Trong python, hàm nào sau đây để kiểm tra kiểu dữ liệu của biến

Ở bài trước mình đã giới thiệu qua với mọi người về ngôn ngữ python rồi, và ở đây mình nhắc lại một lần nữa là series này mình sẽ nói về python 3. Bài này chúng ta sẽ cùng nhau đi vào tìm hiểu về cách khai báo biến và các kiểu dữ liệu trong Python.

Nội dung chính

Show

  • 1, Khai báo biến trong Pyhton.
  • 2, Các kiểu dữ liệu trong Python.
  • 3, Kiểm tra kiểu dữ liệu.
  • 4, Ép kiểu dữ liệu trong Python.
  • 5, Lời kết.
  • Video liên quan

1, Khai báo biến trong Pyhton.

Để khai báo biến trong Python thì mọi người sử dụng cú pháp:

tenBien = giaTri

Trong đó:

  • tenBien là tên của biến mà các bạn muốn đặt. Tên biến này không được bắt đầu bằng số hay các ký tự đặc biệt, mà chỉ được bắt đầu bằng chữ cái hoặc ký tự _ và nó có phân biệt hoa thường.
  • giaTri là giá trị của biến mà bạn muốn gán.

VD: Mình sẽ khai báo một biến name trong Python.

name = “Vũ Thanh Tài”

Ngoài ra, các bạn cũng có thể khai báo nhiều biến bằng 1 giá trị trên 1 lần khai báo.

VD:

a = b = c = 1996

Hay là khai báo nhiều biến với các giá trị tương ứng của nó trên 1 dòng.

VD:

name, age, male = “Vũ Thanh Tài”, 22 , True

2, Các kiểu dữ liệu trong Python.

Python cũng giống như một số các ngôn ngữ bậc cao khác, khi ta khai báo biến thì kiểu dữ liệu của nó sẽ tự động được detect. Vì vậy nên chúng ta cũng không phải quá vất vả khi khai báo 1 biến.

VD: Các kiểu dữ liệu cơ bản trong python.

name = “Vũ Thanh Tài”
#string
age = 22
#integer
point = 8.9
#float
option = [1,2,3,4,5]
#lists
tuple = (‘Vũ Thanh Tài’, 22 , True)
#Tuple
dictionary = {“name”: “Vu Thanh Tai”, “age”: 22, “male”: True}
#Dictionary

Từng bài sau mình sẽ đi vào chi tiết các kiểu dữ liệu này nên các bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì chưa biết về nó nhé.

3, Kiểm tra kiểu dữ liệu.

Trong python, để kiểm tra kiểu dữ liệu của một biến thì chúng ta có thể sử dụng hàm type với cú pháp như sau:

type(data)

Trong đó data là biến mà chúng ta cần kiểm tra.

VD:

name = “Vũ Thanh Tài”
type(name)
#string
age = 22
type(age)
#int
point = 8.9
type(point)
#float
option = [1,2,3,4,5]
type(option)
#list
tuplet = (‘Vũ Thanh Tài’, 22 , True)
type(tuplet)
#Tuple
dictionary = {“name”: “Vu Thanh Tai”, “age”: 22, “male”: True}
type(dictionary)
# dict

4, Ép kiểu dữ liệu trong Python.

Trong một trường hợp nào đó mà bạn muốn chuyển đổi kiểu dữ liệu của một biến, thì Python cũng hỗ trợ bạn qua các hàm cơ bản sau:

  • float(data) chuyển đổi sang kiểu số thực.
  • int(data,base) chuyển đổi sang kiểu số, trong đó base là kiểu hệ số mà các bạn muốn chuyển đổi sang (tham số này có thể bỏ trống).
  • str(data) chuyển đổi sang dạng chuỗi.
  • complex(data) chuyển đổi sang kiểu phức hợp.
  • tuple(data) chuyển đổi sang kiểu Tuple.
  • dict(data) chuyển đổi sang kiểu Dictionary.
  • hex(data) chuyển đổi sang hệ 16.
  • oct(data) chuyển đổi sang hệ 8.
  • chr(data) chuyển đổi sang dạng ký tự.

VD:

age = 22;
# ép sang float
floatAge = float(age)
print(type(floatAge))
#ép sang integer.
intAge = int(age)
print(type(intAge))
#ép sang chuỗi.
strAge = str(age)
print(type(strAge))

5, Lời kết.

