Dạng bài thể bị động trong tiếng anh là dạng bài cơ bản. Cách nhận biết và giải dạng bài này như thế nào? KISS English sẽ hướng dẫn bạn chi tiết trong bài viết này.
Trong quá trình học tập và sử dụng Tiếng anh, bạn sẽ không ít lần sử dụng thể bị động trong tiếng anh.
Thể bị động là dạng bài đơn giản và được sử dụng rất nhiều trong văn nói và viết. Nó được dùng khi muốn nhấn mạnh hoạt động trong câu.
Trong bài viết này KISS English sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết và làm bài thể bị động.
Câu Chủ Động Và Câu Bị Động (Active And Passive Sentences)
Để giải được bài tập thể bị động trong tiếng anh bạn cần phải biết và phân biệt được 2 dạng câu chủ động và bị động. Vậy thế nào là câu chủ động và câu bị động?
Câu Chủ Động (Active Sentences)
- Câu chủ động là câu trong đó chủ ngữ là người hay vật thực hiện hành động.
- Ex: This book will change your life.
(Cuốn sách này sẽ làm thay đổi cuộc đời bạn.)
Câu Bị Động (Passive Sentences)
- Câu bị động là câu trong đó chủ ngữ là người hay vật nhận hoặc chịu tác động của hành động.
- Ex: Your life will be change by this book.
(Cuộc đời bạn sẽ được cuốn sách làm cho thay đổi).
1. Hình thức (Form)
S + be + past participie (+by + agent)
2. Cách dùng (Use)
- Khi người hoặc vật thực hiện hành động đã rõ ràng.
- Khi không biết hoặc không cần biết đến người hoặc vật thực hiện hành động.
- Khi người nói muốn nhấn mạnh người hoặc vật tiếp nhận hành động. z
Cách chuyển câu chủ động thành bị động
Cách Chuyển Sang Câu Bị Động (Passive Transformation).
Muốn chuyển một câu chủ động sang câu bị động ta thực hiện các bước sau:
- Lấy tân ngữ (O) của câu chủ động làm chủ ngữ (S) của câu bị động.
- Xác định thì động từ ở câu chủ động rồi thành động từ bị động.
- Xác định chủ ngữ của câu chủ động rồi chuyển ra cuối câu bị động và thêm by đằng trước ( có thể lược bỏ những chủ ngữ không rõ ràng: people, someone,…..)
Cách chuyển sang câu bị động (Passive transformation)
Ex: My sister was baking the cakes.
-> The cakes were being baked by my sister.
He will finish the report soon.
-> The report will be finished soon.
Cấu Trúc Bị Động Trong Các Thì Ở Thể Bị Động Trong Tiếng Anh.
*passive participle (Quá khứ phân từ): pp
Thì (Tense) Chủ động (Active) Bị động (Passive) Ví dụ Thì hiện tại đơn V am/is/are + pp finish -> am/is/are finished Thì hiện tại tiếp diễn am/is/are + V-ing am/is/are being + pp am/is/are finishing -> am/is/are being finished Thì hiện tại hoàn thành has/have + PP.2 have/has been + pp have/has finished -> have/has been finished Thì hiện tại hoàn thành tiếp diễn have/has been V-ing have/has been being + pp have/has been finishing-> have/has been being finished Thì quá khứ đơn V-ed was/were + pp finished-> was/were finished Thì quá khứ tiếp diễn was/were + V-ing was/were being + pp was/were finishing -> was/ were being finished Thì quá khứ hoàn thành had + PP.2 had been + pp had finished -> had been finished Thì quá khứ hoàn thành tiếp diễn had been + V-ing had been being + pp had been finishing -> had been being finished Thì tương lai đơn will + V will be + pp will finish -> will be finished Thì tương lai tiếp diễn will be + V-ing will be being + pp will be finishing -> will be being finished Thì tương lai hoàn thành will + have + PP.2 will have been + pp will have finished -> will have been finished Thì tương lai hoàn thành tiếp diễn will have been + V-ing will have been being + pp will have been finishing -> will have been being finished Dạng to + Verb to + Verb to be + pp to finish -> to be finished Động từ khuyết thiếu S + model verb + V + O S + model verb + be + PP.2 + by + O
- Một số động từ không thể chuyển sang dạng bị động: Chúng ta không dùng cấu trúc bị động với các động từ như: die hoặc arrive hay các động từ chỉ trạng thái như: fit, have, lack, look, like, hold, mean,…
Nhận biết dạng thể bị động đơn giản hơn với Kiss English
Vị Trí Của Trạng Từ Hoặc Cụm Trạng Từ Trong Câu Thể Bị Động Trong Tiếng Anh
Trạng từ chỉ cách thức đứng giữa be và quá khứ phân từ. Các trạng từ khác đứng sau trợ động từ đầu tiên.
- Trạng từ hoặc cụm trạng từ chỉ nơi chốn đứng trước by agent.
- Trạng từ hoặc cụm trạng từ chỉ thời gian đứng sau by agent.
Đối với câu chủ động có 2 tân ngữ. Khi động từ chủ động có 2 tân ngữ – tân ngữ gián tiếp và tân ngữ trực tiếp chỉ vật thì cả hai đều có thể làm tân ngữ cho câu bị động.
Dạng bài thể bị động trong tiếng anh là một trong những dạng bài cơ bản và bạn có thể gặp thường xuyên cả trong giao tiếp lẫn làm bài. Với bài viết này bạn có thể dễ dàng biết được thể bị động là như thế nào và giải quyết dạng bài này một cách dễ dàng. Học tiếng anh giao tiếp trở nên đơn giản hơn với KISS English.
Top 5 bài viết học tiếng Anh online hay nhất
Đây là các bài viết được nhiều người đọc nhất trong tháng: