Software Engineer là gì? Tìm hiểu chi tiết về Software Engineer

Là một ngành rất “hot” trong những năm vừa qua, công việc dành cho ngành công nghệ thông tin luôn “đói khát” nguồn nhân lực. Ngành công nghệ thông tin sẽ phân ra thành nhiều nhóm ngành nhỏ khác nhau Tester, Software Developer, Software Engineer,… Trong bài viết này, Tino Group sẽ giới thiệu chi tiết về Software Engineer nhé!

Tìm hiểu về Software Engineer

Software Engineer là gì?

Software Engineer được tạm dịch là kỹ sư phần mềm. Đây là một sự kết hợp độc đáo và là sự giao thoa giữa Computer Scientist (nhà khoa học máy tính) + Application Developer (nhà phát triển ứng dụng).

Computer Scientist là những người thiên về kiến thức về khoa học máy tính cũng như khả năng nghiên cứu, nhưng họ lại thiếu khả năng phát triển phần mềm.

Ngược lại với Computer Scientist là Application Developer. Họ là người có kỹ năng thiên về phát triển ứng dụng nhưng không cần phải biết quá nhiều về khoa học máy tính.

Software Engineer là sự giao thoa giữa 2 ngành/nghề trên. Vì thế, để trở thành một Software Engineer, bạn sẽ phải nỗ lực gấp đôi người thường! Đương nhiên, sự nỗ lực của bạn sẽ được đền đáp lại khi hầu hết các tập đoàn lớn như Google, Facebook, Microsoft luôn “khao khát” để tuyển bạn vào khi bạn thực sự có năng lực.

software-engineer-la-gi

Công việc của một Software Engineer ra sao?

Đôi khi, bạn sẽ nhầm lẫn giữa Software Engineer và Software Developer. Sự khác biệt này là không quá nổi bật và cũng khó để giải thích vì cả 2 đều có công việc tương tự như nhau là viết code.

Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa 2 ngành/nghề này là: 1 Software Engineer có thể trở thành 1 Software Developer nhưng 1 Software Developer lại không thể trở thành 1 Software Engineer. Lý do là vì Software Developer sẽ làm việc với chương trình/ phần mềm. Trong khi đó, Software Engineer lại làm việc với nền tảng của phần mềm/chương trình đó.

Cả 2 ngành/nghề này có liên quan mật thiết với nhau vì Software Engineer sẽ làm việc với nền tảng và “nói lại” cho Software Developer là có thể làm gì với nền tảng đó.

Công việc của một Software Engineer sẽ bao gồm:

  • Áp dụng những kiến thức về khoa học máy tính để có thể thiết kế và phát triển phần mềm.
  • Phân tích nhu cầu của khách hàng, thiết kế và kiểm tra xem phần mềm có đáp ứng được nhu cầu của khách hàng hay không.
  • Software Engineer sẽ làm việc với hệ thống, cấu trúc của phần mềm để tìm ra những hạn chế của hệ thống phần cứng và tìm cách giải quyết những hạn chế đó.
  • Quá trình giải quyết sẽ được phác thảo thành các lưu đồ, sơ đồ từ đó để phát triển nên các thuật toán với mục đích “nói chuyện” với máy tính.
  • Việc chuyển đổi từ thuật toán thành code sẽ do Software Developer đảm nhận chính hoặc chính Software Engineer đảm nhận.

4 yếu tố quan trọng cần có để trở thành 1 Software Engineer “xịn”

Dựa theo bộ tiêu chí ISO/IEC TR 19759:2015, để trở thành một Software Engineer “xịn”, bạn sẽ cần có ít nhất 12 yếu tố như sau:

Software Engineer là gì? Tìm hiểu chi tiết về Software Engineer 3

QUẢNG CÁO

  • Requirements
  • Design
  • Construction
  • Testing
  • Maintenance
  • Configuration Management
  • Quality
  • Process Engineers
  • Models & Methods
  • Engineering Management
  • Project Management
  • Economics

software-engineer-la-gi

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải biết và thông thạo toàn bộ kiến thức trên để có thể lập trình ra một phần mềm. Nếu bạn định vị sẽ trở thành một Software Engineer, những kiến thức nền tảng trên sẽ rất cần thiết.

Từ những kiến thức nền tảng trên, ta sẽ có 4 yếu tố chính cần lưu tâm để có thể trở thành một Software Engineer bao gồm: programming languages – ngôn ngữ lập trình, Software requirements – yêu cầu, Software design – thiết kế, Software constructions – kiến trúc.

Programming Languages

Tính đến thời điểm hiện tại, có hơn 700 ngôn ngữ lập trình đã được phát triển. Bạn không cần phải biết tất cả các loại ngôn ngữ lập trình trên thế giới để có thể trở thành một Software Engineer đâu.

Chúng ta chỉ cần một vài ngôn ngữ lập trình phục vụ cho những mục đích phát triển của chúng ta là được. Ví dụ, Java để làm nền tảng cho thiết bị di động; C/C++ nếu bạn muốn phát triển game, phát triển hệ thống, PHP dành cho hệ thống web,..

software-engineer-la-gi

Software Requirements

Để phát triển một phần mềm, chúng ta sẽ cần phải thu thập, đánh giá và phân tích yêu cầu để mô tả phần mềm. Những công việc này sẽ được gọi là Software requirements.