Về phần này thực sự nó rất đơn giản nên mình xin được pháp dừng tại đây. Và các bạn chỉ cần chú ý cho mình các quy tắc đặt tên biến trong Python là được.

Chúng tôi chỉ gửi tối đa 2 lần trên 1 tháng. Tuyên bố không spam mail!

Bài viết được sự cho phép của tác giả Kien Dang Chung

Trong lập trình biến và kiểu dữ liệu là những khái niệm cơ bản nhất, từ những khái niệm cơ bản này chúng ta mới tiếp tục những phần nâng cao hơn như tương tác với người dùng, các cú pháp điều khiển luồng ứng dụng, thuật toán… Khóa học này nhắm đến cả những bạn mới bắt đầu làm quen với lập trình do đó nội dung đi khá chi tiết, bạn nào đã có kiến thức sẵn có thể xem các bài tiếp theo.

  Biết Python – quen ngay Julia

Biến số (variable) là một khái niệm cơ bản trong lập trình, biến dùng để lưu trữ thông tin, các tham chiếu và sử dụng để thao tác dữ liệu. Các biến bản chất là một cách để đánh nhãn cho dữ liệu với một tên gợi nhớ, các chương trình có thể hiểu được cần lấy dữ liệu từ đâu với biến đó. Đặt tên biến gợi nhớ cũng giúp cho các lập trình viên khác có thể hiểu được đoạn code bạn chia sẻ. Một hình tượng khác có thể dễ hiểu hơn là các biến giống như những chiếc công tơ nơ chứa bên trong các nội dung là đồ vật, hàng hóa… được đánh số (đặt tên) ví dụ công tơ nơ thực phẩm, công tơ nơ đồ điện giúp cho muốn tìm đến một loại hàng hóa nào đó dễ dàng.

Trong Python, các biến được khai báo với cú pháp như sau:

ten_bien

=

gia_tri

Trong đó:

  • ten_bien: là một tên gợi nhớ cho dữ liệu cần xử lý, ví dụ tuoi_nguoi_dung, tong_so_tien… Chú ý nên đặt tên gợi nhớ giúp cho người khác hoặc chính bản thân bạn có thể đọc lại code một cách dễ dàng, tránh các tên biến theo kiểu abc, xyz, heeeeee, hiiiii…
  • gia_tri: là giá trị khởi tạo cho biến, giá trị này sẽ được lưu vào bộ nhớ máy tính và khi chương trình cần dùng đến dữ liệu này sẽ gọi đến tên biến. Giá trị có thể là số, chuỗi ký tự hoặc thậm chí là một hàm tính toán khác.

Quay lại ví dụ Hello world trong bài trước, chúng ta in ra màn hình một lời chào bằng câu lệnh print(). Tiếp theo, chúng ta sẽ sử dụng một biến lưu trữ câu chào và thực hiện in ra màn hình câu chào thông qua biến này.

loi_chao

=

“Hello, world!”

print

(

loi_chao

)

Kết quả là giống nhau, vậy tại sao cần sử dụng biến trong Python? Mình sẽ ví dụ cho các bạn thấy tại sao cần biến số, ví dụ người dùng nhập vào tên và chúng ta in ra lời chào. Như vậy tên người dùng nhập vào cần được lưu trữ trong một biến ten_nguoi_dung vì chúng ta không thể biết trước tên người dùng là gì?

Như vậy, biến số ngoài việc lưu giá trị còn để “xào nấu” dữ liệu. Giá trị trong biến có thể thay đổi. Ví dụ tiếp theo:

age

=

30

print

(

age

)

age

=

40

print

(

age

)

Kết quả chúng ta có số 30 in ra trước và đến dòng thứ 2 in ra số 40.

Mỗi ngôn ngữ lập trình có quy ước bắt buộc hoặc một thói quen cộng đồng về việc quy chuẩn đặt tên khác nhau. Ví dụ có các kiểu đặt tên như:

  • underscore hay snake_case: sử dụng các dấu gạch dưới phân cách các từ trong tên biến. Ví dụ: ten_nguoi-dung, TI_LE_CHIET_KHAU
  • camelCase: viết hoa các chữ cái đầu tiên của từng từ trừ chữ cái từ đầu tiên. Ví dụ: tenNguoiDung
  • PascalCase: viết hoa tất cả các chữ cái đầu tiên của từng từ. Ví dụ: TenNguoiDung.

