Triển vọng ngành công nghệ thông tin – xu hướng tương lai – Tuyển sinh cao đẳng Bách Khoa

Định hướng nghề nghiệp

Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhóm ngành Công nghệ thông tin đứng top 2 trong số những ngành học được nhiều học sinh trung học phổ thông lựa chọn nhất trong kỳ tuyển sinh trung học phổ thông năm 2021, với 336.001 nguyện vọng đăng ký (trong khi chỉ lấy 49.582 chỉ tiêu). Điều này chứng minh độ “hot” của ngành học thời đại này, cùng thực tế tỷ lệ học sinh mong muốn được học tập và làm việc trong ngành Công nghệ thông tin là rất cao.

Bằng việc đưa ra hàng loạt số liệu và dẫn chứng cụ thể, tiến sĩ Hoàng Công Dụng đã công nhận nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin đối với mọi lĩnh vực đều rất cần thiết. Đây là ngành học có cơ hội phát triển, thăng tiến cùng mức lương vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng như đại dịch, nguy cơ chiến tranh hay biến đổi khí hậu, ngành nghề này lại càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình.

Cụ thể trong các ngành ứng dụng Công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay, Thông tin và truyền thông đang là ngành có nhu cầu cao nhất về nhân lực Công nghệ thông tin (chiếm tới khoảng 25% tổng nhân lực Công nghệ thông tin), tiếp đến là ngành Giáo dục và đào tạo (chiếm khoảng 12-13% tổng nhân lực Công nghệ thông tin).

Triển vọng ngành công nghệ thông tin

Bằng việc đưa ra hàng loạt số liệu và dẫn chứng cụ thể, tiến sĩ Hoàng Công Dụng đã công nhận nhu cầu nhân lực Công nghệ thông tin đối với mọi lĩnh vực đều rất cần thiết. Đây là ngành học có cơ hội phát triển, thăng tiến cùng mức lương vô cùng hấp dẫn. Đặc biệt trong những thời kỳ khủng hoảng như đại dịch, nguy cơ chiến tranh hay biến đổi khí hậu, ngành nghề này lại càng khẳng định vai trò và tầm quan trọng của mình.

Cụ thể trong các ngành ứng dụng Công nghệ thông tin tại Việt Nam hiện nay, Thông tin và truyền thông đang là ngành có nhu cầu cao nhất về nhân lực Công nghệ thông tin (chiếm tới khoảng 25% tổng nhân lực Công nghệ thông tin), tiếp đến là ngành Giáo dục và đào tạo (chiếm khoảng 12-13% tổng nhân lực Công nghệ thông tin).

Ngành công nghệ thông tin bước vào kỷ nguyên bùng nổ

Trong thời đại công nghiệp 4.0 bùng nổ, Việt Nam đang nổi lên là một trong những quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế số thuộc nhóm dẫn đầu trong khu vực. Đà tăng này được các chuyên gia kỳ vọng sẽ tiếp tục bứt phá đầy mạnh mẽ trong tương lai bất chấp ảnh hưởng từ đại dịch Covid-19.

Công nghiệp công nghệ thông tin – Điểm tựa cho nền kinh tế

Công nghiệp công nghệ thông tin (ICT) đã trở thành một trong những ngành có đóng góp đáng kể cho ngân sách Nhà nước. Điều này giúp cho Việt Nam chuyển mình thành một trong những quốc gia dẫn đầu sản xuất công nghệ phần cứng và điện tử – viễn thông với việc xếp thứ 2 về sản xuất điện thoại và thứ 10 về sản xuất điện tử. Cùng với đó, Việt Nam cũng đứng thứ 9 về gia công phần mềm.

Trong năm 2021, tổng doanh thu công nghiệp ICT đạt 136.15 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 9.20% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, chủ yếu doanh thu đến từ lĩnh vực công nghiệp phần cứng, điện tử đạt 121 tỷ USD chiếm gần 90% tổng doanh thu công nghiệp ICT.

Ngoài việc tăng trưởng đầy ấn tượng trong giai đoạn dịch bệnh đang hoành hành thì ngành công nghiệp ICT cũng nổi lên như một trong những “tuyến phòng thủ chính chống lại đại dịch Covid-19” theo lời chia sẻ của Tổng Thư ký Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU – International Telecommunication Union), ông Houlin Zhao.

Chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ

Chuyển đổi số đang được ứng dụng ngày một rộng rãi trong hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030.

Trong đó nêu rõ định hướng phát triển doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam, phấn đấu từng bước làm chủ công nghệ, chủ động thiết kế, chế tạo các sản phẩm, chủ động trong sáng tạo các dịch vụ, giải pháp, mô hình kinh doanh mới, hợp tác nhưng không phụ thuộc vào các doanh nghiệp công nghệ nước ngoài.

Mục tiêu đến năm 2025 đạt 100,000 doanh nghiệp công nghệ số; giá trị xuất khẩu của doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam sẽ đạt tăng trưởng bình quân từ 10%-20%/năm; đóng góp từ 10%-20% tăng trưởng GDP. Theo Bộ Thông tin và Truyền thông công bố, tính đến hết năm 2021, tổng số doanh nghiệp số đạt hơn 64,000 doanh nghiệp, vượt mục tiêu của cả năm 2021 (đạt 60,000 doanh nghiệp số).

Để theo học ngành công nghệ thông tin tại trường cao đẳng Bách Khoa Việt Nam các bạn đăng ký tham gia xét tuyển theo các cách dưới đây?

  1. Thời gian đào tạo và học phí:
  • Thời gian đào tạo: 3 năm
  • Sau 3 năm được cấp bằng Cao đẳng Chính quy
  • Học phí 1.1 triệu đồng /tháng
  1. Phương thức xét tuyển :

   Xét tuyển học bạ THPT lớp 12, với điểm tổng kết lớp 12 đạt từ 5.0 trở lên

   Điều kiện trúng tuyển: thí sinh đỗ tốt nghiệp THPT

  1. Hồ sơ xét tuyển:
  • Sơ yếu lý lịch
  • Bản sao : Giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân, Học bạ (Hoặc bảng điểm THPT)
  • Các giấy tờ xác nhận ưu tiên( Nếu thí sinh thuộc diện ưu tiên)
  • 4 ảnh 3×4
  • Lệ phí xét tuyển 50.000đ
  1. Thời gian xét tuyển

Trường bắt đầu nhận hồ sơ từ ngày 01/03/2022. Các bạn có nguyện vọng đăng ký nhanh chóng nộp hồ sơ để được xét tuyển sớm.

Thời gian nhập học: Dự kiến từ 01/08/2022

  1. Cách thức nộp hồ sơ

Thí sinh có thể nộp hồ sơ theo 1 trong 3 cách sau

  • Cách 1: Nộp trực tiếp tại Văn phòng Tuyển sinh số 236 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cách 2: Chuyển phát nhanh qua đường bưu điện về Văn phòng Tuyển sinh số 236 Hoàng Quốc Việt, quận Cầu Giấy, Hà Nội
  • Cách 3: Đăng ký trực tuyến tại: https://caodangbachkhoahanoi.com.vn/dang-ky-xet-tuyen/