Từ một requirement rõ ràng, chúng ta sẽ có thể xây dựng một sản phẩm mẫu đúng với yêu cầu của khách hàng và đặt nền tảng cho việc xây dựng sản phẩm hoàn chỉnh.

Dù bạn làm việc trong một công ty phát triển phần mềm theo yêu cầu hay công ty tự xây dựng và phát triển phần mềm, bạn cũng sẽ cần phải có một bảng requirement cụ thể để xây dựng nên sản phẩm đúng và tốt nhất.

Software Design

Để có thể thiết kế Software life cycle – vòng đời phần mềm, chúng ta sẽ bước vào việc đầu tiên – đó chính là Software design. Đây là bước giúp chúng ta có thể chuyển đổi các yêu cầu trong requirement để thực hiện hóa ý tưởng.

Trong giai đoạn này, chúng ta sẽ cần phải xác định các nội dung như:

  • Kiến trúc của hệ thống phần mềm
  • Các thành phần của hệ thống phần mềm
  • Giao diện của hệ thống phần mềm
  • Và những yếu tố khác để tạo thành một hệ thống phần mềm.

software-engineer-la-gi

Software Constructions

Software constructions là một giai đoạn khá thú vị. Trong lúc này, các nhà phát triển bận rộn đến biến những thiết kế của mình trở thành một chức năng, thành phần cụ thể và gom chúng lại để biến thành một phần mềm hoàn chỉnh.

Sau khi có phần mềm hoàn chỉnh, chúng ta sẽ cần phải chạy thử sản phẩm, kiểm thử và debug sản phẩm phần mềm của mình.

Công việc này sẽ có rất nhiều quy tắc, kỹ thuật để thực hiện. Tuy công việc này rất thú vị nhưng, khi bạn làm sai quy tắc hay lỡ quên điều gì đó, bạn và cả đội sẽ được gửi đến giai đoạn debug thâu đêm suốt sáng. Rồi bạn sẽ cảm thấy kiệt sức nhanh thôi.

Vậy là chúng ta đã cùng nhau trải nghiệm qua công việc của một Software Engineer và tìm hiểu về Software Engineer là gì rồi đấy! Có lẽ, những thứ bạn mong đợi lúc đầu sẽ không thấy đâu. Tuy nhiên, Software Engineer vẫn sẽ là một ngành được “người người săn đón, nhà nhà mong đợi” và cả Big Tech vẫn đang đợi bạn đấy!

Chúc bạn trở thành một Software Engineer thực thụ!

Những câu hỏi thường gặp về Software Engineer

Mất bao lâu để trở thành 1 Software Engineer?

Đối với mỗi người, thời gian để thành thạo nghề sẽ khác nhau rất nhiều. Vì thế, không có một khung thời gian nào chuẩn xác để Tino Group có thể tuyên bố với bạn được. Tuy nhiên, theo Career Explorer, một Software Engineer sẽ mất ít nhất từ 4 đến 5 năm để học về công nghệ và có thể làm được việc.

Có nên trở thành một Software Engineer hay không?

Câu trả lời là “có và không”.

Có, nếu bạn thực sự đam mê và yêu thích công nghệ, lập trình và những thứ liên quan đến công nghệ.

Không, nếu bạn thấy đây là một ngành “hot”, một nghề “hái” ra tiền và được làm việc giờ giấc tự do. Vì phần lớn thời gian của bạn thực hiện sẽ là ngồi “dán” mắt vào màn hình để code và debug, kèm với đó là áp lực hoàn thiện sản phẩm,…

Lương Software Engineer là bao nhiêu?

Dẫn theo Glassdoor.com, nghề Software Engineer có thể kiếm được $103.000/ năm => $8600/ tháng. Tại Việt Nam, mức lương cho Senior Software Engineer theo mẫu báo cáo của VietnamWorks là $1,384 – $1,722/ tháng. Đây chỉ là những mức lương được tính trung bình của các bài đăng tuyển dụng.

Nhưng trong thực tế, mức lương tại các công ty, tập đoàn sẽ cao hơn rất nhiều và mức lương cho thực tập sinh đôi lúc là 0đ. Vì thế, số liệu này sử dụng để tham khảo thôi bạn nhé!

Trở thành Software Engineer có phải giỏi toán hay không?

Có, giỏi toàn là một trong những điều rất cần thiết để trở thành một Software Engineer. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều nghề trong ngành công nghệ thông tin không cần bạn phải cực kỳ giỏi toán như:

  • Lập trình web
  • Thiết kế đồ họa
  • Tester

Nếu bạn muốn trở thành một nhà phát triển game? Bạn sẽ cần phải giỏi toán, vật lý,.. và đủ thứ liên quan đến toán. Người viết bài cũng muốn phát triển game và tự mình làm game. Nhưng tôi biết khả năng mình không thể làm vậy, đồ họa cũng không tốt nên tập trung vào content và hướng đến việc xây dựng cốt truyện cho game – linh hồn của một tựa game offline.

Biết đâu, bạn cũng sẽ tự mình tìm được điều gì đó hay trong quá trình học công nghệ thông tin đấy!

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN TINO

  • Trụ sở chính: L17-11, Tầng 17, Tòa nhà Vincom Center, Số 72 Lê Thánh Tôn, Phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
    Văn phòng đại diện: 42 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, Thành phố Hồ Chí Minh
  • Điện thoại: 0364 333 333
    Tổng đài miễn phí: 1800 6734
  • Email: [email protected]
  • Website: www.tino.org