Sai sót trong công việc: Xử lý như thế nào để được đánh giá cao?

Đánh giá post

Mắc phải sai sót trong công việc là một trong những lý do khiến nhiều người bị mất điểm, để lại ấn tượng xấu trong mắt nhà quản lý, lãnh đạo. Vậy khi mắc phải những sai sót không mong muốn, nên xử lý như thế nào để vẫn được đánh giá cao? Bài viết dưới đây của JobsGO sẽ bật mí cho các bạn, đừng bỏ lỡ thông tin nhé!

sai sót trong công việc 1

Sai sót trong công việc, nên xử lý như thế nào?

Sai sót trong công việc chắc chắn là điều không ai mong muốn, song nó cũng mang đến những bài học quý giá về cách xử lý vấn đề, về trách nhiệm của cá nhân trước tập thể,… Có những người dù mắc phải sai lầm rất nghiêm trọng nhưng họ biết cách để giải quyết ổn thỏa và vẫn nhận được đánh giá rất cao từ quản lý, ban lãnh đạo. Vậy nên làm gì khi mắc phải sai sót trong công việc? Nếu bạn đang rơi vào tình trạng này và chưa biết cách xử lý, hãy tham khảo bí quyết sau nhé!

Xem xét tình hình

Trước hết, khi mắc phải những lỗi lầm, sai sót trong quá trình làm việc, dù mức độ nghiêm trọng như thế nào, bạn cũng cần phải thật bình tĩnh, xem xét lại tình hình hiện tại. Bạn cần phải phân tích vấn đề, nhận ra mấu chốt của cái sai đó để tìm cách sửa chữa. Nếu bạn vì hoảng sợ mà mất bình tĩnh thì sẽ trở nên luống cuống, không biết phải làm sao xử lý hậu quả bản thân gây ra. Sự bình tĩnh chính là vũ khí lợi hại nhất giúp bạn suy nghĩ sáng suốt và có quyết định đúng đắn cho sự việc đang xảy ra.

👉 Xem thêm: Các bước giải quyết vấn đề hiệu quả

Thừa nhận sai sót mắc phải

Sai sót trong công việc, nên xử lý như thế nào?

Khi bạn đã làm sai thì sẽ có hậu quả để lại. Và dẫu những vấn đề đó có lớn hay nhỏ thì vẫn cần phải thành thật thừa nhận. Vì thực tế, bạn sẽ khó có thể tự mình giải quyết sai lầm nếu không có sự góp ý, hỗ trợ từ người khác, đặc biệt là cái sai đó lại gây ảnh hưởng đến hình ảnh của doanh nghiệp. Do đó, việc nhận lỗi chính là cách để bạn thông báo, kêu gọi sự giúp đỡ từ mọi người để xử lý công việc hiệu quả nhất. 

Ngược lại, nếu bạn cố tình che giấu, bóp méo sự thật, thậm chí đổ lỗi cho người khác thì sẽ chỉ khiến quản lý, lãnh đạo công ty đánh giá thấp, cho rằng bạn không đáng tin cậy mà thôi.

Tìm cách khắc phục lỗi sai

Trong một số trường hợp, nhận lỗi thôi chưa đủ, bạn sẽ cần tìm kiếm, đề xuất các giải pháp để khắc phục hậu quả. Điều này thể hiện bạn là một người có trách nhiệm, đồng thời lấy lại lòng tin, sự tín nhiệm của ban lãnh đạo.

Tuy nhiên, các bạn cũng cần xem xét kỹ lưỡng để đưa ra giải pháp khả quan, có khả năng triển khai. Đừng chỉ vì mình sai mà trình bày “tạm bợ” một vài ý kiến, nó sẽ chỉ khiến bạn trở nên kém cỏi trong việc xử lý vấn đề.

👉 Xem thêm: Kết quả không như mong đợi, nên động viên hay trách cứ nhân viên?

Cam kết không tái phạm sai lầm

Cam kết không tái phạm sai lầm

Không ai mong muốn nhân viên mắc hết sai lầm này đến sai lầm khác. Do đó, khi quản lý, ban lãnh đạo công ty đã trao cho bạn cơ hội sửa sai, giải quyết hậu quả, bạn sẽ cần cho họ thấy được sự cam kết, chắc chắn bản thân không đi lại “vết xe đổ” này lần nữa. Bạn không nhất thiết phải viết giấy, thề non hẹn biển mà chỉ cần một lời nói trực tiếp, đảm bảo mình sẽ cẩn thận hơn, không để xảy ra vấn đề nghiêm trọng gây ảnh hưởng đến hoạt động, sự uy tín của công ty. Tất nhiên, bạn cũng cần cẩn thận với những gì mình đã nói, không được cho phép bản thân mắc thêm bất kỳ sai sót nào khác.

