Reverse proxy là gì? Tác dụng tuyệt vời của Reverse proxy

Reverse proxy là gì? Có những thông tin nào cần phải nắm bắt có liên quan tới Reverse proxy? Những kiến thức cơ bản nhất, quan trọng nhất liên quan đến Reverse proxy sẽ được Bích Phượng chia sẻ chi tiết trong bài viết này nhé.

1. Tìm hiểu Reverse proxy là gì?

Reverse proxy chính là một loại Proxy server trong hệ thống thông tin của mạng máy tính, nó đóng vai trò trung gian giữa máy chủ với những Client. Reverse proxy thực hiện nhiệm vụ kiểm soát những yêu cầu mà client gửi đến. Nếu xác định được những yêu cầu này hợp lệ thì Reverse proxy sẽ thực hiện nhiệm vụ luân chuyển những server thích ứng. Hoàn toàn đối lập với dạng forward proxy (mang chức năng trung gian, cho phép những client có thể liên hệ để liên lạc với mọi máy chủ ảo) thì Reverse proxy cho phép máy chủ mà liên lạc với nó có thể liên hệ được bất cứ client nào.

Reverse proxy là gì? Reverse proxy là gì?

Một trong những ưu điểm của Reverse proxy được đánh giá là nổi bật hơn cả đó là khả năng quản lý tập trung. Mọi request được gửi lên bởi client đều được kiểm soát và được bảo vệ một cách tốt nhất. Bản thân nó cũng chính là một máy chủ nhưng chỉ giữ vai trò trung gian, chuyên thực hiện nhiệm vụ chuyển tiếp nội dung yêu cầu từ các máy khách tới những máy chủ thông qua hệ thống internet.

Loại Proxy server này thường nằm ở phía sau bức tường lửa theo hệ thống mạng riêng, nắm bắt mọi yêu cầu để tiến hành điều hướng sao cho đạt được hiệu quả nhất. Người ta sử dụng Reverse proxy nhằm mục đích tăng cường hiệu suất, sự bảo mật và độ tin cậy.

Tham khảo thêm: Ngành Robot và trí tuệ nhân tạo ra làm gì đầy đủ nhất!

2. Vai trò quan trọng của Reverse proxy

Rất nhiều lý do để Reverse proxy trở nên quan trọng, được giới chuyên gia công nghệ ứng dụng trong nhiều trường hợp. Ngay sau đây, hãy khám phá về vai trò quan trọng của nó để có thêm định hướng sử dụng Reverse proxy một cách hiệu quả nhất nhé.

Vai trò quan trọng của Reverse proxy Vai trò quan trọng của Reverse proxy

2.1. Vai trò bảo mật

Reverse proxy hoạt động theo cơ chế chặn mọi yêu cầu sẽ được gửi tới cho các máy chủ phụ trợ, nhờ đó, nó giúp bạn bảo vệ được danh tính của người dùng, đồng thời được coi là một biện pháp để chống lại mọi cuộc tấn công liên quan tới bảo mật. Nhờ có sự can thiệp của Reverse proxy mà địa chỉ IP của những web server gốc của một website hay dịch vụ nào đó sẽ không bao giờ bị lộ, ngăn chặn sự cố gắng tấn công của bất cứ yếu tố nguy hiểm nào.

2.2. Khả năng cân bằng tải

Luôn có hàng triệu người truy cập cho những trang web thông dụng. Vì số lượng quá nhiều cho nên website không thể xử lý được toàn bộ lưu lượng tới cho duy nhất một máy chủ. Chính vì thế mà các website này nên được tiến hành phân phối trong một nhóm máy chủ để toàn bộ các máy chủ này đều tham gia vào việc xử lý yêu cầu cho trang web.

Reverse proxy có vái trò gì? Reverse proxy có vái trò gì?

Lúc này, Reverse proxy sẽ thực hiện chức năng cung cấp giải pháp cân bằng tải, giúp cho các lưu lượng được phân bố đồng đều đến cho nhiều máy chủ, giảm thiểu nguy cơ các máy chủ bị quá tải. Đối với trường hợp máy chủ bị lỗi nặng thì Reverse proxy trong trường hợp này cũng có thể chuyển yêu cầu sang các máy chủ khác để xử lý lưu lượng. Reverse proxy sẽ luôn ở phía trước các máy chủ để giúp phân phối yêu cầu của Client bằng hình thức tối đa hóa tốc độ, sử dụng dung lượng để mọi máy chủ được đảm bảo ổn định hoạt động, không bị quá tải.

Xem thêm: Việc làm quản trị hệ thống vị trí công việc mà người quan tâm đến proxy, server, client có thể quan tâm

2.3. Reverse proxy giúp tăng tốc độ website

Nhờ khả năng nén dữ liệu khi nhận dữ liệu hoặc khi gửi dữ liệu đi, lại có thể nhanh chóng lưu trữ các nội dung phổ biến vào trong cache nên có thể làm tăng tốc lưu lượng giữa server với client. Bên cạnh đó, Reverse proxy cũng có khả năng thực hiện những tác vụ khác trong tư cách bổ sung chẳng hạn như mã hóa SSL nhằm giảm tải máy chủ trang wbe, thúc đẩy hiệu suất hoạt động được tăng lên.

3. Reverse proxy có nguy cơ gì?

Bên cạnh những tính năng ưu việt thì Reverse proxy cũng đem theo nguy cơ nhất định. Vì Reverse proxy ngăn chặn các truy cập một cách trực tiếp vào mạng cho nên tin tặc khó lòng có thể tấn công vào cơ sở dữ liệu – database để nhằm những mục đích không chính đáng như xâm phạm hạ tầng IT, đánh cắp thông tin của khách hàng.

Reverse proxy có nguy cơ gì? Reverse proxy có nguy cơ gì?

Tuy nhiên sự đảm bảo an toàn này hoàn toàn không thể phát huy tác dụng tuyệt đối, vẫn có những nguy cơ tiềm ẩn liên quan đến vấn đề bảo mật. Không ai có thể chắc chắn rằng sử dụng Reverse proxy đã là an toàn 100%. Cũng tương tự như việc một https reverse proxy có thể sửa đổi IP hay toàn bộ lưu lượng nào đi qua nó.

Để có thể làm nhiệm vụ đó thì buộc Reverse proxy cần phải mang khả năng tiến hành mã hóa, giải mã lưu lượng https. Như vậy, Reverse proxy có thể ghi lại được hết tất cả mật khẩu đã đi qua nó và trong trường hợp bản thân nó được tiến hành chạy từ một nền tảng độc hại hoặc bị xâm hại thì Reverse proxy còn có thể đưa cả phần mềm nguy hiểm vào trong các trang web do nó phụ trách.

Nếu như Reverse proxy đang dùng nhiều tên miền cùng lúc để phục vụ hoạt động cho nó thì khi nó ngưng sự hoạt động lại, sẽ có nguy cơ gây ra sự thiệt hại lớn đến những tên miền này.

Reverse proxy Reverse proxy

Có một vài tổ chức có thể tự thực hiện việc cấu hình Reverse proxy cho họ nhưng đồng nghĩa rằng tổ chức phải đáp ứng được yêu cầu về mặt kỹ thuật tốt ở mức chuyên sâu, bao gồm khả năng về cả phần mềm lẫn phần cứng (hardware) bên cạnh những sự đầu tư không ít cho hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin. Chỉ có như vậy, từ phía tổ chức mới có thể giảm được nguy cơ bị tấn công hệ thống, gây ra những thiệt hại lớn đến hoạt động của tổ chức.

Trong tình huống, tổ chức của bạn không có đủ khả năng để thực hiện điều đó thì tốt hơn hết hãy lựa chọn thật kỹ dịch vụ của một bên thứ ba giàu uy tín.

4. Sự khác biệt Reverse proxy với Forward proxy

Với những điều chia sẻ trên, bạn ắt đã hiểu rõ các vấn đề cơ bản liên quan đến Reverse proxy do đó việc phân biệt Reverse proxy với forward proxy cũng sẽ trở nên dễ dàng hơn. Trong khi Reverse proxy được sử dụng cho mục đích điều chỉnh lưu lượng các client ra bên ngoài internet, bảo mật địa chỉ IP, chặn những truy cập độc hại thì forward proxy lại được dùng để phục vụ cho những đơn vị, tổ chức lớn nhằm mục đích hạn chế các client truy cập.

Đây là sự khác biệt căn bản nhất của Reverse proxy với Forward proxy. Trong một hệ thống công nghệ thông tin, chúng ta sẽ tiếp xúc với rất nhiều thuật ngữ, giữa chúng có thể có nhiều nét tương đồng thế nhưng chắc chắn sẽ có chức năng và khả năng hoạt động độc lập. Chính vì thế để hiểu rõ bản chất của một khái niệm nào đó thì việc so sánh nó với những ứng dụng tương đồng với nó cũng là một cách hay. Cũng như việc chúng ta đã so sánh Reverse proxy với Forward vậy.

Phân biệt Reverse proxy với Forward proxy Phân biệt Reverse proxy với Forward proxy

Như vậy, khi đã hiểu được Reverse proxy là gì cũng như nắm bắt được các lợi ích tuyệt vời mà nó có thể mang đến cho cuộc sống công nghệ hiện đại thì bạn hãy vận dụng Reverse proxy một cách hiệu quả nhất nhé. Rất mong những chia sẻ của Bích Phượng thông qua bài viết này sẽ là một nguồn kiến thức cơ bản giúp những ai theo đuổi nền tảng công nghệ có thể củng cố thêm cho kho tàng tri thức của mình và phục vụ được nhiều hơn cho cuộc sống nhờ vào chính những hiểu biết đó.

Bài viết tham khảo: Kiểm thử là gì? Những điều cần biết về mô hình kiểm thử phần mềm

Nginx là gì?

Tìm hiểu về Nginx sẽ giúp ích nhiều cho cuộc sống công nghệ của con người trở nên tiến bộ hơn. Vậy Nginx là gì? Nhắc đến thuật ngữ này chúng ta nên nắm bắt những giá trị nội dung nào là cần thiết? Truy cập ngay vào đường dẫn gợi ý bên dưới để khám phá nhé.

Nginx là gì

Chia sẻ: