Test plan là gì? Có mấy loại test plan

Test plan là một công việc đòi hỏi người thực hiện cần có nhiều kinh nghiệm và thực hiện theo những quy trình đã định trước. Vậy test plan là gì và điều gì khiến test plan lại quan trọng đến thế?

Test plan là gì?

Test plan là gì

Một STLC (vòng đời kiểm thử) luôn có nhiều bước và nhiều tài liệu kiểm thử cần phải tiến hành. Tất cả những ai đã tham gia vào dự án với vai trò Kiểm thử viên đều phải tiếp xúc với Test plan trước tiên. Bởi vì test plan là tài liệu tổng quan mô tả chi tiết về chiến lược kiểm thử 1 project, mục tiêu, lịch trình và các nguồn lực cần thiết để kiểm thử. Test plan sẽ là cơ sở để giúp tester xác định nỗ lực cần thiết để xác nhận chất lượng của ứng dụng đang được kiểm thử phần mềm.

Có mấy loại test plan?

Có mấy loại test plan

Master testplan: kế hoạch test bao quát cho sản phầm hay phần mềm nhằm tổng hợp tất cả các test plan trước đó.

Testing Level Specific Test Plans (test testplan cụ thể) : kế hoạch test cụ thể cho từng mức: Unit test plan – Intergration test plan – System test plan – Accptance test plan

Testing Type Specific Test Plans: Kiểm thử hiệu năng và an ninh.

Vai trò của test plan

Test plan đóng vai trò như một kế hoạch chi tiết để tiến hành các hoạt động kiểm thử phần mềm, được giám sát và kiểm soát từng bước bởi người quản lý kiểm thử. Cụ thể, những vai trò của test plan là:

  • Giúp nhà phát triển, quản lý doanh nghiệp, khách hàng hiểu chi tiết về kiểm thử.

  • Test plan hướng dẫn những quy tắc và điều luật cần tuân theo để ó những hiệu quả tốt nhất

  • Nhóm quản lý có thể xem xét và sử dụng lại test plan cho các dự án khác nhau vì những khía cạnh quan trọng như ước tính kiểm thử, phạm vi kiểm thử, chiến lược kiểm thử được ghi lại trong test plan. 

8 bước chuẩn chỉnh cho test plan hoàn hảo

Bước 1. Phân tích sản phẩm

Đây là bước đầu tiên và có vai trò cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ một quá trình kiểm thử nào. Nghiên cứu và phân tích sản phẩm càng sát sao bao nhiêu thì lại càng hạn chế được những sai lầm không đáng có bấy nhiêu. 

Bước 2. Xây dựng chiến lược kiểm thử

Chiến lược kiểm thử sẽ chi tiết hóa một số nội dung như:

  • Phạm vi test 

  • Những phân đoạn sẽ được test và phần không được test

  • Những hình thức test cần sử dụng

  • Những rủi ro và vấn đề có thể phát sinh trong quá trình test

Bước 3. Xác định mục tiêu kiểm thử

Mỗi quá trình test sẽ có một mục tiêu khác nhau, cần xác định rõ mục tiêu của quá trình đó là gì. Có thể là tìm ra lỗi của phần mềm, hay xác nhận phần mềm đã đủ tiêu chuẩn để đưa ra thị trường chưa. Do đó, việc xác định đúng mục tiêu sẽ giúp cho việc test sản phẩm diễn ra nhanh chóng và suôn sẻ hơn.

Bước 4. Xác định tiêu chí kiểm thử

Tiêu chí kiểm thử (Test Criteria) bao gồm hai loại:

Tiêu chí tạm dừng (Suspension Criteria): Ở mục này, nếu không thỏa mãn các tiêu chí này thì quá trình test sẽ phải dừng lại. Chẳng hạn báo cáo cho thấy trường hợp test thất bại cao thì sẽ không tiếp tục nữa. Nhóm test sẽ chuyển kết quả sang cho nhóm phát triển để khắc phục kịp thời những lỗi hiện có. 

Tiêu chí thoát (Exit Criteria): Đây là những điều kiện cần phải đạt được để có thể kết thúc quá trình test. Chẳng hạn như một phần mềm sẽ được coi là thành công nếu có 80% trường hợp test thành công. 

Bước 5: Lập kế hoạch về nguồn lực

Nguồn lực hay là các tài nguyên cho dự án test cũng là một vấn đề vô cùng quan trọng. Nguồn lực có thể bao gồm nhiều yếu tố, có thể là con người, các thiết bị và vật liệu cần thiết để hoàn thành dự án. Có được kế hoạch về nguồn lực sẽ giúp người quản lý quá trình test đưa ra lịch trình phù hợp và ước lượng được thời gian chính xác để chạy dự án. 

Bước 6: Xác định môi trường kiểm thử

Tất cả những phần cứng và phần mềm mà cả team sử dụng sẽ được tổng hợp trong môi trường kiểm thử. Kết quả của test plan có thành công hay không phụ thuộc rất lớn vào các yếu tố trong môi trường kiểm thử. Khi tester có thể giám sát mọi biến động của phần mềm trong điều kiện sử dụng thực tế chính là môi trường test lý tưởng. 

Bước 7: Sắp xếp lịch hoạt động

Ở bước này. bạn cần lên kế hoạch chi tiết cho dự án, có thể bằng cách chia cả quá trình thành những task nhỏ. Từ đó có thể dễ dàng phân bố thời gian và kiểm soát nhiệm vụ chi tiết cho mỗi task.  

Bước 8: Kiểm soát sản phẩm thử nghiệm

Trong suốt quá trình test, người thực hiện cần phải lập dữ liệu test, ghi lại chi tiết nhật ký test. Sau khi test xong, cần đưa ra được kết quả quá trình test cùng những báo cáo lỗi và ghi chú về việc phát hành.