Rút ra bài học, trau dồi kỹ năng cần thiết

Sau mỗi sai lầm, bạn cần rút ra cho mình bài học để tránh mắc phải sau này. Đó là những kiến thức quý giá, cách sửa chữa sai lầm, cách giải quyết vấn đề hay bài học về trách nhiệm trong công việc.

Bên cạnh đó, bạn cũng cần không ngừng học hỏi, trau dồi kỹ năng, kinh nghiệm. Vì thực tế, hầu hết mọi sai sót xảy ra trong công việc đều do bạn thiếu các kỹ năng, gặp lỗ hổng kiến thức. Bởi vậy, sự nỗ lực, nâng cấp trải nghiệm cũng là cách để bạn quyết tâm không mắc phải sai lầm thêm lần nữa.

Bí quyết tránh mắc phải sai sót trong công việc

Biết cách để sửa chữa, xử lý sai sót trong công việc là điều rất tốt, tuy nhiên, sẽ tuyệt vời hơn nếu các bạn có thể hạn chế được tối đa các sai lầm đó. Vậy làm sao để tránh phạm phải các lỗi sai không đáng có trong quá trình làm việc?

Bí quyết tránh mắc phải sai sót trong công việc

Hỏi kỹ trước khi bắt đầu công việc

Các sai sót thường xảy ra khi bạn chưa nắm rõ được vấn đề, cách xử lý công việc. Do đó, cách tốt nhất để tránh để điều không hay xảy ra chính là bạn đừng tự xử lý, tự đưa ra quyết định nếu chưa chắc chắn. Bạn có thể hỏi quản lý, cấp trên hay thậm chí là đồng nghiệp về khúc mắc của bản thân. Điều này sẽ giúp bạn có nhìn nhận đúng đắn hơn.

👉 Xem thêm: Chủ động trong công việc là gì? Làm sao để phát triển tinh thần chủ động?

Không ôm đồm nhiều việc cùng lúc

Khi bạn làm quá nhiều việc một lúc thì việc không chuyên tâm, nhầm lẫn là điều khó tránh khỏi. Kết quả cuối cùng là tất cả các công việc đều dở dang, không được như ý muốn. Vậy nên, để tránh mắc phải sai sót, hãy tách nhỏ từng nhiệm vụ theo mức độ cần thiết, ưu tiên, đừng ôm đồm quá nhiều việc mà phải gánh hậu quả nghiêm trọng về sau nhé.

Không ôm đồm nhiều việc cùng lúc

Lập danh sách các công việc cần phải thực hiện

Một lý do khác khiến bạn hay mắc phải sai sót trong công việc chính là tính “hay quên”, đặc biệt là khi bạn làm ở những vị trí quá nhiều việc dồn dập. Cách để giải quyết tình trạng này đó là hãy lập danh sách chi tiết các công việc mình cần thực hiện hàng ngày, deadline là khi nào để biết mình cần làm gì trước, có thể làm gì sau. Đây cũng là cách để khắc phục bệnh hay quên, đãng trí của bạn.

Nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết

Nhiều người cho rằng việc nhờ đồng nghiệp, bạn bè giúp đỡ sẽ thể hiện bản thân kém cỏi, năng lực yếu. Vì thế mà họ luôn cố gắng để ôm hết mọi, dù khó khăn cũng không muốn nhờ vả. Tuy nhiên, cái tôi quá cao lại cũng là lý do khiến các bạn dễ mắc phải sai sót trong công việc. Bạn có thể rất giỏi, bạn có năng lực nhưng vì quá nhiều việc dồn lại, bạn không thể hoàn thành cùng một lúc với kết quả tốt hay cũng có những điều bạn thực sự không biết. Vậy thì bạn đừng ngần ngại, hãy cứ tìm kiếm sự giúp đỡ để đạt được hiệu quả cao nhất.

👉 Xem thêm: Bí quyết công sở: Đồng nghiệp nhờ vả, làm thế nào để từ chối?

Nhờ sự giúp đỡ khi cần thiết

Những sai sót trong công việc là điều mà chúng ta không thể biết trước. Điều quan trọng ở đây chính là cách các bạn xử lý, giải quyết như thế nào cho thông minh để vẫn nhận được sự đánh giá cao. Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ trên, các bạn sẽ biết cách để khắc phục các vấn đề sai sót của bản thân cũng như hạn chế được tình trạng này trong công việc nhé.

JobsGO Banner