Nếu như bạn không nắm rõ cách xử lý khi Resize (thay đổi kích thước ảnh), hoặc Crop (cắt ảnh) và tối ưu hoá tính năng xuất file trong photoshop thì bức hình của bạn sẽ rất dễ bị vỡ hình khi phóng to, và tất nhiên khi bạn đem in ấn sẽ bị lạc màu do qua trình xuất file gây nên.
Chính vì thế, hôm nay mình sẽ chia sẻ với các bạn một số thủ thuật nhỏ nhưng cực kỳ hữu ích khi xuất file ảnh trong quá trình sử dụng Photoshop.
Đọc thêm :
Tóm Tắt
#1. Resize, thay đổi kích thước ảnh trong Photoshop
+ Bước 1: Mở file ảnh mà bạn muốn thay đổi, hoặc vừa chỉnh sửa xong.
+ Bước 2: Trên thanh Menu bạn chọn Image
=> Image Size
hoặc bạn có thể sử dụng nhanh lệnh Alt + Ctrl + I
, để vào cửa sổ Image Size
. Đây cũng là cách kiểm tra độ rộng, cao và độ phân giải của một hình ảnh.
Note: Thường thì các ảnh bạn chụp bằng điện thoại hoặc các máy ảnh cầm tay độ phân giải chi tầm từ 96-150 pixels/inch, còn các bức ảnh bạn download trên mạng về như hình của mình độ phân giải đa số là 72 pixels/inch. Vấn đề độ phân giải quá thấp thì hình ảnh sẽ không được sắc nét và khi xuất file đem in ấn hoặc rữa ảnh sẽ bị hạt và vỡ, nhất là nếu bạn xuất với Size ảnh lớn.
Chuẩn mức độ phân giải ở Photoshop cho phép là 300 pixels/inch còn các thông số Width
(chiều rộng), Height
(chiều cao) bạn cũng cần căn chỉnh hợp lý không nên để quá to so với ảnh gốc.
Các thông số kỹ thuật khác giữ nguyên như hình bên dưới là đẹp .
#2. Crop, cắt ảnh trong Photoshop
+ Bước 1: Bạn chọn Crop Tool
hoặc lệnh C rồi chọn kích thước hình mà bạn muốn cắt. Thường thì có các khổ cắt quy định 3×4, 4×6, hoăc với các khổ lớn hơn là 70 x 45 chẳng hạn.
Nếu bạn muốn tìm hiểu về photoshop, đồ họạ thì nên tìm tòi thêm về những quy ước mặc định này. Ở đây mình làm ảnh nghệ thuật nên thoải mái hơn, nên mình để (chiều ngang) Width 25 cm, và (chiều cao) Height 35 cm, kéo Crop và căn chỉnh cho vừa ý rồi nhấn Enter
.
Nếu bạn lỡ tay và muốn thao tác lại thì nhấn F12
, chọn lại vùng cắt hoặc muốn huỷ vùng Crop thì nhấn Esc
nhé.
Đây là hình ảnh sau khi mình vừa thực hiện Crop
xong.
Lưu ý: Đây là mình chọn khổ mặc định về chiều rộng và chiều ngang nên hình ảnh sẽ luôn di chuyển trong khuân to, nhỏ là 25 cm chiều ngang và 35 cm chiều cao.
Còn nếu như bạn có nhu cầu để kích thước khác thì có thể bỏ chọn bằng cách nhấn Clear
như hình bên dưới nhé.
#3. Hướng dẫn Save (Lưu) file ảnh trong Photoshop chuẩn
Chúng ta hay chủ quan khi Save file ảnh bằng cách chọn định dạng JPG rồi nhấn Save
=> Ok
là xong mà không để ý tới phần ICC Profile
và Use Lower Case Extension
.
Đây là những điểm rất quan trọng để lưu sắc độ, độ nét của hình ảnh vào file lưu trữ của bạn, nếu không khi bạn mang ra in ấn hoặc rửa ảnh sẽ rất dễ dẫn đến tình trạng mất màu sắc hoặc thay đổi sắc diện của file ảnh. Chính vì vậy bạn nên chọn tích ở hai ô này trước khi Save
nhé.
Phần tiếp theo đáng chú ý nữa là khi chúng ta lưu file thường chọn ở chế độ Baseline (“Standard”)
mặc định và thanh trượt chỉ để ở mức nửa chừng.
Nếu muốn tối ưu hoá hình ảnh sau khi xuất file, tức là photoshop sẽ xử lý bớt các phần dư thừa của ảnh trong quá trình thao tác để làm giảm dung lượng file ảnh của bạn, thì bạn nên chọn Baseline Optimized
và kéo hết cỡ thanh trượt về Large file
sau đó nhấn Ok
như hình bên dưới nhé.
Đến đây thì các bạn đã hoàn toàn có thể yên tâm khi mang file ảnh của mình đi in ấn, rửa hoặc ép rồi đấy. Bạn sẽ không phải lo ngại về chuyện hình ảnh không hiển thị đúng sắc diện và độ sắc nét nữa rồi .
#4. Lời kết
OK, như vậy là mình đã chia sẽ cho các bạn một số kinh nghiệm xử lý file ảnh trước khi xuất file qua phần mềm Photoshop rồi nhé. Hi vọng với thủ thuật lưu ảnh chất lượng cao trong Photoshop này sẽ hữu ích với bạn. Chúc các bạn thành công!
Mọi vướng mắc về ứng dụng Photoshop các bạn cứ comment ở dưới mình sẽ vấn đáp. Cảm ơn các bạn đã theo dõi !
CTV: Lương Trung – Blogchiasekienthuc.com
Bài viết đạt : 4.4 / 5 sao – ( Có 22 lượt nhìn nhận )
Source: https://final-blade.com
Category: Kiến thức Internet