Tìm hiểu PACKAGE trong JAVA

Chào bạn, hôm nay mình quay trở lại để giới thiệu về các bạn về Package trong Java, ý nghĩa, cú pháp cũng như cách sử dụng package trong Java.

Package trong Java

Package trong Java

Nội dung của bài viết này gồm:

  • Khái niệm về package trong java

  • Các package có sẵn trong java API

  • Lợi ích của việc sử dụng package trong java

  • Cách sử dụng package trong java

Chúng ta bắt đầu thôi nào.

1. Khái niệm về package trong java

Một Package (gói) trong Java là một nhóm các class, interface và các package con tương tự, liên quan đến nhau.

Chúng ta có thể coi package giống như là một folder vậy.

Các package trong Java được sử dụng để tránh việc xung đột trong khi đặt tên, để kiểm soát truy cập, giúp bạn tìm kiếm và sử dụng các class, interface… một các dễ dàng hơn.

Các package được chia làm hai loại:

  • Các package được tích hợp sẵn từ Java API (Built-in packages)

  • Các package do người dùng tự định nghĩa (đây là package do bạn tự tạo ra) – User defined packages

2. Các package có sẵn trong Java API

Như ở trên mình đã giới thiệu, package trong java được chia làm 2 loại:

  • Một loại được tích hợp từ Java API

  • Loại package thứ 2 là package do người dùng tự định nghĩa.

 

Sơ đồ minh họa package trong Java

Sơ đồ minh họa package trong Java

Vậy các package hay dùng (phổ biến) được tích hợp sẵn trong Java bao gồm:

  • java.lang : Chứa các lớp hỗ trợ ngôn ngữ (ví dụ: lớp được định nghĩa các kiểu dữ liệu nguyên thủy, các phép toán). Package này được import tự động.
  • java.io : Chứa lớp để hỗ trợ input / output (I/O)
  • java.util : Chứa các lớp tiện ích thực hiện các cấu trúc dữ liệu như danh sách liên kết, dictionary và hỗ trợ cho các hoạt động date / time.
  • java.applet : Chứa các lớp để tạo Applet.
  • java.awt : Chứa các class để triển khai các thành phần cho giao diện người dùng đồ họa (ví dụ như button, menu,…).
  • java.net : Chứa các lớp để hỗ trợ các thao tác trong mạng (network).

tại đây.

Và còn rất nhiều package hữu ích khác. Bạn có thể tham khảo thêm

3. Lợi ích của việc sử dụng package trong java

Vậy, sử dụng package trong Java có những lợi ích gì và lý do chúng ta cần sử dụng chúng được nêu ra ở dưới đây:

  • Tìm kiếm và sử dụng các class, interface,… một các dễ dàng hơn.

  • Package cung cấp bảo vệ truy cập

  • Package ngăn chặn được xung đột khi đặt tên. Ví dụ: Có thể có 2 class People (tên class giống hệt nhau) trong 2 package khác nhau.

  • Các package có thể được coi là đóng gói dữ liệu (hoặc ẩn dữ liệu)

4. Cách sử dụng package trong java

Lập trình Java cơ bản với Eclipse)

Ở đây mình sẽ sử dụng Eclipse để làm ví dụ demo cho các bạn. (Đọc thêm:

Quy ước đặt tên package trong Java

 
Tên package trong Java và cấu trúc thư mục có liên quan chặt chẽ với nhau.

Ví dụ: Nếu tên package là college.staff.cse, khi đó có 3 thư mục là: college, staffcse sao cho cse nằm trong staffstaff nằm trong college.

Tên packages nên được viết thường hết tất cả các chữ cái.

Với các dự án nhỏ chỉ có một vài package, bạn chỉ cần đặt cho chúng những cái tên đơn giản nhưng có ý nghĩa.

Nhưng trong các công ty phần mềm và các dự án lớn, nơi các package có thể được nhập vào các package khác, các tên thường sẽ được chia nhỏ.

