Tị nạn là gì? Người tị nạn là gì?

Lịch sử đã trải qua nhiều cuộc chiến tranh, xung đột mà hậu quả để lại của cuộc chiến tranh, xung đột mâu thuẫn ấy rất nặng nề. Năm 2015 hình ảnh của tị nạn là hình ảnh của những con người sống trong sự bẩn thỉu nhơ nhuốc tại các bến tàu Budapest, hay ngày ngày mạo hiểm trèo qua hàng rào thép ở biên giới Hungary, vạ vật qua ngày ở Calais, Pháp đã tràn ngập trên báo đài; hình ảnh xác em bé Syria nằm trên bờ biển Bodrum tại Thổ Nhĩ Kỳ. Ngày 24 tháng 2 năm 2022, Nga tiến hành một cuộc xâm lược (hay theo Nga là “chiến dịch quân sự đặc biệt”) nhằm vào Ukraina. Cuộc xâm lược ấy lại để lại  trong lòng dân chúng thế giới với sự tàn khốc của cuộc chiến, những hình ảnh xót xa của người dân tị nạn thì mối quan tâm của dư luận về tị nạn lại nóng hơn bao giờ hết. Vậy Tị nạn là gì? Người tị nạn là gì là băn khoăn của nhiều độc giả.

Tị nạn là gì?

Từ “tị nạn” (tiếng Trung: 避難) là một từ mượn gốc Hán Việt, mang nghĩa “tránh khỏi tai họa, khốn ách”, thường dùng để chỉ một trường hợp phải chạy trốn qua một xứ khác, nơi khác để thoát cảnh hiểm nguy, ngược đãi, hoặc bắt bớ. Người tị nạn là người thực hiện hành động tị nạn (tránh nạn) đó.

Người tị nạn là gì?

Theo bách khoa mở toàn thư Wikipedia đưa ra cách hiểu về người tị nạn là gì như sau: “Một người tị nạn, nói chung, là một người bị buộc phải di dời, bị buộc phải vượt qua biên giới quốc gia và không thể trở về nhà an toàn. Một người như vậy có thể được gọi là người xin tị nạn, cho đến khi được cấp tình trạng tị nạn bởi nhà nước ký kết hoặc UNHCR nếu họ chính thức đưa ra yêu cầu xin tị nạn.”

Khái niệm tị nạn đã có từ thời cổ đại khi người chạy trốn có thể tìm đến nơi thần quyền như ở một ngôi đền để lánh nạn mà không bị bắt. Thời Trung cổ, ở châu Âu cũng ghi nhận có một số luật lệ quy định quyền lánh nạn ở chốn tôn nghiêm thờ phụng.

Đến thời hiện đại thì định nghĩa đầu tiên xuất hiện lần đầu bởi Hội Quốc Liên năm 1921 từ Ủy ban tị nạn. Năm 1951, Công ước về vị thế của người tị nạn ra đời, chỉ rõ định nghĩa về thế nào là một người tị nạn, quyền lợi của họ ra sao và nghĩa vụ pháp lý của họ là gì. Sau đó đến năm 1967 định nghĩa được xác nhận bởi Nghị định thư liên quan đến tình trạng của người tị nạn của Liên Hiệp Quốc. Văn bản không ràng buộc từ Mỹ Latin Tuyên bố Cartagena về người tị nạn năm 1984 bao gồm: “những người đã rời khỏi đất nước của họ vì tính mạng, sự an toàn hoặc tự do của họ đã bị đe dọa bởi bạo lực tổng quát, xâm lược nước ngoài, xung đột nội bộ, vi phạm nhân quyền hoặc các tình huống khác đã gây xáo trộn nghiêm trọng trật tự công cộng.”

Đặc biệt kể từ năm 2011, chính UNHCR, ngoài định nghĩa năm 1951, còn công nhận những người sau là người tị nạn: “những người ở bên ngoài quốc tịch hoặc nơi cư trú thường xuyên của họ và không thể trở về đó do các mối đe dọa nghiêm trọng và bừa bãi đối với cuộc sống, tính toàn vẹn về thể chất hoặc tự do do bạo lực chung hoặc các sự kiện gây rối nghiêm trọng trật tự công cộng.”

Tựu chung lại người tị nạn là người vì lý do chủng tộc, tôn giáo, quốc tịch hoặc thảm họa tự nhiên, xung đột vũ trang…ở ngoài đất nước mà mình có quốc tịch và không thể hoặc không muốn nhận sự bảo hộ của quốc gia mang quốc tịch.

Hậu quả của chiến tranh, xung đột,… đến người tị nạn

Qua việc tìm hiểu Tị nạn là gì? Người tị nạn là gì thì những còn số biết nói về số liệu người tị nạn trên thế giới càng làm chúng ta suy ngẫm hơn. Theo số liệu từ Cơ quan tị nạn Liên hợp quốc, vào thời điểm cuối năm 2013 có hơn 51 triệu người đang chạy trốn hoặc bị trục xuất, trong đó có hơn 33 triệu người đàn ông, phụ nữ và trẻ em di tản trong khu vực các quốc gia riêng của họ (“người tản cư nội địa”). , Trong khi 1 thập kỷ trước con số  về những người đang chạy trốn hoặc bị trục xuất chỉ là 37.5 triệu người. Như vậy, số lượng người tị nạn đã đạt mức cao nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Sự gia tăng với hơn sáu triệu người so với năm trước chủ yếu là do cuộc chiến ở Syria. Tại châu Phi, số người tị nạn, di tản và bị trục xuất cũng tăng đáng kể, đặc biệt là ở Cộng hòa Trung Phi và Nam Sudan. Quốc gia đang thu nhận số người chạy trốn nhiều nhất là Pakistan, Iran và Li-băng.

Một trong những hệ quả rõ ràng nhất trong việc xung đột leo thang trên thế giới đó là người dân tại các nước bất ổn buộc phải tìm những biện pháp liều lĩnh nhất để thoát khỏi quốc gia mình đang sinh sống tới một vùng đất mới, phổ biến nhất là sử dụng thuyền băng qua đại dương. Ít nhất đã có 2000 người chết khi cô băng qua Địa Trung Hải tới các nước Châu Âu trong năm 2015.

Người tị nạn cuộc sống hết sức cơ cực và vất vả, họ không được đảm bảo sự an toàn về tính mạng và những quyền con người cơ bản nhất. Những người tị nạn vì những lí do như quốc tịch, tôn giáo, xung đột vũ trang, thảm họa tự nhiên…. Mà buộc hoặc mong muốn được đến vùng lãnh thổ quốc gia an toàn hơn. Trong số đó không ít người phải bỏ mạng trong hành trình đến vùng đất mới.

Cơ quan tị nạn Liên Hợp Quốc

Ngày 14 tháng 12 năm 1950 Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) được thành lập và đặt trụ sở tại Geneva, Thụy Sĩ.

Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) bảo vệ và hỗ trợ người tị nạn theo yêu cầu của chính phủ hoặc Liên Hiệp Quốc và hỗ trợ cung cấp các giải pháp lâu dài, như hồi hương hoặc tái định cư.

Ngoài ra, Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) cũng cung cấp sự bảo vệ và trợ giúp cho các nhóm người di tản khác: người tị nạn, người tị nạn trở về nhà một cách tự nguyện nhưng vẫn cần giúp đỡ xây dựng lại cuộc sống của họ, cộng đồng dân sự địa phương bị ảnh hưởng trực tiếp bởi các phong trào tị nạn lớn, người không quốc tịch và người được gọi là người di cư nội địa (IDP), cũng như những người ở trong các tình huống tương tự người tị nạn và IDP.

Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR)  được ủy nhiệm lãnh đạo và phối hợp hành động quốc tế để bảo vệ người tị nạn và giải quyết các vấn đề về người tị nạn trên toàn thế giới. Mục đích chính của Văn phòng Cao ủy Liên Hiệp Quốc về người tị nạn (UNHCR) là bảo vệ quyền và phúc lợi của người tị nạn. Tổ chức này cố gắng đảm bảo rằng mọi người đều có thể thực hiện quyền xin tị nạn và tìm nơi ẩn náu an toàn ở một nhà nước hoặc lãnh thổ khác và đưa ra “giải pháp lâu dài” cho người tị nạn và các quốc gia lưu trữ người tị nạn.

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: Tị nạn là gì? Người tị nạn là gì? Nếu trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu và giải quyết vấn đề còn điều gì mà bạn đọc thắc mắc hay quan tâm bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật để được hỗ trợ.