Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow vào quản trị nhân sự

Tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow vào quản trị nhân sự như nào cho đúng

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong quản trị nhân sự đúng cách

Việc “chảy máu chất xám” do các nhân tài rời bỏ công ty luôn là vấn đề đau đầu của các nhà lãnh đạo. Để hạn chế tình trạng đó, nhiều nhà quản trị nhân sự đã tìm đến phương thức mới để quản trị nhân sự có hiệu quả hơn.

Một trong những phương pháp tối ưu được sử dụng rộng rãi hiện nay là sử dụng tháp nhu cầu Maslow, vậy tháp nhu cầu Maslow là gì? Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow vào quản trị nhân sự như nào cho đúng?

Hãy cùng G-OFFICE đào sâu vào quá trình ứng dụng tháp nhu cầu Maslow vào quá trình quản trị nhân sự nhé.

1. Tháp nhu cầu Maslow là gì?

thap-nhu-cau-maslow-la-gi

Muốn áp dụng thì phải hiểu bản chất vấn đề, đầu tiên chúng ta cần phải hiểu rõ khái niệm tháp nhu cầu Maslow là gì.

Ở đây, tháp nhu cầu Maslow được hiểu là tập hợp tất cả các nhu cầu trong cuộc sống của con người sau đó phân loại thành 5 nhóm nhu cầu chính: sinh lý, an toàn, an ninh, xã hội, được tôn trọng, được thể hiện bản thân.

5 nhóm nhu cầu này lại được phân chia cấp độ quan trọng từ thấp đến cao, với tầng thấp nhất là nhu cầu thiết yếu và nhu cầu cao nhất là nhu cầu mong muốn của con người.

2. Nền tảng lý thuyết nhu cầu Maslow

nen-tang-ly-thuyet-nhu-cau-maslow

Được nhà tâm lý học nổi tiếng Abraham Maslow thiết kế, về mặt lý thuyết, tháp nhu cầu thể hiện sự phân cấp các nhu cầu của con người, đây được gọi là đỉnh cao trong việc xác định các nhu cầu tự nhiên của con người.

Với 5 mức nhu cầu cụ thể, nhu cầu cao được đáp ứng nếu nhu cầu thấp được thỏa mãn.

2.1 Mức nhu cầu thấp: nhu cầu cơ bản của con người

nhu-cau-co-ban-cua-con-nguoi

Nhu cầu về thể chất & sinh lý: ăn uống, ngủ nghỉ, đi lại, thở, bài tiết…

Nhu cầu về an toàn & an ninh: an toàn về thể xác và tinh thần, có việc làm, có gia đình, sức khỏe không có vấn đề gì…

2.2 Mức nhu cầu cao

muc-nhu-cau-cao-cua-con-nguoi

Nhu cầu về xã hội: có bạn bè, có gia đình, hòa hợp với mọi người, là thành viên trong hội nhóm, gia đình hạnh phúc, yên ấm, có bạn bè đáng tin cậy…

Nhu cầu được tôn trọng: được kính mến, có cảm giác được tôn trọng, được tin tưởng, giao phó…

Nhu cầu được thể hiện bản thân: muốn được công nhận, được thể hiện bản thân, tài năng, có được sự công nhận…

Như đã thấy, con người nói riêng hay tổ chức, xã hội nói chung đều hành động chủ yếu theo nhu cầu tự nhiên. Ai cũng muốn thỏa mãn càng nhiều vàng tốt và đạt mức tối đa.

-> Chính vì vậy, muốn tác động vào hành vi của con người, cần chú trọng đánh vào nhu cầu cá nhân, nhu cầu thấp trước

Áp dụng vào việc quản trị nhân sự: bạn cần lập chiến lược cụ thể đánh vào nhu cầu và tâm lý của nhân viên để thay đổi hành vi.

Cũng áp dụng điều đó, G-OFFICE đã thiết kế ra phần mềm “quản trị doanh nghiệp” giúp các nhà quản trị có thể dễ dàng nắm bắt, có số liệu phân tích nhân viên.

Từ đó hoàn thành công việc một cách chỉnh chu và hoàn hảo.

3. Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong tuyển dụng và quản trị nhân sự

Trước tiên để ứng dụng được nhu cầu Maslow, các nhà quản trị phải xác định được nhu cầu và tâm lý của nhân viên. Nắm rõ được điều đó cũng đồng nghĩa nhân viên tự nguyện ở lại cống hiến cho doanh nghiệp.

3.1 Nhu cầu về sinh lý

nhu-cau-sinh-ly-cua-con-nguoi

Đầu tiên và cũng quan trọng nhất, các doanh nghiệp phải làm rõ vấn đề lương, thưởng và phúc lợi để nhân viên duy trì cuộc sống tối thiểu: ăn, uống, ngủ, nghỉ, sinh hoạt…

Có thể căn cứ vào năng lực, hiệu suất, chính sách công ty, nhà nước, thời gian gắn bó để xác định lương, thưởng phù hợp từng cá nhân…

Để nâng cao năng suất nhân viên, các doanh nghiệp có thể xem xét các khoản thưởng như: thưởng sáng kiến, thưởng doanh thu, đi du lịch, thưởng người có thành tích tốt nhất….