Thông thường, điều này sẽ bắt đầu với tên miền của công ty. Khi đó, tên package sẽ được đặt ngược lại với tiên miền.

Ví dụ: com.google.android.material

Cách tạo package trong Java

Để tạo package trong Java cũng rất đơn giản, bạn click chuột phải vào thư mục src trong project của bạn, chọn New -> Package

Cách tạo Package trong Java (Bước 1)

Cách tạo Package trong Java (Bước 1)

Gõ vào ô name tên package bạn muốn đặt (nên đặt có ý nghĩa chút nha) rồi click Finish là xong.

Sau đó bạn sẽ New các class, interface,… có liên quan đến nhau trong package vừa đặt để gõ code.

 

Cách tạo Package trong Java (Bước 2)

Cách tạo Package trong Java (Bước 2)

Một package này có thể nằm trong một package khác, nên trong package, bạn cũng có thể New một package mới.

Giả sử trong package demo mình vừa tạo, mình sẽ new ra một file class có tên là HelloWorld. Hãy nhìn vào file này:

Eclipse IDE tự động thêm tên package vào đầu đoạn code

Eclipse IDE tự động thêm tên package vào đầu đoạn code

 
 
Do class HelloWorld nằm trong package demo, nên ở trên cùng đoạn code, Eclipse IDE sẽ tự động thêm thêm câu lệnh package demo.

Trường hợp khác cũng trong ảnh trên, package newbie có rất nhiều class trong đó.

Để sử dụng được các class ở package newbie trong class HelloWorld ở package demo, thì bạn phải import class đó vào.

Cú pháp là: import + <tên package>.<tên class>

Ví dụ ở đây, để sử dụng class Array trong package newbie, thì mình sẽ khai báo như hình minh họa bên dưới:

Cách import package trong Java

Cách import package trong Java

Hoặc để import tất cả các class trong một package, thì bạn chỉ cần sử dụng ký tự hoa thị * như thế này:

  • import <tên package>.* (Ví dụ import newbie.*)

Vậy là trong class HelloWorld ở package demo đã có thể sử dụng tất cả các class trong có trong package newbie rồi.

Lưu ý!

> Các class trong cùng một package thì không cần import.

Tóm lại hiểu một cách đơn giản là package sẽ dùng để gom các class, interface,… có liên quan với nhau thành một package để tiện sử dụng.

Bạn đã hiểu cách sử dụng package trong Java chưa?

Như vậy mình vừa giới thiệu cho các bạn một số cú pháp cơ bản về package trong Java, cũng cách đặt tên và cách sử dụng nó.

Đây là phần cơ bản nhất về package trong Java. Ngoài ra, như đã giới thiệu, 

Java có sẵn rất nhiều package hữu ích để bạn có thể sử dụng luôn, hỗ trợ lập trình hiệu quả.

Nhưng do thời gian có hạn nên mình không thể hướng dẫn bạn cụ thể được.

Việc sử dụng các package có sẵn do Java API cung cấp ra sao, hỗ trợ khi lập trình thế nào thì bạn có thể tham khảo:

Hẹn gặp lại các bạn trong các bài viết tiếp theo.

> Đọc thêm: Cấu trúc switch case trong Java

HỌC VIỆN ĐÀO TẠO CNTT NIIT – ICT HÀ NỘI

Dạy học Lập trình chất lượng cao (Since 2002). Học làm Lập trình viên. Hành động ngay!

Đc: Tầng 3, 25T2, N05, Nguyễn Thị Thập, Cầu Giấy, Hà Nội

SĐT: 02435574074 – 0914939543 – 0353655150

Email: [email protected]

Fanpage: https://facebook.com/NIIT.ICT/

 

#niit #niithanoi #niiticthanoi #hoclaptrinh #khoahoclaptrinh #hoclaptrinhjava #hoclaptrinhphp #python #java #php