Trong Python, các kiểu đặt tên trên đều sử dụng được, tuy nhiên theo quy ước viết code chung của cộng đồng thì sử dụng kiểu gạch chân. Tên các biến sẽ được viết thường và tên hằng số được viết hoa.

ten_nguoi_dung

=

“Nguyen Van A”

tuoi_nguoi_dung

=

35

SO_PI

=

3.14159

KHACH_HANG_LA_THUONG_DE

=

true

Một số chú ý khi đặt tên biến trong Python:

  • Tên biến có thể chứa chữ số nhưng không được phép bắt đầu bằng chữ số.
  • Tên biến không được chứa các ký tự đặc biệt ngoài dấu gạch chân _.

Kiểu dữ liệu số trong Python bao gồm hai loại là kiểu nguyên và kiểu thập phân. Trong một số các ngôn ngữ lập trình khác, kiểu nguyên hoặc kiểu thập phân còn được chi tiết hơn với khoảng rộng của dải số có thể (độ dài ô chứa số đó, ví dụ int và longint khác nhau). Python chỉ phân biệt số có và không có dấu chấm thập phân.

tuoi_nguoi

dung

=

35

ti_le_binh_chon

=

8.2

Trong Python chúng ta có thể thực hiện các phép toán đơn giản như +, -, *, / với quy tắc tính giống như ngoài thực tế là ưu tiên trong ngoặc trước, ngoài ngoặc sau, trong phép toán trước, ngoài phép toán sau (phép toán như khai căn, số mũ, logarit…), nhân chia trước, cộng trừ sau. Đây là các thứ tự thực hiện phép toán theo luật Pemdas, Bodmas.

Ví dụ thực hiện một phép tính trong Python:

maths_operation

=

1

+

3

*

4

/

2

2

print

(

maths_operation

)

Kết quả nhận được là 5.0. Chú ý, kết quả của phép chia trong Python luôn trả về là một số thập phân dù phần thập phân có thể bằng 0.

Trong ví dụ trên, nếu chúng ta muốn trả về là một số nguyên, trong Python chúng ta sẽ sử dụng toán tử // thay cho /. Toán tử này trả về phần nguyên của phép chia.

Ví dụ:

integer_division

=

8

print

(

integer_division

)

Ngoài ra, Python cũng có toán tử % để lấy phần dư trong phép chia. Chúng ta có thể tính toán nếu biết phần nguyên nhưng sử dụng toán tử có sẵn sẽ thuận tiện hơn:

division_with_remainder

=

13

print

(

division_with_remainder

)

Toán tử lấy phần dư phép chia có ứng dụng xác định một số là số chẵn hay số lẻ bằng cách kiểm tra phần dư trong phép chia cho 2 có kết quả là 0 hay 1. Vì số chẵn chia hết cho 2, số lẻ chia cho 2 dư 1. Kết quả này thường ứng dụng vào việc tô màu cho các dòng trong một bảng dữ liệu, giúp cho bảng dữ liệu dễ đọc hơn.

Trong python, hàm nào sau đây để kiểm tra kiểu dữ liệu của biến

Như vậy chúng ta đã được giới thiệu về biến số là gì, cách đặt tên biến trong Python và kiểu dữ liệu đầu tiên là kiểu số (integer, float). Những kiến thức ban đầu rất cơ bản, bạn nào chưa bao giờ học lập trình nên đọc và thực hành kỹ bởi đây là nền tảng không chỉ học Python mà bất kỳ ngôn ngữ lập trình nào bạn sẽ tìm hiểu sau này.

Mặc định, Python hỗ trợ các phép toán thông thường để chúng ta tính toán, khi cần dùng đến các phép toán phức tạp hơn, chúng ta có thể sử dụng thư viện math. Để sử dụng thư viện này trong phần đầu của code chúng ta sử dụng lệnh import math để hệ thống tải thư viện này và chúng ta có thể sử dụng các hàm mà math cung cấp.

Ví dụ, có diện tích hình vuông ta muốn xác định cạnh của nó bằng hàm khai căn bậc 2 như sau:

import math area_square

=

64

square_edge

=

math

.

sqrt

(

area_square

)

print

(

square_edge

)

Thư viện math còn có một số các hàm toán học hay sử dụng như sin, cos, log, pow (lũy thừa)…

Bài viết gốc được đăng tải tại allaravel.com

Có thể bạn quan tâm:

Xem thêm Tìm việc python hấp dẫn trên TopDev