So sánh giữa BPMN và UML

Với sự phát triển về mặt công nghệ 4.0 theo xu hướng thế giới và chính sách phát triển ở Việt Nam, nhu cầu đối với ngành công nghệ phần mềm ngày càng tăng. Chúng ta liên tục tìm kiếm và xây dựng các sản phẩm tốt hơn, hiệu quả hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm hơn, và đồng thời dễ sử dụng hơn. 

Trong quá trình xây dựng sản phẩm, chúng ta thường bắt đầu ở bước gọi là tài liệu hoá nhu cầu khách hàng. Quá trình này bao gồm việc mô hình hoá quy trình. Trong nhiều phương thức/ kỹ thuật, chúng ta đã bao giờ nghe qua khái niệm Mô hình hoá quy trình nghiệp vụ (ký hiệu: BPMN) và Ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất (ký hiệu: UML) chưa? Với các bạn mới bắt đầu tìm hiểu về BPMN và UML, họ thường cho nhận xét rằng hai mô hình này khá giống nhau. Liệu rằng đây có phải là câu trả lời chính xác? Hãy cùng BAC tìm hiểu nhé.

1. Định nghĩa

1.1 UML – Unified Modeling Language là gì?

Để tìm hiểu xem UML và BPMN có giống nhau hay không, trước tiên, chúng ta cần cùng nhau tìm hiểu về định nghĩa của hai “đối tượng” cần nghiên cứu. Nhắc đến UML, đây là một ngôn ngữ mô hình hóa trực quan phổ biến trong lĩnh vực kỹ thuật phần mềm. Nó bao gồm một tập hợp các sơ đồ tích hợp và nhằm mục đích xác định, trực quan hóa, xây dựng và ghi lại các thành phần của một hệ thống phần mềm. Nó là một ký hiệu tiêu chuẩn để mô hình hóa hệ thống, nhưng không phải là một phương pháp thiết kế một hệ thống. Để sử dụng UML, bạn cần áp dụng một phương pháp phù hợp cho nó. Vì UML không bị ràng buộc bởi bất kỳ phương pháp mô hình cụ thể nào, nó có thể được áp dụng bởi bất kỳ phương pháp thiết kế nào được yêu cầu. Nó phổ biến bởi vì nó đã được thực hiện trong một thời gian dài và đã được xem xét công khai trong nhiều năm. Đặc tả UML được thiết kế để hỗ trợ hầu hết các quy trình phát triển hướng đối tượng hiện có. Do đó, nó là một ngôn ngữ mô hình hóa hướng đối tượng (object oriented modeling).

S

ơ đồ UML thể hiện việc khách hàng đang mua vé tại máy bán vé tự động.

Ở đây, ta thấy được sự tương tác giữa các đối tượng.

 

1.2 BPMN – Business Process Model and Notation là gì?

BPMN là ký hiệu cho phép mô tả và tối ưu hóa các quy trình nghiệp vụ. BPMN là một tiêu chuẩn được tạo ra và duy trì bởi tổ chức OMG. Vì BPMN là một tiêu chuẩn nên nó trung lập và có tính thống nhất cao đối với các bên liên quan về mặt ý nghĩa và tính chính xác của các yếu tố và các mối quan hệ được sử dụng trong sơ đồ.

BPMN là một phương pháp vạch ra cách tiếp cận đối với một quy trình nghiệp vụ, nó cho phép tạo ra một hình ảnh trực quan về một quy trình nghiệp vụ thực tiễn, từ đơn giản đến phức tạp. Điều này giúp các bên liên quan hiểu một quy trình từ đầu đến cuối, và do đó giúp xác định những điểm mạnh cũng như những điểm yếu của một quy trình hiện có – hoặc/ và thiết kế mô hình tương lai cho việc áp dụng của doanh nghiệp sau này. BPMN là một ngôn ngữ mô hình hóa hướng về quá trình (process oriented modeling). BPMN hiển thị tất cả các hoạt động là một quy trình.

Sơ đồ BPMN về quá trình mua vé. Ở đây, chúng ta không thể thấy rõ đối tượng tham gia trong quá trình.

2. BPMN và UML có điểm chung nào không?

Điểm chung giữa BPMN và UML… có thể chỉ là cả hai đều được tạo ra và duy trì bởi tổ chức The Object Management Group® (OMG®) – tổ chức nổi tiếng về các tiêu chuẩn phần mềm.

3. Sự khác biệt giữa BPMN và UML?

Từ những định nghĩa ở trên, chúng ta có thể chỉ ra những điểm khác nhau giữa BPMN và UML, đó chính là:

3.1 Object-Oriented và Process-Oriented

UML là một ngôn ngữ mô hình hóa hướng đối tượng, sử dụng một phương pháp hướng đối tượng để mô hình hóa các ứng dụng (object-oriented). Điều này có nghĩa là UML tập trung vào các ngôn ngữ tiêu chuẩn hơn là các quy trình tiêu chuẩn. Ký hiệu UML nhằm mục đích phát triển một mô hình meta phổ quát và dễ thực hiện có thể thống nhất ngữ nghĩa và xây dựng một ký hiệu phổ quát từ nó. 

Mặt khác, BPMN áp dụng phương pháp hướng quá trình để mô hình hóa hệ thống (process-oriented). Nó tập trung vào các quy trình kinh doanh nên phù hợp hơn đối người người dùng nghiệp vụ (business). Vì vậy, BPMN đang có xu hướng trở thành tiêu chuẩn hàng đầu trong việc mô hình hoá quy trình nghiệp vụ/ quy trình kinh doanh.

Nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu kỹ hơn về BPMN, hãy tham khảo thêm về khoá học Ứng dụng BPMN tại BAC, được hướng dẫn bởi các chuyên gia giàu kinh nghiệm sẽ mang đến học viên nhiều kiến thức, kĩ năng và ví dụ thực tiễn trong suốt quá trình khóa học.

3.2 Lĩnh vực ứng dụng:

BPMN và UML được ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau. UML chủ yếu nhắm đến những người lập mô hình và xây dựng hệ thống phần mềm như ứng dụng web, đám mây… UML cho phép ghi lại một thiết kế có thể được triển khai bằng nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau. 

Còn BPMN tập trung vào việc thiết kế các mô hình quy trình đang xảy ra (đang được áp dụng): “as-is”, và thiết kế, tạo ra mô hình được mong đợi trong tương lai: “to-be”. BPMN không chỉ được sử dụng để thiết kế và cải tiến các hệ thống mới, nó còn cho phép cải thiện các quy trình thủ công.

Tóm lại, sự khác biệt chính giữa UML và BPMN là sự khác biệt về góc nhìn: UML hướng đến đối tượng, còn BPMN hướng đến quá trình. Điều này làm cho BPMN có thể áp dụng rộng rãi cho cả CNTT và doanh nghiệp, trong khi UML phù hợp hơn với việc phát triển các hệ thống CNTT và ít phù hợp hơn với việc cải tiến các quy trình. Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm các bài viết sau đây:

Nhu cầu đào tạo doanh nghiệp

BAC

là đơn vị đào tạo BA đầu tiên tại Việt Nam. Đối tác chính thức của

IIBA

quốc tế. Ngoài các khóa học public, BAC còn có các khóa học in house dành riêng cho từng doanh nghiệp. Chương trình được thiết kế riêng theo yêu cầu của doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp giải quyết những khó khăn và tư vấn phát triển.