Hình ảnh dễ nhận biết cây đan sâm

Cây đan sâm( tên khoa học là Salvia multiorrhiza Bunge) thuộc họ Hoa môi Lamiaceae (Labiatae). Hay còn có tên gọi khác là huyết sâm, xích sâm, huyết căn. Người ta vẫn thường biết đến cây đan sâm là một trong những lọa thảo dược có nhiều tác dụng và công dụng cho con người đặc biệt phải kể đến đó là dược liệu quý chữa những chứng bệnh về tim, và máu.

Đặc điểm cây đan sâm

Tên gọi

  • Tên thông thường: Ðan sâm, Viểu đan sâm, Vử đan sâm, Vân nam thử vỹ, Huyết sâm, Xích sâm, Huyết căn, Tử đan sâm.
  • Tên dược: Radix Salviae militiorrhizae
  • Tên khoa học: Salvia miltiorrhiza Bge.
  • Họ khoa học: thuộc họ Hoa môi ( Lamiaceae)

Cây đan sâm dễ nhận biết vì đó là cây lâu năm cao tầm 30-80cm, toàn thân mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt. Đan sâm là cây thuốc nhập nội, ưa khí hậu nóng và ẩm, được trồng chủ yếu ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ.

Đặc điểm nhận dạng

  1. Lá: Lá kép, mọc đối: 3-5 lá chét, đặc biệt có thể có 7. Lá chét giữa thường lớn hơn cả. Lá kép có cuống dài, cuống lá chét ngắn có dìa. Lá chét dài 2-7,5cm, rộng 0,8-5cm. Mép lá chét có răng cưa tù. Mặt trên lá chét màu xanh, có các lông mềm màu trắng, mặt dưới màu xanh tro, cũng có lông nhưng dài hơn. Gân nổi ở mạt dưới, chia phiến lá chét thành múi nhỏ.
  2. Thân: Thân vuông trên có các gân dọc, toàn thân mang lông ngắn màu vàng trắng nhạt.
  3. Rễ: Rễ nhỏ dài hình trụ, đường kính 0,5- 1,5cm, màu đỏ nâu
  4. Hoa: Cụm hoa mọc thành chùm ở đầu cành hay ở kẽ lá, chùm hoadài 10-20cm. Hoa mọc vòng, mỗi vòng 3-10 hoa thường là 5 hoa. Hoa có tràng màu xanh tím nhạt, 2 môi, môi trên trông nghiêng hình lưỡi liềm, môi dưới xẻ 3 thuỳ, thuỳ giữa có răng cưa tròn. Hai nhị ở môi dưới,bầu có vòi dài lòi ra ở môi trên.
  5. Quả: Quả nhỏ, dài 3mm, rộng l,5mm. Mùa hoa từ tháng 5-8 (Tam Đảo) mùa quả tháng 6-9.

Bộ phận sử dụng

Sử dụng rễ, củ đan sâm

Xem thêm: Kĩ thuật trồng cây đan sâm

Tác dụng của đan sâm

  • Hỗ trợ giảm rối loạn tuần hoàn máu, làm giãn các động mạch, tĩnh mạch nhỏ; tăng tuần hoàn vi mạch.
  • Làm giảm nhồi máu cơ tim cấp tính; phạm vi vùng thiếu máu giảm đáng kể hoặc mất đi hoàn toàn.
  • Làm chất dẫn giúp ổn định màng hồng cầu; tăng sức đề kháng của hồng cầu; phòng tránh tình trạng tan máu.
  • Giúp hồng cầu tăng khả năng kéo giãn và phục hồi hình dạng nhanh hơn so với những người không dùng đan sâm.
  • Ức chế sự kết hợp tiểu cầu,chống huyết khối nhờ hoạt chất miltiron và salvinon.
  • Tốt cho tim mạch; bảo vệ cơ tim
  • Chống oxy hóa; loại bỏ các gốc tự do có hại cho cơ thể.
  • Đan sâm có tác dụng làm lưu thông máu; chống lại quá trình oxy hóa; ghóp phần hỗ trợ điều trị hiệu quả bệnh liệt dương ở nam giới, giúp máu lưu thông đến dương vật đều hơn và nhanh hơn.

Xem thêm: Công dụng và cách dùng của đan sâm

Một số hình ảnh cây đan sâm

Một số hình ảnh cây đan sâm 1

Cây đan sâm khi được ươm giống

Một số hình ảnh cây đan sâm 2

Cận cảnh lá đan sâm

Một số hình ảnh cây đan sâm 3

Nụ hoa cây đan sâm

Một số hình ảnh cây đan sâm 4

Hoa cây đan sâm

Một số hình ảnh cây đan sâm 5

Thân cây đan sâm

Một số hình ảnh cây đan sâm 6

Rễ cây đan sâm

Một số bài thuốc từ cây đan sâm

Trị bệnh phụ khoa, điều hòa kinh nguyệt:

  • Đan sâm tán: Đan sâm 20 – 40g, tán bột mịn mỗi lần 6 – 8g, chia 2 lần uống trong ngày có tác dụng điều kinh hoặc sau sanh sản dịch không ra hết. Uống với rượu nóng hoặc hòa với đường mía uống càng tốt.
  • Đan sâm 15g, Trạch lan 12g, Hương phụ 8g, sắc uống. Hoặc dùng Đan sâm, Đương qui đều 15g, Tiểu hồi 8g, sắc uống tác dụng như bài Đan sâm tán.
  • Đan sâm phối hợp với Hồng hoa, Đào nhân, Ích mẫu thảo trị đau bụng kinh

Trị đau bụng do nguyên nhân khác nhau:

  • Đan sâm ẩm( Thời phương ca quát): Đan sâm 40g, Đàn hương, Sa nhân đều 6g, sắc uống trị đau vùng thượng vị do huyết ứ khí trệ.
  • Đan sâm 12 – 20g, Xích thược 8 -12g, Nhũ hương, Một dược, Sa nhân đều 6 -10g, trị cơn đau nhiều gia thêm Diên hồ sách, huyết áp không ổn gia thêm Nhân sâm

Một số chú ý quan tâm khi dùng đan sâm chữa bệnh

Không thể phủ nhận tác dungjc ủa đan sâm so với nền y học truyền thống, tuy nhiên, bệnh nhân sử dụng đan sâm để điều trị bệnh cần quan tâm :

  • Đan sâm không thể kết hợp với Lê lô chính vì vậy dù bất cứ khi nào cũng không thể 2 loại dược liệu với nhau để điều trị bệnh, nên chú ý tránh gây hại tới sức khỏe
  • Dùng đan sâm nên chú ý tránh gây dị ứng hoặc mẫn cảm với một số thành phần trong dược liệu này
  • Bài viết chỉ mang tính tham khảo, trước khi dùng nên tham khảo ý kiến thầy thuốc chuyên môn

Source: https://final-blade.com
Category : Gái Xinh