3.2 Nhu cầu về sự an toàn, an ninh

nhu-cau-ve-su-an-toan-an-ninh.

Nhu cầu về an toàn – sức khỏe luôn là mối quan tâm hàng đầu của con người, áp dụng điều đó vào quản trị nhân sự, các nhà quản trị cần biết cách đảm bảo những phúc lợi cơ bản nhất về sự an toàn cho nhân viên: hợp đồng lao động rõ ràng, bảo hiểm y tế….

Ngoài ra, cần đảm bảo những yếu tố thiết yếu sau

Không gian làm việc thoáng mát, đầy đủ tiện ích

Tăng ca đúng quy định, không để nhân viên làm việc quá sức, thưởng tăng ca rõ ràng, đúng luật

Đối với bộ phận sản xuất, cần đảm bảo thêm các yếu tố: trang phục lao động, các thiết bị bảo hộ, bình chữa cháy…

Đảm bảo sự công bằng giữa các nhân viên

Có thể thêm các tiện ích: vui chơi, giải trí.

3.3 Nhu cầu về xã hội

nhu-cau-ve-xa-hoi

Sau khi 2 nhu cầu trên được thỏa mãn, nhân viên cần một môi trường tốt, được thoải mái giao lưu với đồng nghiệp, đóng góp ý tưởng với sếp.

Một số gợi ý giúp thỏa mãn nhu cầu này của nhân viên

Tạo điều kiện để nhân viên giao tiếp, trao đổi với nhau, giữa các bộ phận, phòng ban

Tổ chức các buổi giao lưu, văn nghệ…

Tổ chức sự kiện các ngày lễ: 08/03, 20/10, sinh nhật nhân viên

3.4 Nhu cầu được tôn trọng

nhu-cau-duoc-ton-trong

Đối với nhu cầu này, các nhà quản trị nhân sự phải tìm cách để nhân viên cảm thấy mình được tôn trọng, tôn trọng trong cách ứng xử, trong công việc, trong sự giao tiếp.

Hãy cho nhân viên của bạn cảm thấy họ có giá trị, họ được công nhận và là người quan trọng trong hệ thống nhân viên

Một số gợi ý để đáp ứng nhu cầu này:

Quyết định đưa ra cụ thể & công bằng về chính sách, chế độ…

Có cơ chế khen thưởng, vinh danh các cá nhân đạt thành tích xuất sắc

Đề bạt những người có năng lực, để nhân viên phát huy toàn bộ năng lực trong công việc.

3.5 Nhu cầu được thể hiện bản thân

nhu-cau-duoc-the-hien-ban-than

Nhu cầu này là nhu cầu cao nhất, mong muốn nhất của con người, các nhà quản trị nên khéo léo giúp nhân viên thể hiện được con người của họ, tạo điều kiện cho nhân viên sáng tạo, đóng góp ý kiến

Trong hoàn cảnh cạnh tranh gay gắt hiện nay, nhân viên giỏi luôn là tài sản quý báu của doanh nghiệp, chắc hẳn chẳng ai muốn nhân viên bị hiện tượng “chảy máu chất xám” sang công ty đối thủ.

Để phòng ngừa điều đó, bạn nên áp dụng nhu cầu Maslow vào quá trình quản trị, đừng quên kết hợp với các phần mềm hỗ trợ quản trị doanh nghiệp để mang lại hiệu quả tốt nhất, chắc chắn bạn sẽ thu được nhiều kết quả bất ngờ đó.

4. Tổng kết

Hãy luôn luôn ghi nhớ rằng con người ai cũng có mong muốn được đáp ứng cả 5 nhu cầu trên cùng một lúc. Là một nhà quản trị nhân sự, bạn cần cân nhắc chính sách phù hợp cho từng cá nhân, ở từng thời điểm khác nhau.

Vì nhu cầu của mỗi người là khác nhau, nên không thể áp dụng một quy trình cho tất cả mọi người, cũng như xuyên suốt ngày qua ngày được. Hãy cân nhắc và đưa ra những quyết định đúng đắn – đúng thời điểm.

Ví dụ một cách dễ hiểu

Đối với sinh viên mới ra trường, mức lương chỉ cần ở mức vừa đủ, nhu cầu quan trọng nhất là được học hỏi, tích lũy kinh nghiệm

Nhưng đối với nhân viên lâu lăm, vấn đề học hỏi đã không còn quá quan trọng nữa, cái nhân viên này cần là lương, thưởng, quá trình thăng tiến trong sự nghiệp.

Qua những phân tích ở trên, G-OFFICE mong rằng bạn sẽ lập được những chiến lược, những cách đáp ứng nhu cầu cho mỗi đối tượng nhân viên.

Thông qua đó, quản trị nhân viên của mình tốt hơn. Và đừng quên, tích hợp công nghệ trong quá trình quản lý, đơn cử như phần mềm quản trị doanh nghiệp G-OFFICE, phần mềm rút ngắn quá trình quản lý.

BÀI VIẾT CÙNG CHUYÊN MỤC

Quản trị nhân sự là gì? Xây dựng quy trình quản trị nhân sự hiệu quả cho doanh nghiệp

Giải mã vai trò của quản trị nhân sự trong doanh nghiệp