonLabs team. Phiên bản Python 2.0 được phát hành tại đây. Sau khi phát hành Python 2.0, Guido và các thành viên PythonLabs gia nhập Digital Creations.

Python 2.1 ra đời kế thừa từ Python 1.6.1 và Python 2.0. Bản quyền của phiên bản này được đổi thành Python Software Foundation License. Từ thời điểm này trở đi, Python thuộc sở hữu của Python Software Foundation (PSF), một tổ chức phi lợi nhuận được thành lập theo mẫu Apache Software Foundation.

Python 3

Python 3, còn gọi là Python 3000 hoặc Py3K: Dòng 3.x sẽ không hoàn toàn tương thích với dòng 2.x, tuy vậy có công cụ hỗ trợ chuyển đổi từ các phiên bản 2.x sang 3.x. Nguyên tắc chủ đạo để phát triển Python 3.x là “bỏ cách làm việc cũ nhằm hạn chế trùng lặp về mặt chức năng của Python”. Trong PEP (Python Enhancement Proposal) có mô tả chi tiết các thay đổi trong Python. Các đặc điểm mới của Python 3.0 sẽ được trình bày phần cuối bài này.

Các phiên bản Python đã phát hành

Phiên bảnNgày phát hànhPython 1.0 (bản phát hành chuẩn đầu tiên)
Python 1.6 (Phiên bản 1.x cuối cùng)01/1994
05/09/2000Python 2.0 (Giới thiệu list comprehension)
Python 2.7 (Phiên bản 2.x cuối cùng)16/10/2000
03/07/2010Python 3.0 (Loại bỏ cấu trúc và mô-đun trùng lặp)
Python 3.8.5 (Bản mới nhất tính đến thời điểm cập nhật bài)03/12/2008
20/07/2020

Ứng dụng của Python là gì?

  • Python có thể được sử dụng trên một máy chủ để tạo các ứng dụng web.
  • Nó có thể được sử dụng cùng với phần mềm để tạo quy trình công việc.
  • Python có thể kết nối với các hệ thống cơ sở dữ liệu. Nó cũng có thể đọc và sửa đổi các tập tin.
  • Nó có thể được sử dụng để xử lý dữ liệu lớn và thực hiện phép tính phức tạp.
  • Python có thể được sử dụng để tạo mẫu nhanh hoặc phát triển phần mềm sẵn sàng sản xuất.

Tại sao lại là Python?

  • Đầu tiên Python hoạt động trên các nền tảng khác nhau (Windows, Mac, Linux, Raspberry Pi, v.v.).
  • Tiếp theo, Python có một cú pháp đơn giản tương tự như ngôn ngữ tiếng Anh.
  • Python có cú pháp cho phép các nhà phát triển viết chương trình với ít dòng hơn một số ngôn ngữ lập trình khác.
  • Python chạy trên một hệ thống thông dịch, nghĩa là mã có thể được thực thi ngay khi được viết. Điều này có nghĩa là tạo mẫu có thể rất nhanh.
  • Python có thể được xử lý theo cách thủ tục, cách hướng đối tượng hoặc hướng chức năng.

>> Xem thêm: Cách viết chú thích trong Python

Một số điều nên biết

  • Phiên bản chính gần đây nhất của Python là Python 3, mà chúng ta sẽ sử dụng trong hướng dẫn này. Tuy nhiên, Python 2, mặc dù không được cập nhật với bất kỳ thứ gì ngoài bản cập nhật bảo mật, nhưng vẫn khá phổ biến.
  • Trong hướng dẫn này Python sẽ được viết trong một trình soạn thảo văn bản. Có thể viết Python trong Môi trường phát triển tích hợp, chẳng hạn như Thonny, Pycharm, Netbeans hoặc Eclipse, đặc biệt hữu ích khi quản lý các bộ sưu tập tệp Python lớn hơn.

Cú pháp Python so với các ngôn ngữ lập trình khác

  • Python được thiết kế để dễ đọc và có một số điểm tương đồng với ngôn ngữ tiếng Anh với ảnh hưởng từ toán học.
  • Nó sử dụng các dòng mới để hoàn thành một lệnh, trái ngược với các ngôn ngữ lập trình khác thường sử dụng dấu chấm phẩy hoặc dấu ngoặc đơn.
  • Python dựa vào thụt lề, sử dụng khoảng trắng, để xác định phạm vi; chẳng hạn như phạm vi của các vòng lặp, hàm  và các lớp. Các ngôn ngữ lập trình khác thường sử dụng dấu ngoặc nhọn cho mục đích này.

Lời kết

Hy vọng với những kiến thức trong bài viết về Python sẽ mang lại cho bạn thêm nhiều kiến thức mới. Chúc bạn thành công. Nếu có thắc mắc hay đóng góp ý kiến, mời bạn để lại bình luận phía dưới bài viết này. Vietnix xin chân thành cảm ơn bạn!