Tin Học PyThon 11 – Bài 13: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 1) 11/2022

Video hướng dẫn

Mục tiêu bài học

  • Hiểu biết được các phép toán thường dùng, các thao tác cơ bản xử lý kiểu dữ liệu danh sách.
  • Cách vận dụng các kiểu dữ liệu vào từng trường hợp.
  • Biết cách khai báo kiểu dữ liệu danh sách (list).

1. Khai báo kiểu dữ liệu danh sách (list)

Khái niệm:

Danh sách list trong Python là một tập hợp các phần tử, mà mỗi phần tử có kiểu dữ liệu có thể giống nhau hoặc khác nhau.

Ví dụ: Danh sách bảng cửu chương, dãy số, chữ cái,…

Cấu trúc khai báo: 

Biến khai báo = [phần tử 1, phần tử 2,….,phần tử n]

Lưu ý: Các phần tử trong danh sách phải được đặt trong cặp dấu ngoặc vuông và được phân cách bởi dấu phẩy.

Ví dụ:

a = [] #Danh sách a rỗng
b = [10,11,12] #danh sách b chứa 3 phần tử số nguyên: 10,11,12.
c = [“Tin Học Sao Việt”,”Python 11″,”Tin Học”] #danh sách c chứa các xâu ký tự gồm 3 phần tử.

Trong trường hợp, bạn muốn truy cập tới một phần tử bất kỳ trong danh sách:

Cấu trúc truy cập: Biến khai báo[chỉ số phần tử trong danh sách muốn truy cập]

Lưu ý: Các chỉ số trong danh sách sẽ được bắt đầu từ chỉ số 0,1,2,…(từ trái sang phải) hoặc -1,-2,..(từ phải sang trái).

Ví dụ: Cho danh sách a = [1,’P’,’Y’,2,’N’,’O’]

Phần tử
1
P
Y
2
N
O

Chỉ số
0
1
2
3
4
5

Chỉ số âm
-6
-5
-4
-3
-2
-1

a[1] = ‘P’
a[5] = ‘O’
a[-1] = ‘O’

Chương trình:

chương trình in ra ký tự trong dãy

Lưu ý: Trong trường hợp bạn truy cập vào chỉ số không có trong danh sách thì trình biên dịch báo lỗi IndexError: list out of range.

chương trình in lỗi indexerror

2. Các phép toán trên danh sách (List)

a. Nối danh sách và lặp

Cấu trúc: Để nối danh sách bạn dùng ký hiệu “+”.

Biến danh sách 1 + Biến danh sách 2 +…+ Biến danh sách n

Kết quả: Trả về danh sách tổng hợp từ các danh sách biến gộp lại.

Ví dụ 1:

hình chứa chương trình nối

Cấu trúc phép lặp: Ký hiệu “*”

Biến danh sách * số lần lặp
Số lần lặp * Biến danh sách

Kết quả trả về là danh sách ghép biến danh sách với số lần lặp.

Ví dụ:

Lặp danh sách a = [3,’P’,’N’] với số lần là 4.

hình chương trình lặp

b. Phép toán in và not in

Cấu trúc phép toán in:

Phần tử  + in + Biến danh sách

Kết quả trả về True nếu phần tử nằm trong biến danh sách, còn không nằm trong danh sách trả về False.

Ví dụ: Cho danh sách a = [1,2,6,’P’,’o’,’V’,10]

Đặt biến x1 = ‘V’ và x2 = 11. Kiểm tra xem các biến x1 và x2 có nằm trong danh sách a hay không?

chương trình phép toán in

Cấu trúc phép toán không in:

Phần tử +  not in  + biến danh sách

Ngược lại với cấu trúc trên: Kết quả trả về True nếu phần tử không nằm trong biến danh sách, còn nằm trong danh sách trả về False.

Ví dụ chương trình:

hình chương trình not in

c. Phép toán min(), max()

Cấu trúc tìm số lớn nhất: max(biến danh sách)

Kết quả: Trả về giá trị lớn nhất trong danh sách.

Ví dụ: Cho danh sách a = [2,7,1,10,9]. Tìm giá trị lớn nhất trong danh sách a.

chương trình tìm số lớn nhất trong danh sách

Cấu trúc tìm số nhỏ nhất: min(biến danh sách)

Kết quả: Trả về giá trị nhỏ nhất trong danh sách.

Ví dụ: Cho danh sách a = [2,7,1,10,9]. Tìm giá trị nhỏ nhất trong danh sách a.

chương trình tìm giá trị nhỏ nhất

3. Thao tác trong danh sách

a. Lấy số lượng phần tử trong danh sách

Cấu trúc: len(biến danh sách)

Kết quả: Trả về số lượng phần tử trong danh sách.

Ví dụ: Chương trình

chương trình đếm số lượng ký tự

b. Truy cập tới các biến tử

Cấu trúc: Biến danh sách + [chỉ số]

Kết quả: Truy cập tới các phần tử dựa vào chỉ số có trong chương trình.

Ví dụ: Chương trình

chương trình truy cập phần tử trong danh sách

c. Lấy phần tử danh sách liên tiếp

Cấu trúc: Biến danh sách + [a:b]

Kết quả: Trả về danh sách gồm các phần tử từ chỉ số a đến chỉ số b-1 trong danh sách.

Ví dụ:

Cho dãy số a = [‘P’,1,”Sao Việt”,8]. Hiển thị các phần tử từ chỉ số 1 đến 3 trong danh sách.

hình lấy phần tử danh sách liên tiếp

Vậy là mình đã hoàn thành xong bài 13, tiếp theo bạn sẽ sang tiếp Tin Học PyThon 11 – Bài 14: Kiểu Dữ Liệu Danh Sách (Phần 2).